I. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
2. Kĩ Năng: - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là am pe, ký hiệu là A
- Sử dụng được am pe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn am pe kế thích hợp và mặt đứng am pe kế).
3. Tháy Độ: có tháy độ tích cực trong quá trình học tập, nhiệt tình trong hợp tác thảo luận nhóm.
13 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 28 - Cường độ dòng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:29
Tiết: 28
I. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: - Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
2. Kĩ Năng: - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là am pe, ký hiệu là A
- Sử dụng được am pe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn am pe kế thích hợp và mặt đứng am pe kế).
3. Tháy Độ: có tháy độ tích cực trong quá trình học tập, nhiệt tình trong hợp tác thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị:
GV: 1 pin loại 1,5v, 3v đặt trong giá đựng pin
1 bóng đèn lắp sẵn vào đế
1 am pe kế to- 1 biến trở - 5 đoạn dây
Mỗi nhóm HS: 2 pin 1,5v
1 đèn lắp vào đế
1 am pe kế
1 công tắc
5 đoạn dây
III. Tổ Chức Hoạt Động Dạy Học:
1 Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài củ:
3 Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Tình Huống Học Tập (5 phút )
GV: Dong điện qua bóng đèn khi mạnh khi yếu nên làm đèn sáng hay tối, vậy nó phụ thuộc vào đại lượng nào?
- HS: chú ý lắng nghe
HĐ2: Nhận Biết Ampe Kế (11 phút)
- Giới thiệu mạch điện hình 24.1 nêu tác dụng của các dụng cụ trong mạch điện.
- Tiến hành t/n
- GV thông báo số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạch yếu của dòng điện và là giá trị của cđdđ.
Thông báo đơn vị cường độ dòng điện.
Qsát các dụng cụ t/n nhận biết ampe kế
-HS: tiến hành thí nghiệm.
- HS: chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe và ghi bài
I. Cường độ dòng điện
1. Quan sát t/n
Nhận xét: Mạnh
Lớn
HĐ3: Rút ra kết luận ( 5 phút )
QS ampe kế trả lời C1
- Qsát số chỉ ampe kế khi đèn sáng mạnh, sáng yếu rút ra nhận xét.
KL: đèn sáng càng mạnh thì giá trị của CĐDĐ càng lớn.
HĐ4: Vẽ Sơ đồ mạch điện có ampe kế (10 phút )
Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3 theo ký hiệu
Ký hiệu ampe kế
A
Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của đèn và I qua đèn
- HS: tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3
- Một HS đọc lại nhận xét
2. Cường độ dòng điện
a. Số chỉ của ampe kế là giá trị cường độ dòng điện I cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện.
b. Đơn vị
- Ampe kế ký hiệu A
- Miliam pe mA
1mA = 0,001A
1A = 1000mA
II. Ampe kế
- Là dụng cụ để đo cđdđ
- Tìm hiểu ampe kế
- Trên mặt có ghi chữ A
HĐ5: Đo cường đọ dòng điện (10 phút )
GV: cường độ dòng điện có kí hiệu như thế nào?
GV:Y/c hs trả lời câu hỏi C1 và ghi giá trị vào bảng 1
Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện
- Cho HS các nhóm tiến hành thí nghiệm
- thảo luận nhóm hoàn thành câu C3, C4, C5?
Ký hiệu cđdđ là I
Tác dụng của ampe kế
Trả lời C1
Ghi giá trị vào bảng 1
- HS: vẽ sơ đồ
- Các nhóm tiến hành t/n đo I1, I2 và quan sát độ sáng của bóng đèn
Làm việc theo nhóm C3, C4, C5
III. Đo cường độ dòng điện
Sơ đồ mạch điện:
C2. Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
IV. Vận dụng:
C4: Ampe kế: 2(20ma) đo a (1A)
3(250) b (0,1A)
4(2A) (1,2A)
4. Củng cố: (3 phút )
- Cho HS đọc ghi nhớ
- Dòng điện càng mạnh thì tác dụng do dòng điện gây ra càng mạnh.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài và làm BT trong SBT
- Xem trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng kí duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
Tuần: 30
Tiết: 29
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết được định nghĩa của Hiệu điện thế
2. Kĩ năng: - Nắm được cách đo Hiệu điện thế bằng Vôn kế
3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bi:
