Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 33 - Bài 29 - An toàn khi sử dụng điện (tiếp theo)

1. Kiến thức : + Biết giớihạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.

2. Kỹ năng : + Rèn kĩ năng lắp mạch điện như sơ đồ hình vẽ.

3. Thái độ : + Luôn có ý thức sử dụng an toàn điện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 34 - Tiết 33 - Bài 29 - An toàn khi sử dụng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Ngày soạn 14/04/2011 Tiết 33 Ngày dạy Bài 29. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I MỤC TIÊU : Kiến thức : + Biết giớihạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Kỹ năng : + Rèn kĩ năng lắp mạch điện như sơ đồ hình vẽ. Thái độ : + Luôn có ý thức sử dụng an toàn điện. II. CHUẨN BỊ : + Mỗi nhóm HS: 2 pin1,5 V. 1 mô hình người điện, 1 công tắc , 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế, 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A. 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện. + Đối với GV: 1 bút thử điện, 2 pin1,5 V. 1 mô hình người điện, 1 công tắc , 1 bóng đèn pin, 1 ampe kế, 1 cầu chì loại ghi dưới hoặc bằng 0,5A. 5 đoạn dây nối có vỏ bọc cách điện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định lớp. Kiểm tra + Nêu các tác dụng của dòng điện. + Dòng điện qua cơ thể người có hại hay có lợi? Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì? Bài mới. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. (5 phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Kể một câu chuyện về một người sơ ý cầm phải đầu dây điện ngoài đường bị đứt nên bị điện giật chết ngất phải đưa đi cấp cứu và nêu câu hỏi: + Vậy điện giật là gì? có nguy hiểm gì? Làm thế nào để tránh được nguy hiểm khi làm việc với điện. HS láng nghe và co thể trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nguy hiểm khi có dòng điện chạy qua cơ thể người ( 10 phút) GV: Ta đã biết dòng điện có tác dụng sinh lí. Hãy nhắ lại xem do tác dụng sinh lí mà dòng điện có thể gây ra nguy hiểm gì cho con người. + Vậy cơ thể người là vật dãn điện hay vật cách điện? Có phải người chạm vào phải bật kì nguồn điện nào cũng bị nguy hiểm không? Các em vẫn làm thí nghiệm với các pin 3V-6V. có thấy dòng điện gây tác dụng sinh lí lên có thể miành không? GV: Thông báo: Cơ thể người bình thường là vật dẫn điện. GV: Minh họa bằng mô hình “người điện” như hình 29.1 SGK. GV: Yêu cầu HS tự đọc SGK và nêu lên giới hạn nguy hiểm đối với cơ thể người khi có dòng điện chạy qua về cường độ dòng điện và hiệu điện thế. + Vì sao khi chạm vào các nguồn điện là pin và acquy thì ta chưa bị nguy hiểm? II. DÒNG ĐIỆN CÓ THỂ ĐI QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV. + Dòng điện khi đi qua cơ thể người có thể làm cho các cơ co giật, tim ngừng đập, ngạt thở. HS: Hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi của GV. + Có dòng điện chạy qua cơ thể , khi cơ thể chạm vào mạch điện ở bất kì vị trí nào. Với cường độ dòng điện trên 70mA : Với hiệu điện thế 40V. + Vì hiệu điện thế của pin và acpuy thấp hơn nhiều ( 3V – 12V.) so vơi giaói hạn nguy hiểm. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì.(17 phút) GV: Mắc mạch điện và làm TN về hiện tượng đoản mạch như hướng dẫn SGK. GV: Yêu cầu HS quan sát ghi lại số chỉ của ampe kế và trả lời câu C1. GV: Yêu cầu HS nhớ lại các tác dụng của dòng điện và thảo luận nhóm về tác hại của hiện tượng của đoản mạch. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về cầu chì đã được học. GV: Làm TN đoản mạch như sơ đò hình 29.3. Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra với cầu chì khi xảy ra hiện tượng đoản mạch. GV: Liên hệ thực tế hiện tượng đoản mạch như vỏ bọc day dẫn bị hở. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về cầu chì qua quan sát hình 29.4 và cầu chì thật nêu ý nghĩa con số ghi trên cầu chì? GV: Yêu cầu HS trả lời câu C4.. II. HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ. HS: Quan sát GV làm TN, ghi lại số chỉ cuả ampe kế, thấy được khi bị đoản mạch số chỉ ampe kế lớn hơn nhiều lúc bình thường. HS: Thảo luận nhóm hoàn th ành câu C1. C1. Bóng đèn bút thử điện sáng khi đưa đầu bút tiếp xúc với dây nóng của ổ lấy điện và tay phải tiếp xúc với chốt cài hay đầu kia bằng kim loại của bút thử điện. C2: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn. HS: Thảo luận nhóm tìm hiểu tác hại của hiện tượng đoản mạch. HS: Quan sát TN do GV tiến hành để trả lời câu C3. C3: Khi đoản mạch dây chì nóng đỏ, chảy đứt và ngắt mạch bóng đèn được bảo vệ. HS: Hoạt động cá nhân tìm hiểu ý nghĩa của con số ghi trên cầu chì. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4. C4: Cường độ dòng điện qua bóng đèn vào khoảng 0,1A đến 1A vì vậy phải chọn cầu chì có ghi số 1,2A. Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện khi sử dụng điện (5 phút) GV: Yêu cầu HS đọc phần III và hoàn thầnh bài tập điền vào ô trống , hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. GV: Gọi 1 HS lên bảng điền vào chỗ trống trên bảng phụ. III CÁC QUY TẮC AN TOÀN ĐIỆN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN. HS: Hoạt động cá nhân đọc phần III , thảo luận nhóm, hoàn thành các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Hoạt động 5: Vận dụng (5 phút) GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C6. IV. VẬN DỤNG. HS: Hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm hoàn thầnh câu C6. C6. -Ở hình 29.5a. lõi dây điện có chỗ hở nếu vô ý chạm phải có thể bị điện giật và là nguy hiểm. Cách khắc phục: Dùng băng dính cách diện bọc chỗ hở lại (khi bọc phải ngắt điện) - Hình 29.5b. Nắp cầu chì ghi là 2A lại nối bằng dây chì 10A là quá mức định => do sự cố, dòng điện tròn mạchcó cường độ 9A, dây chi chưa đút còn dụng cụ dùng cầu chì này có thể bị hỏng. Cách khắc phục: Chỉ dùng dây chì có ghi số 2A để mắc vào nắp cầu chì. - Hình 29.5c. Người phụ nữ đang thay hay sửa bóng đèn thì em nhỏ lại đóng (ngắt) cộng tắc điện, nếu đóng công tắc thì dòng điện có thể đi qua người phụ nữ và không an toàn điện do chân chị tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Cách khắc phục: Không được đóng công tắc khi đang sửa điện. Khi sửa phải đứng trên 1 vật cách điện với đất và sàn nhà. 4. Củng Cố : (2 phút) + GV: Yêu cầu HS đọc phần “ghi nhớ” + Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. + Khi nào thì hiện tượng đoản mạch xảy ra? Con số ghi trên mỗi cầu chì cho ta biết điều gì? 5. Dặn dò. ( 1phút) + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C6 vào vở học. + Làm bài tập trong SBT. + Trả lời phần tự kiểm tra trong bài ôn tập chương 3. Chuẩn bị cho tiết học sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Duyệt của tổ chuyên môn

File đính kèm:

  • docli 7 tuan 34.doc