- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối. Giải thích được sự tạo thành chúng.
- Giải thích được vì sao có nhật thực, nguyệt thực?
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực.
II – Chuẩn bị:
- 1 bóng đèn pin, một bóng đèn dây tóc lớn.
- 1 tấm bìa làm vật cản.
- 1 màn chắn.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3 - Ứng dụng định luật truyền thằng của ánh sáng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Châu Phong Ngày 10/09/2007
GV : Lê Hồng Quân Tuần 3
Môn: Vật lý Tiết 3
Lớp 7 - Bài 3
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẰNG CỦA ÁNH SÁNG
I – Mục tiêu:
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối. Giải thích được sự tạo thành chúng.
- Giải thích được vì sao có nhật thực, nguyệt thực?
- Phân biệt được sự khác nhau giữa nhật thực và nguyệt thực.
II – Chuẩn bị:
- 1 bóng đèn pin, một bóng đèn dây tóc lớn.
- 1 tấm bìa làm vật cản.
- 1 màn chắn.
- 2 bảng phụ vẽ nhật thực và nguyệt thực.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Trình bày định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Cách biểu diễn đường truyền của ánh sáng. Vẽ hình.
- Các loại chùm sáng. Đặc điểm của chúng. Vẽ hình.
2. Tổ chức tình huống học tập: (1 phút)
- GV cho HS đọc câu hỏi ở đầu bài để tạo hứng thú tìm hiểu.
3. Hình thành khái niệm bóng tối và bóng nửa tối: (14 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
@ Trình bày các dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu 1 HS lên thực hiện TN1, các HS khác quan sát thí nghiệm.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời C1 và rút ra nhận xét.
@ Gọi 1 HS khác lên thay đèn pin bằng đèn điện to hơn.
? So sánh hiện tượng thu được với hiện tượng ở TN1.
Yêu cầu HS trả lời C2 và rút ra nhận xét.
à Quan sát thí nghiệm và hiện tượng xảy ra.
D Thảo luận nhóm.
à Quan sát thí nghiệm và hiện tượng xảy ra.
à Trên màn chắn có 3 vùng sáng.
D Thảo luận nhóm.
I – BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI:
1. TN1: (SGK)
C1:
Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
2. TN2: (SGK)
C2:
Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
4. Tìm hiểu nhật thực và nguyệt thực: (20 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
? Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất, vật nào đứng yên, vật nào quay xung quanh vật nào?
Nêu trường hợp: Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, đến lúc nào đó, MTrăng ở giữa TĐất và MTrời thì hiện tượng gì sẽ xảy ra trên TĐất?
? Ở vị trí nào thì có nhật thực toàn phần, vị trí nào nhật thực 1 phần?
Thông báo: Mặt Trăng sáng là do hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời.
? Khi Mặt Trăng đến vị trí (1), hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Yêu cầu HS vận dụng trả lời C4.
à Đọc SGK hoặc dựa vào kiến thức đã biết để trả lời.
à Có hiện tượng nhật thực, bầu trời hôm đó tối lại.
à Đọc SGK, xem hình vẽ để trả lời.
à Có nguyệt thực, Mặt Trăng không được Mặt Trời chiếu sáng.
II – NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC:
* Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
* Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (5 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
Yêu cầu HS đọc và trả lời C5,C6.
& Tổng kết và củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Trình bày định luật truyền thẳng của ánh sáng.
H Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.
à Hoạt động cá nhân.
à Xem Ghi nhớ.
III – VẬN DỤNG:
C5:
Bóng tối và bóng nửa tối thu bị hẹp dần lại. Khi tấm bìa gần màn chắn thì bóng nữa tối biến mất, chỉ còn bóng tối.
C6:
Vì kích thước nguồn sáng của đèn ống lớn, nên khi ta che thì ánh sáng từ đèn vẫn còn tạo ra ít nhât là bóng nữa tối, nên ta vẫn đọc sách được. Còn đèn dây tóc có kích thước nguồn sáng nhỏ, không tạo ra bóng nữa tối được mà chỉ tạo ra bóng tối nên ta không thể đọc sách được.
File đính kèm:
- Ly 7 tiet 3.doc