1. Giáo viên: - Nguồn điện, vôn kế, công tắc, dây dẫn, bóng đèn.
2. Học sinh: - Pin, dây dẫn, bóng đèn, công tắc
III. Tiến trình tổ chức day - học:
1. ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra: (4 phút)
Câu hỏi: đổi các đơn vị đo sau:
1500 mA = … A 475 mA = … A
1,375 A = … mA 0,125 A = … mA.
Đáp án:
1500 mA = 1,5 A 475 mA = 0,475 A
1,375 A = 1375 mA 0,125 A = 125 mA.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động dạy học ( 3 phút)
tổ chức hoạt động dạy học:
trên pin có ghi 1.5V có nghĩa là gì?
- HS còn lại chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
HĐ2:Tìm hiểu hiệu điện thế 10’
Hãy thu thập thông tin ở SGK
- QS vật thật và ghi các giá trị vào câu C1
GV treo bảng phụ
Các nhóm thảo luận để trả lời C2
Đọc SGK và nêu các vấn đề hđt
- Trả lời C1
Pin tròn 1,5V
ác qui xe máy 6V
ổ lấy điện trong nhà 220v
Trả lời C2
I. Hiệu điện thế
Nguồn điện tạo ra giữa 2 cực của nó 1hđt
- Ký hiệu U
- Đơn vị vôn (V)
Milivôn mV
Klô vôn kV
1mV = 0,001V
1kv = 100V
HĐ3: Phân biệt vôn kế 10’
- Y/c hs quan sát hình
Ghi đầy đủ các giá trị vào bảng 1.
Vôn kế hình 25a.B dùng kim chỉ thị, vôn kế 25.2c hiện số.
- Ghi giá trị vào bảng 1
- Một chốt ghi dấu (+) chốt kia(-)
II. Vôn kế
Vôn kế là dụng cụ để đo hđt.
HĐ4:Đo hiệu điện thế 10’
Cho HS nhận dụng cụ t/n
Hướng dẫn t/n
So sánh kết quả t/n và số vôn ghi trên nguồn điện
Rút ra kết luận
GV: hãIV. Vận dụng:
Đổi các đơn vị sau
Nhận dụng cụ t/n
HS: chú ý lắng nghe
- Tiến hành đo hđt khi mạch hở với 1 pin, 2 pin, so sánh kết quả và rút ra kết luận
III. Đo hđt giữa 2 cực của nguồn điện khi mạch hở
- Ký hiệu vôn kế
V
C3: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
HĐ5: Vận dụng 4’
Làm việc theo nhóm
- GV: chia nhóm HS
- Gọi HS đọc câu C4
- cho HS làm câu C4, Gv thu vài kết quả
- Gọi HS đọc
câu C5
- Cho HS làm câu C5, Gv thu vài kết quả
- Gọi HS đọc câu C6
- HS: tiến hành thảo luận nhóm làm ra giấy
- Cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm còn lại nhận xét đống góp ý kiến
- HS: chú ý lắng nghe
IV. Vận dụng:
C4: Đổi các đơn vị sau:
2,5V = 2500mV
6KV = 600V
C5a. Dụng cụ là vôn kế ký hiệu chữ V cho biết điều đó.
b. GHD 30v ĐCNN 1v
c. Kín ở vị trí 1 3v
a. 2 4,2v
4. Củng cố: 2’
- Cho HS đọc ghi nhớ
- Đọc có thể em chưa biết
5. Dặn dò: 1’
- Bài tập 25.1 - 25.3 SBT
- Xem trước bài mới.
