Luyên tập vẽ ảnh của các vật có dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
Tập xác điịnh vùng nhìn thấy trong gương ( thị trường).
rung thực tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, hợp tác nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên :
* Cho mỗi nhóm HS:
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6 : Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 11/10/05
Tiết 6 Ngày dạy: 13/10/05
Bài 6 : Thực hành:Quan sát và vẽ ảnh
của 1 vật tạo bởi gương phẳng
I. mục tiêu:
Luyên tập vẽ ảnh của các vật có dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.
Tập xác điịnh vùng nhìn thấy trong gương ( thị trường).
Trung thực tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm thí nghiệm, hợp tác nhóm.
II. chuẩn bị :
1. Giáo viên :
* Cho mỗi nhóm HS:
- 1 gương phẳng có giá đỡ thẳng đứng; 1 bút chì, 1 thước chia độ.
2. Học sinh :
- Xem bài trước ở nhà .
- Chép sẵn 1 bản báo cáo, trong đó có các hình vẽ không hoàn chỉnh(H6.3 SGK).
III.Phương pháp :
- Nêu và giải quyết vấn đề .
- Thực hành và quan sát theo nhóm.
IV. Tiến trình :
1/. ổn định lớp:
2/. Kiểm tra bài cũ : Lồng ghép trong bài
3/. Bài mới:
Giới thiệu : Bài trước chúng ta đă biết được đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành để quan sát và vẽ ảnh ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng.
* Hoạt động 1(5p') : Giới thiệu 2 nội dung của bì thực hành.
Phần I: Các em hoàn toàn tự lực rèn luyện kí năng bố trí TN để tạo ra ảnh có tính chất qui định trước ( song song , cùng chiều với vật ....).
Phần II: Xác định vùng nhìn thấycủa gương.
* Hoạt động 2 (15p'): Yêu cầu từng HS tự thực hiện phần thứ nhất : Xác định ảnhcủa 1 vật tạo bởi gương phẳng.Trả lời câu C1.
GV: Hướng dẫn: Cầm 1 cái bút chì đặt trước gương phẳng. Thay đổi vị trí của cái bút cho đến khi thu được ảnh trong gương theo yêu cầu cho trước:
- Song song , cùng chiều với vật (H1).
- Cùng phương, ngược chiều với vật (H2).
Sau đó vẽ hình tương ứng xem có phù hợp không.
HS: Làm việc cá nhân dưới sự HD của GV.
H1 H2
* Hoạt động 3 (20p'): Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.
GV: Tổ chức cho HS lần lượt làm câu C2 , C3 , C4.
HS: Thực hiện.
+ Sau khi HS thực hiện xong C2 , GV đưa ra thuật ngữ " Vùng nhìn thấy của gương".
Không xác định rõ ràng, chỉ yêu cầu HS chỉ ra được 2 điểm P và Q xa nhất ở 2 bên mép gương mà HS đó nhìn thấy.
+ Dựa trên TN trả lời C3.
+ C4 xem như 1 bài tập kết hợp kĩ năng vẽ ảnh và xác định xem điểm đó nằm trong vùng nhìn thấy của gương phẳng không.
HD: - Vẽ ảnh M' của M tạo bởi gương phẳng.
- Kẻ đường thẳng M'O.
- Nếu M' cắt mặt gương ở I thì MI là tia tới, cho tia phản xạ IO lọt vào mắt và ta nhìn thấy M.
Nếu M'O không cắt mặt gương thì không có tia tới MI nào cho tia phản xạ lọt vào mắt, nên ta không nhìn thấy M.
(Tương tự với điểm N.)
Sau khi giải bài toán, HS vẽ hình và ghi vào bản báo cáo.
* Hoạt động 4 (4p'): Tổng kết
1. GV thu báo cáo.
2. GV nhận xét về tinh thần, thái độ, phối hợp trong nhóm và sơ bộ đánh giá kết quả thực hành.
* Hoạt động 5 (2p'): Dặn dò
- Viết lại mẫu báo cáo vào vở bài tập.
- Chuẩn bị bài 7: Gương cầu lồi.
Rút kinh nghiệm:
Mẫu báo cáo thực hành
Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng
Họ và tên: ......................................................... Lớp : .......................
1. Xác định ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng:
C1:
a. Đặt bút chì song song với mặt gương, sẽ cho ảnh song song và cùng chiều với vật (H1).
b. Đặt bút chì vuông góc với mặt gương sẽ cho ảnh cùng phương nhưng ngược chiều với vật (H2).
H1 H2
2.Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng:
C2: PQ là vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C3: Di chuyển gương từ từ ra xa mắt, bề rộng nhìn thấy của gương sẽ giảm.
C4: - Vẽ ảnh của 2 điểm M,N vào H3.
H3
- Không nhìn thấy điểm N vì nằm ngoài vùng nhìn thấy của gương phẳng.
- Nhìn thấy điểm M vì nằm trong vùng nhìn thấy của gương phẳng.
File đính kèm:
- Tiet 6 - bai 6.doc