Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4 : Định luật phản xạ ánh sáng (tiếp theo)

  Qua TN nghiên cứu : Đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. Xác địng tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm. Phát biểu phản xạ ánh sáng.

  Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn.

  Trung thực tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, hợp tác nhóm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 4 - Bài 4 : Định luật phản xạ ánh sáng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Ngày soạn: 27/09/05 Tiết 4 Ngày dạy: 29//09/05 Bài 4 : định luật phản xạ ánh sáng I. mục tiêu: Qua TN nghiên cứu : Đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng. Xác địng tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm. Phát biểu phản xạ ánh sáng. Biết ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý muốn. Trung thực tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, hợp tác nhóm. II. chuẩn bị : 1. Giáo viên : * Cho mỗi nhóm HS: - Một gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng; một đèn pin có màn chắn đục lỗ để tạo ra tia sáng(chùm sáng hẹp song song) - Một tờ giấy kẻ ô vuông. * Cho GV : Hình 4.2 mô phỏng. Gương phẳng 2. Học sinh : Xem bài trước ở nhà . III.Phương pháp : - Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan. - Nêu và giải quyết vấn đề . - Thực hành. IV. Tiến trình : 1/. ổn định lớp: 2/. Kiểm tra bài cũ (5p') HS1: Thế nào là vùng bóng tối, vùng tối, vùng bóng nửa tối, bóng nửa tối? HS2: Hiện tượng nhật thực xảy ra khi nào ? Thế nào là nhật thực toàn phần, nhật thực 1 phần ? 3/. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút). GV: Dùng đèn pin chiếu 1 tia sáng lên một gương phẳng đặt trên bàn nằm ngang, chỉ cho học sinh thấy vệt sáng bị hắt lại tại 1 điểm A. ?: Ta phải đặt đèn pin như thế nào để tia sáng bị hắt lại đến đúng 1 điểm B trên tường ? Yêu cầu mỗi nhóm học sinh dùng dèn pin và gương phẳng để làm thí nghiệm. HS : Làm thí nghiệm theo nhóm (Rất khó khăn) GV : Muốn thực hiện được thí nghiệm theo yêu cầu trên thì ta phải tìm mối liên hệ giữa tia sáng từ đèn chiếu lên gương (gọi là tia tới) và tia sáng hắt lại (gọi là tia phản xạ). Đó là nội dung của bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Nhận biết gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng (3p'). GV : Không đưa ra định nghĩa gương phẳng. Chỉ đưa ra 1 gương soi bình thường. ?: Vật này gọi là gì? Dùng để làm gì? HS : Trả lời. GV : Bổ sung: Đó là cái gương phẳng để soi hình của mình hay của các vật khác trong gương. Hình mà ta nhìn thấy trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Yêu cầu học sinh trả lời câu C1. HS : Thảo luận nhóm nhỏ, trả lời C1. * Hoạt động 3: Sơ bộ nhận biết hiện tượng phản xạ áng sáng (3 phút). GV : Tổ chức cho học sinh quan sát kĩ thí nghiệm ở hình 4.1 để tìm hiểu xem khi chiếu 1 tia sáng lên 1 gương phẳng thì sau khi gặp gương tia sáng bị hắt lại theo nhiều hướng hay 1 hướng xác định. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. Tìm cách đánh dấu tia tới và tia phản xạ rút ra nhận xét. ( tia sáng bị hắt lại theo 1 hướng xác định) GV: Thông báo thuật ngữ mới: Tia tới, tia phản xạ, hiện tượng phản xạ. HS: Nắm bắt các khái niệm. *Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật phản xạ ánh sáng. Quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng (20 phút). 1. GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm như hình 4.2, quan sát tia tới SI và tia phản xạ IR. ?: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ? HS: Trả lời (Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tờ giấy). ?: IR có nằm cùng trên cùng 1 mặt phẳng với tia tới SI không ? mặt phẳng đó liên hệ với mặt gương thế nào ? HS: Thảo luận chung ở lớp, trả lời. (IR nằm trên cùng 1 mặt phẳng với tia tới SI. Đó là mặt phẳng tờ giấy đặt vuông góc với mặt gương) GV: Thông báo: Mặt phẳng tờ giấy chứa 2 đường thẳng đã biết: đường thẳng trùng với tia tới SI và đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ở điểm tới gọi là đường pháp tuyến với mặt gương tại điểm tới I. Yêu cầu học sinh trả lời câu C2 và điền vào kết luận. HS: Thảo luậu nhóm trả lời. 2. GV: Thông báo cho HS biết phương của tia tới và phương của tia phản xạ được xác định như thế nào. HS: Tiếp thu ghi vở. Ta đã biết SI, IR và IN đều nằm trên cùng 1 mặt phẳng. Vậy bây gìơ chỉ cần tìm mối quan hệ giữa i và i': Hãy quan sát thí nghiệm và dự đoán mối liên hệ giữa i và i' rồi làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán với 3 giá trị khác nhau của góc tới i. Dùng thước đo để đo góc i và i'. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả vào bảng kết quả. GV: Yêu cầu học sinh tìm từ thích hợp điền vào kết luận trong SGK. *Hoạt động 5: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng (2 phút) GV: Thông báo: Người ta đã làm thí nghiệm tương tự như trên trong các môi trường trong suốt và đồng tính khác như dầu, nước, ... và đều đạt được kết luận giống nhau như trong không khí. Do đó 2 kết luận trên được coi là nội dung của định luật. Yêu cầu học sinh phát biểu lại 2 kết luận coi là 2 phần của định luật. HS: Phát biểu định luật. * Hoạt động 6: Biểu diẽn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ: GV: Thông báo cách biểu diễn gương phẳng và các tia sáng. HS: Tiếp thu và thực hiện câu C3 * Hoạt động 7: Vận dụng (5 phút) Yêu cầu học sinh làm câu C4. HS: Vẽ lên giấy nháp, GV gọi 1 vài HS lên bảng vẽ. GV: Hướng dẫn câu b. Đầu tiên vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR . Tiếp theo vẽ đường phân giác của góc SIR . Đường phân giác IN này chính là pháp tuyến của gương. Cuối cùng vẽ gương vuông góc với IN. Bài 4 : định luật phản xạ ánh sáng I/. Gương phẳng: 1. Quan sát: Hình 4.1 SGK trang 12. Hình của vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương. 2. Gương phẳng: Là 1 mặt phẳng nhãn, bóng. Ví dụ: Gương soi. C1: Mặt kính, mặt gạch hoa bóng láng, mặt nước yên lặng, ... II/. Sự phản xạ ánh sáng: 1. Thí nghiệm: Hình 4.1 SGK trang 12. 2. Kết luận: - Tia tới truyền tới 1 gương phẳng, bị hắt lại theo 1 hướng xác định gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. - Tia sáng truyền tới gương là tia tới. Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ. III/. Định luật phản xạ ánh sáng: */ Thí nghiệm: Hình 4.2 SGK trang 12. 1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào ? + Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại tia tới. 2. Phương của tia phản xạ quan hệ như thế nào với phương của tia tới ? - Phương của tia tới được xác định bằng góc nhọn SIN = i gọi là góc tới. - Phương của tia phản xạ dược xác định bằng góc nhọn NIR = i' gọi là góc phản xạ. + Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 3. Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại tia tới - Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ: SGK/13 C3: IV/. Vận dụng: C4. a. b. * Ghi nhớ : SGK/14 4/. Củng cố: - Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng ? - Nhắc lại quy ước về hìmh vẽ ? - Bài tập: 4.2 SBT/6 ( Câu C) 5/. Dặn dò: - Học bài trong vở ghi và ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 4.3 ,4.4 SBT/6. - Chuẩn bị bài 5: ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng.

File đính kèm:

  • docTiet 4 - bai 4.doc