Rút kinh nghiệm
Tổ trưởng kí duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
Tuần: 31
Tiết: 30
Hiệu điện thế giữa hai đầu
dụng cụ dùng điện
I. Mục tiêu:
1. Kiến Thức: - Nêu được hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đền bằng khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Hiểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đền càng lớn thì dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn.
- Hiểu được mỗi dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.
2. Kỹ Năng: - Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
3. Tháy Độ: - Nghiêm túc trong học tập, Hợp tác trong thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị:
GV: 2 pin 1,5v có giá hộp đựng, 1 vôn kế, 1 am pe kế, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 7 đoạn dây.
Mỗi nhóm
2 pin 1,5v có giá hộp đựng
1 vôn kế
1 am pe kế
1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 7 đoạn dây
III. Tổ chức hoạt hộng day học:
1 Ổn định lớp: 1p
2 Kiểm tra bài cũ: (4’) vẽ kí hiệu, đơn vị, dụng cụ đo hiệu điện thế?
Gv: Nhận xét, cho điểm.
3 Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phần ghi bảng
HĐ1:Tổ chức tình huống học tập. 5’
Tổ chức hoạt động dạy học:
Số vôn ghi trên dụng cụ điện có ý nghĩa giống số vôn trên mỗi nguồn điện không?
- HS chú ý lắng nghe
HĐ2: Thí nghiệm 1 10’
Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 1
Trả lời câu c1
Thông báo: bóng đèn cũng như các dụng cụ khác không tự nó tạo ra hiệu điện thế giữa 2 đầu nó
Để đèn sáng phải mắc nó vào nguồn điện.
Yêu cầu hs trả lời c3
HS: chuẩn bị dụng cụ Các nhóm tiến hành thí nghiệm
trả lời câu c1
- HS chú ý lắng nghe GV thông báo
- lắng nghe
- làm câu C3
1. Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện
Khi chưa mắc vào mạch hiệu điện thế giữa 2 đầu bằng 0
2. Bóng đèn được mắc vào mạch điện
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của hiệu điện thế định mức 10’
Có thể tăng mãi hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn không ?
Trả lời C4 (cá nhân)
Trả lời c3
Không vi có thể đèn sẽ bị hỏng
Làm câu C4:
Mắc vào hiệu điện thế 2.5V (đó là hiệu điện thế bình thường).
Nhận xét
c3: không có
lớn (nhỏ)
lớn (nhỏ)
Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ là giá trị hiệu điện thế định mức.
HĐ5: Thí nghiệm 2. 7’
Hãy mắc mạch điện như sơ đồ,
Gọi HS đọc câu C5
thảo luận câu C5
Gọi HS khác nhận xét
GV chốt lại
HS đọc câu C5
Thảo luận nhóm
Trả lời c5
HS: nhận xét
HS chú ý lắng nghe, ghi bài
c5:
a, Chênh lệch mức nước dòng nước
b, Hiệu điện thế
dòng điện
c, Chênh lệch mức nước
Nguồn điện
Hiệu điện thế
HĐ6: Vận dụng 5’
Học sinh thực hiện c6, c7, c8
Trả lời c6, c7, c8
III. Vận dụng
c6, (C)
c7 (A)
c8 (C)
4. Củng Cố: 2’
- Cho HS đọc phần Ghi nhớ và có thể em chưa biết.
- GV chốt lại những kiến thức cần nắm
5. Dặn dò: 1’
- Dặn dò HS chuẩn bị cho bài báo cáo.
