Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 - Gương cầu lồi (tiết 4)

1. Kiến thức:

+ Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi.

+ Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

+ Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.

2. Kỹ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi.

Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệm đã làm để tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lồi

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 - Gương cầu lồi (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn: 21/09/2011 Tiết: 7 Ngày dạy Bài 7. GƯƠNG CẦU LỒI I MỤC TIÊU: Kiến thức: + Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi. + Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. + Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi. Kỹ năng: Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi. Thái độ: Biết vận dụng được các phương án thí nghiệm đã làm để tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của một vật qua gương cầu lồi. II. CHUẨN BỊ: 1 gương cầu lồi, một gương phẳng có cùng kích thước; 1 cây nến, diêm đốt nến. 1 gương cầu lồi trong suốt; 2 cây nến bằng nhau, 1 bao diêm. HS đọc trước bài. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra + Trình bày tính chất của gương phẳng? + Vì sao biết ảnh của gương phẳng là ảnh ảo? HS: Lên bảng trả lời câu hỏi của GV. + Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. + Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. + Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau. 3. Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV: Đưa ra cho HS quan sát một số vật có mặt ngoài nhẵn bóng và cong như muôi múc canh, thìa, vung nồi nhựa, hay inốc, bình cầu thủy tinh … GV: Yêu cầu HS cho biết ảnh nhìn thấy trên các dụng cụ ấy có giống ảnh tạo bởi gương phẳng không? + Đó là những gương nhưng không phẳng mà có mặt cong. Anh do chúng tạo ra rất phức tạp. Hôm nay ta chỉ xét loại gương đặc biệt có dạng hình cầu: gương cầu lồi và gương cầu lõm. HS: Mỗi nhóm HS quan sát một dụng cụ và cho biết ý kiến: + Có nhìn thấy ảnh. + Ảnh to hơn vật, ảnh nhỏ hơn vật,ảnh bằng vật. Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi GV: Hướng dẫn HS quan sát nhận biết gương cầu lồi, nhận xét xem mặt phản xạ của gương có đặc điểm gì? GV: Yêu cầu HS quan sát sơ bộ ảnh của chính mình trong gương , thấy có đặc điểm gì giống và khác nhau so với ảnh tạo bởi gương phẳng? GV: Yêu cầu HS bố trí TN như hình 7.1 SGK để quan sát được chính xác hơn. Yêu cầu HS trả lời câu C1. GV: Yêu cầu HS tiến hành bố trí TN như hình 7.2 để kiểm tra dự đoán. GV: Hướng dẫn HS bố trí TN như hình 7.2 SGK. GV: Nêu phương án so sánh ảnh của vật qua hai gương. Ảnh thật hay ảnh ảo ? GV: Yêu cầu HS dựa vào quan sát, rút ra kết luận. hoàn chỉnh câu kết luận. I. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI. 1. Quan sát: + Mặt ngoài có một phần hình cầu nhẵn bóng. HS: Làm việc theo nhóm tiến hành quan sát sơ bộ ảnh của chính mình trong gương. HS: Bố trí TN như hình 7.1 SGK và tiến hành trả lời câu C1: C1: + Ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). + Ảnh bé hơn vật. 2. Thí nghiệm kiểm tra. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm để rút ra nhận xét về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. + Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. + Ảnh nhỏ hơn vật Hoạt động 3: Xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. GV: Đặt vấn đề: Cũng giống như khi nhìn vào gương phẳng. Khi ta nhìn vào gương cầu lồi ta chỉ nhìn thấy một khoảng không gian nhất định ở trước gương gọi là vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. GV: Yêu cầu HS bố trí TN như hình 7.3 và chỉ dẫn trong SGK để so sánh bề rộng của vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và của gương phẳng có cùng kích thước đặt cách mắt cùng một khoảng. GDMT: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn. ở vùng núi đường hẹp người ta đặt các gương cầu lồi để người lái xe dễ quan sát đường và các phương tiện… việc làm này giảm tai nạn giao thông. II. VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI. HS: Tiến hành TN theo nhóm và thảo luận trả lời câu C2 hoàn chỉnh câu kết luận trong SGK. Kết luận: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. Hoạt động 4: Vận dụng GV: Hướng dẫn HS quan sát vùng nhìn ở chỗ khuất qua gương phẳng và gương cầu lồi. Để trả lời câu C3 trong SGK. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 7.4 SGK trả lời câu hỏi C4 và giải thích. GV: Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết” III. VẬN DỤNG. HS: Hoạt động cá nhân quan sát vùng nhìn ở chỗ khuất qua gương phẳng và gương cầu lồi. Và trả lời câu C3 theo hướng dẫn của GV. C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vì vây giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở phía sau. HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C4. C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn. 4. Củng Cố: + Nêu tính chất ảnh của một vật được cấu tạo bởi gương cầu lồi. + So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi. 5. Dặn dò. + Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C4 vào vở học. + Làm bài tập 7.1 đến 7.4 trong SBT. + Về nhà chuẩn bị trước bài 8 để tiết sau học. IV. Rút kinh nghiệm. Duyệt của tổ chuyên môn 27/09/2010 Nguyễn Hoàng Khải Duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docli 7 tuan 7.doc