I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được sự nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
- Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch
- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2. Kĩ năng:
- Có ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với điện
3, Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 33 - An toàn khi sử dụng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 33
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được sự nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người.
- Nêu được tác dụng của cầu chì trong trường hợp đoản mạch
- Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.
2. Kĩ năng:
- Có ý thức cẩn thận khi tiếp xúc với điện
3, Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nguồn điện, vôn kế, ampe kế, bóng đèn, công tắc, dây nối
2. Học sinh: Kiến thức mới:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định: 1p
2/ Bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Trắc nghiệm: (3đ)
Hiệu điện thế được kí hiệu như thế nào?
a. T b. I c. U d. H
Cường độ dòng điện được kí hiệu như thế nào?
a. T b. I c. U d. H
Đơn vị của cường độ dòng điện là gì?
a. A b. N c. J d. V
Ampe kế chỉ giá trị 200mA, giá trị đó bằng bao nhiêu A
a. 0,02A b. 0,2A c. 2A d. 20A
2,5V bằng bao nhiêu mV?
a. 2500mV b. 250mV c. 0,025mV d. 0,25mV
Đơn vị của hiệu điên thế là:
a. A b. kA c. km d. kV
Tự luận: (7đ)
1. Viết công thức tính hiệu điện thế và cường độ dòng điện của đoạn mạch có 2 đèn mắc nối tiếp?
2. Hai bóng đèn được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 12 (V), cường độ dòng điện qua mỗi đèn là 0,4A.Hãy tính hiệu điện thế của mỗi đèn và cường độ dòng điện qua mạch chính khi chúng mắc song song.
Đáp án + Điểm:
A. Trắc nghiệm: (mỗi câu chọn đúng được 0,5đ)
1-c; 2-b; 3-a 4-b 5-a; 6-d
B. Tự luận:
1. - Công thức tính hiệu điện thế: U= U1 + U2 (1,5đ)
- Công thức tính cường độ dòng điện: I = I1 = I2 (1,5đ)
2. Do 2 đèn mắc song song nên ta có: U1 = U2 = U = 12 V (2đ)
I= I1 + I2 = 0,4 + 0,4 = 0,8A (2đ)
3/ Bài mới
Hoạt động 1: Tạo tình huống 1p
GV đặt vấn đề như ở SGK và chú ý với HS số Vôn này có gì khác với số Vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện đi qua cơ thể người: 10p
Y/c HS đọc SGK nắm thông tin về cách thực hiện TN và y/c cần rút ra
-GV phát dụng cụ và hướng dẫn cho các nhóm thực hiện TN
-Y/c HS trả lời C1
-GV hướng dẫn đọc SGK và ghi nhận
HS đọc SGK, nắm thông tin và y/c của TN
-HS làm TN theo nhóm, rút ra nhận xét
-HS trả lời C1 và ghi nhận
-HS đọc SGK và nắm thông tin về TN
- Nhận xét và ghi nhận
I. DÒNG ĐIỆN ĐI QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM:
1/dòng điện có thể đi qua cơ thể người:
Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể.
2/ Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người:
- dòng điện có cường độ trên 25mA đi qua ngực gây tổn thương tim.
- Hiệu điện thế an toàn cho ngươig là dưới 40V.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch: 8p
Y/c HS đọc tiếp phần thông tin ở SGK về giá trị hiệu điện thế định mức của dụng cụ dùng điện
-GV chốt lại kiến thức về giá trị hiệu điện thế định mức
-Y/c HS trả lời C3
-Y/c HS trả lời C4
-Y/c HS quan sát hình 26.3 và trả lời C%
HS theo dõi HD của GV, trả lời các câu hỏi đặt ra
-Thực hiện mắc dụng cụ theo đúng sơ đồ và thực hiện TN rút ra kết quả điền vào bảng 1
-HS nhận xét và tìm từ trả lời cho C3: Khi bị đoản mạch xảy ra với mạch, cầu chì nóng lên, chảy, bị đứt và ngắt mạch.
-HS trả lời C4: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt.
-HS quan sát hình và trả lời C5: 1,2A và 1,5A
II. HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ:
Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lơn hơn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 7p
- Cho hs đọc thông qua nội dung SGK
-Cho đại diện các nhóm trả lời và tổ chức các nhóm khác thảo luận nhận xét
Đọc SGK và ghi nhận
- C6: Tùy theo hs
III. CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN:
SGK
4/ Củng cố: 2p
Dòng điện giới hạn qua cơ thể người được quy định như thế nào?
Hiện tượng đoản mạch là gì?
Khi sử dụng điện ta cần thực hiện các quy tắc an toàn điện như thế nào?
5/ Dặn dò: 1p
Học bài theo phần ghi nhớ
Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”
Làm các bài tập trong SBT
Xem trước bài tổng kết chương III
IV. RÚT KINH NGIỆM
Tổ Trưởng Kí Duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
File đính kèm:
- tuần 34.doc