- Bài tập 24 - 26 SBT. Quan sát mẫu báo cáo thí nghiệm cho bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm
Tổ Trưởng Kí Duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
Tuần: 32
Tiết: 31
Thực hành
ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I – MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: - Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
2. Kĩ Năng: - Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.
3. Tháy độ: - Nghêm túc trong thực hành, Hợp tác trong thảo luận nhóm.
II – CHUẨN BỊ :
Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 nguồn điện 3V hoặc 6V;
1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A;
1 vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V;
1 công tắc;
2 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, cùng loại như nhau;
7 đoạn dây đồng có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm;
Mỗi HS chuẩn bị sẳn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài học.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 - Ổn định lớp: (1 phút)
2 – Kiểm tra bài cũ:
3 - Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:Nêu mục tiêu bài học (5 phút)
GV kiểm tr hoặc ôn tập, củng cố ở HS về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế như đã nêu ở mục I của mẫu báo cáo. Sau đó nêu thêm mục tiêu của bài này là sử dụng ampe kế, vôn kế để đo và tìm hiểu về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với một mạch điện mắc nối tiếp. Kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo.
Hs chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho tiết thực hành.
HS xem lại mục tiêu của bài thực hành hôm nay.
Tìm hiểu cách đo cường độ dòng điện.
I. Chuẩn bị
1- Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.
2- Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn.
Hoạt động 2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn. (8 phút)
GV cho các nhóm làm việc theo mục này của SGK.
GV kiểm tra việc mắc mạch kín đối với hai bóng đèn mắc nối tiếp, hướng dẫn các nhóm HS có khó khăn, đặc biệt lưu ý mắc đúng ampe kế.
C1: Ampe kế, công tắc trong mạch điện này (hình 27.1a, b) được mắc nối tiếp với các bộ phận khác.
II-Nội dung thực hành
1.Mắc nối tiếp hai bóng đèn
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng ở đoạn mạch mắc nối tiếp.(15 phút)
Đề nghị HS đóng công tắc 3 lần, ghi lại 3 số chỉ I1/, I1//, I1/// của ampe kế được mắc ở vị trí 1 (hình 27.1a SGK) và tính giá trị trung bình I1.
Đề nghị HS làm tương tự như thế khi mắc ampe kế lần lượt vào vị trí 2 và 3 (hình 27.1a SGK) và ghi các giá trị trung bình I2, I3 vào bảng 1 của mẫu báo cáo.
. GV cho các nhóm thảo luận chung với cả lớp. Sau đó khi có nhận xét thống nhất, GV đề nghị ghi đầy đủ câu nhận xét này vào mẫu báo cáo.
Hs quan sát tranh
các nhóm làm việc theo mục này của SGK
các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên
HS ghi giá trị I1 này vào bảng 1 của mẫu báo cáo.
HS thảo luận nhóm về câu nhận xét ở cuối mục 2 của mẫu báo cáo
2.Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
Nhận xét
Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3.
Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. (12 phút)
GV đề nghị HS sử dụng mạch điện đã mắc trên đây, mắc thêm vôn kế vào chốt 1 và 2 (hai đầu bóng đèn 1) như sơ đồ hình 27.2 SGK. Lưu ý HS chốt “+” của vôn kế được mắc vào điểm 1.
Khi đóng công tắc, số chỉ của ampe kế có thể sai khác chút ít so với giá trị I1, I2, hoặc I3 đã xác định ở phần trên là do mắc thêm vôn kế làm cho mạch thay đổi so với trước.
Đề nghị HS đóng, mở công tắc ba lần, ghi lại 3 giá trị U12/, U12//, U12/// của vôn kế và tính giá trị trung bình U12. Ghi giá trị U12 này vào bảng 2 của mẫu báo cáo.
GV đề nghị HS ghi câu nhận xét cuối mục 3 vào mẫu báo cáo.
Hs làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
( hs chú ý cắm đúng chốt "+" và "-" của nguồn điện và của von kế)
1: (ampe kế).
2: (ampe), (A), (nối tiếp), (dương).
1b: (vôn kế), (vôn), (V), (song song), (dương).
-HS lắng nghe giáo viên giải thích
Hs đóng mở công tắc 3 lần để xác định hiệu điện thế
Tính giá trị trung bình và gi vào bảng báo cáo
HS tiến hành tương tự khi lần lượt mắc vôn kế vào hai điểm 2, 3 và vào hai điểm 1, 3 để xác định các giá trị trung bình U23, U13 để ghi vào bảng 2 của mẫu báo cáo.
3.Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
Nhận xét
Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đẩu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn:
U13 = U12 + U23
III-Mẫu báo cáo
( sgk)
4. Củng cố: (2 phút)
- Các em có được kiến thức gì qua bài học hôm nay.
- GV chốt lại những kiến thức qua bài thực hành.
5. Dặn Dò: (2 phút)
Nhóm chuẩn bị 1 nguồn điện 3V hoặc 6V
Làm lại các bài tập vận dụng.
Làm bài tập 27.1 – 27.4 trong sách bài tập.
GV đề nghị HS chuẩn bị sẳn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài 28.
IV – RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ Trưởng Kí Duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
Tuần: 33
Tiết : 32
Thực hành
ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG
I – MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết mắc song song hai bóng đèn.
2. Kỹ năng: Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song hai bóng đèn.
3. Tháy độ: Nghêm túc trong thực hành, Hợp tác trong thảo luận nhóm.
II – CHUẨN BỊ :
1. Đối với thí nghiệm của GV có các dụng cụ như đối với mỗi nhóm HS, nhưng cần có 3 ampe kế có GHĐ 0,5A và có ĐCNN 0,01A.
2. Đối với mỗi nhóm học sinh: (lớp gồm 6 nhóm)
1 nguồn điện 3V hoặc 6V;
1 ampe kế có GHĐ 0,5A và ĐCNN 0,01A;
1 vôn kế có GHĐ 3V và ĐCNN 0,1V;
1 công tắc;
2 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, cùng loại như nhau;
9 đoạn dây đồng có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm;
Mỗi HS chuẩn bị sẳn mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài học.
III – TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1 – Ổn định lớp: (1 phút)
2 – Kiểm tra bài cũ:
3 – bài mới:
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. Nêu mục tiêu bài học (7 phút )
GV trả lại cho HS Báo cáo ở bài trước, nhận xét và đánh giá chung
GV củng cố kiến thức và kĩ năng cần có theo như mục 1 của mấu báo cáo ở cuối bài này và kiểm tra việc chuẩn bị mẫu báo cáo đó của HS.
GV thông báo yêu cầu của bài này: Tìm hiểu mạch điện song song, đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với mạch điện này.
GV lưu ý HS rằng mạch điện ở gia đình là mạch điện song song.
Hs: nhaän baøi baùo caùo vaø chuù yù nghe giaùo vieân nhaän xeùt
- HS: chuù yù laéng nghe gv cuûng coá kieán thöùc caàn nhôù ñeå thöïc haønh.
- chuaån bò maåu baùo caùo
- HS: chuù yù laéng nghe GV giôùi thieäu
Hoạt động 2: Mắc song song hai bóng đèn. (3 phút)
GV cho HS quan sát mạch điện hình 28.1a,b SGK và trả lời các câu hỏi đã nêu trong đó.
Các nhóm HS mắc mạch điện này và thực hiện những yêu cầu đã nêu trong SGK.
- HS: quan saùt tranh hình 28.1 a,b SGK vaø traû lôøi caâu hoûi C1
- HS: maéc maïch ñieän vaø thöïc hieän nhöõng yeâu caàu trrong saùch GK
1.Maéc song song hai boùng ñeøn
C1:
Hai ñieåm M, N laø hai ñieåm noái chung cuûa caùc boùng ñeøn. Caùc maïch reõ laø: M12N, M34N. Maïch chính goàm ñoaïn noái ñieåm M vôùi cöïc döông vaø ñoaïn noái ñieåm N qua coâng taéc tôùi cöïc aâm cuûa nguoàn ñieän.
Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế đối với mạch điện song song. (13 phút)
Thực hiện như yêu cầu của SGK, kiểm tra HS mắc vôn kế có đúng không?
Mỗi phép đo đóng ngắt công tắc 3 lần, lấy giá trị trung bình cộng. Ghi các giá trị trung bình cộng U12, U34, UMN vào bảng 1 của mẫu báo cáo.
Từ bảng 1 với các giá trị đo được, đề nghị HS nêu đầy đủ câu nhận xét ở cuối mục 2 của mẫu báo cáo.
- HS: làm theo hướng dẫn của GV
C2: Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn (so với cả khi hai đèn đều sáng).
C3: Vôn kế được mắc song song với đèn 1 và đèn 2.
2.Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song
Nhận xét
Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:
U12 = U34 = UMN
Hoạt động 4: Đo cường độ dòng điện đối với mạch điện song song.(14 phút)
GV đề nghị HS sử dụng mạch điện đã mắc, tháo bỏ vôn kế mắc ampe kế vào lần lượt vào các vị trí và tiến hành như đã nêu trong SGK.
GV cần kiểm tra xem mắc ampe kế có đúng không, trước khi đóng công tắc.
Mỗi phép đo cần lấy 3 giá trị và tính giá trị trung bình cộng và ghi các giá trị trung bình cộng I1, I2, I thu được vào bảng 2 của mẫu báo cáo.
GV cho các nhóm HS thảo luận, nhận xét kết quả đo từ bảng 2, lưu ý HS về sai khác (I ¹ I1 + I2) do ảnh hưởng của việc mắc ampe kế vào mạch. Nếu sự sai khác không lớn, chấp nhận I = I1 + I2. Thông báo với HS rằng nếu sử dụng ampe kế thật tốt để đo thì ta sẽ có kết quả chính xác hơn I » I1 + I2.
GV làm thí nghiệm với 3 ampe kế được mắc đồng thời để loại bỏ việc ảnh hưởng của việc mắc 1 ampe kế ở các vị trí khác nhau. Các số chỉ của các ampe kế này cho thấy rõ ràng là I = I1 + I2.
- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
- HS dựa vào sơ đồ SGK
- Mắc đúng ampe kế
HS lấy giá trị trung bình của cường độ dòng điện sau 3 lần đo
- HS thảo luận trong nhóm để đưa ra kết quả
- HS nghe GV lưu ý
- HS chú ý lắng nghe
- HS rút ra kết luận
HS chú ý lắng nghe GV thông báo
- HS chú ý quan sát giáo viên mắc đồng thời 3 ampe kế và đọc két quả
- HS: KL I=I1+I2
Từ đó đề nghị HS viết đầy đủ câu nhận xét (phần b, mục 3 của mẫu báo cáo).
3.Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song
Nhận xét
Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ:
I = I1 + I2.
III-Mẫu báo cáo
(SGK )
Hoạt động 5: Nhận xét và đánh giá công việc của HS.(3 phút)
GV đề nghị HS nêu lại các quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song.
GV nhận xét ý thức và thái độ làm việc của các nhóm HS và đánh giá kết quả việc làm của họ.
GV thu báo cáo của HS để xem xét và đánh giá.
- HS neâu laïi caùc quy luaät veà hieäu ñieän theá vaø cöôøng ñoä doøng ñieän
- HS chuù yù laéng nghe GV ñaùnh giaù keát quaû laøm vieäc
Noäp baûng baùo caùo thöïc haønh cho GV
4. Củng cố: (2 phút)
- Các em có được kiến thức gì qua bài học hôm nay.
- GV chốt lại những kiến thức qua bài thực hành.
5. Dặn Dò: (2 phút)
Làm lại các bài tập vận dụng.
Làm bài tập 28.1 – 28.5 trong sách bài tập.
Nhóm chuẩn bị nguồn điện 3V (pin).
IV – RÚT KINH NGHIỆM:
Tổ Trưởng Kí Duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
File đính kèm:
- tuần 29 - 33.doc