Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học

- Ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực dựa vào định luật phản xạ ánh sáng Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Nêu và giải thích các ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: QUANG HỌC Tuần 9 Tiết 9 Ns:29/10/07 Mục tiêu: Kiến thức: Ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Giải thích được hiện tượng nhật thực, nguyệt thực dựa vào định luật phản xạ ánh sáng Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng so sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. Nêu và giải thích các ứng dụng của gương cầu lồi, gương cầu lõm trong cuộc sống. Kỹ năng: Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. Chuẩn bị: Cả lớp: 1 bảng phụ ghi nội dung ô chữ ở hoạt động 4. Mỗi nhóm học sinh: 1 phiếu bài tập giải ô chữ ở hoạt động 4. Hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung ghi bảng HĐ1: KIỂM TRA + GIỚI THIỆU (5’): -Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm? Trình bày sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm? Kể ra một ứng dụng của gương cầu lõm và giải thích? ĐVĐ: Hôn nay chúng ta sẽ ôn tập, Tổng kết các kiến thức từ bài 1 đến bài 8 chuẩn bị tiết sau làm bài kiểm tra. -Trả bài, học sinh dưới lớp nghe và nhận xét. Bài 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1: QUANG HỌC HĐ2: TRẢ LỜI CÂU HỎI MỤC I.TỰ KIỂM TRA (15’) HS1: Trả lời câu 1,2,3,4 trang 25 sgk. HS2: Trả lời câu 5,6 trang 25 sgk. HS3: Trả lời câu 8,9 trang 25 sgk. -Trong thời gian học sinh trả bài giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của 3 hoặc 4 học sinh khác. -Hs trả lời xong Gv hướng dẫn sữa từng câu và thống nhất đáp án. -Hỏi thêm một số câu hỏi phụ ở mỗi câu: +Câu1: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ? +Câu3: Trong môi trường trong suốt và không đồng tính thì ánh sáng có thể truyền theo đường nào? lúc đó sẽ có hiện tượng gì xảy ra? +Câu 4: Làm cách nào để trồng được 3 cây trụ thẳng hàng mà không cần thước. Ta quan sát được nhật thực toàn phần, một phần ở đâu? Khi nào xảy ra nguyệt thực? +Câu 9: Kể ra các ứng dụng của gương cầu lôì và gương cầu lõm mà em biết và giải thích tại sao người ta lại dùng chúng vào ứng dụng đó? -Lên bảng ghi các đáp án. Các học sinh ở dưới lớp chú ý theo dõi phần trình bày của bạn, nêu nhận xét. -Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. VD:Mặt Trời, bóng đèn đang sáng... Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. VD:Mặt Trời, Mặt Trăng, mảnh giấy trắng… -Đường cong, xảy ra hiện tượng ảo ảnh thường thấy ở sa mạc hoặc trên biển. -Dùng mắt ngắm cây trụ thứ nhất không thấy cây trụ thứ hai và thứ ba. Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chổ có bóng tối (hay bóng nữa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng bị Trái Đất che khuất không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời. -Gương cầu lồi làm kính chiếu hậu, gương cầu lõm làm pha đèn pin……. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước…… I.Tự kiểm tra: 1.C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. 2.B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. 3….trong suốt….đồng tính…đường thẳng. 4…tia tới….pháp tuyến của gương tại điểm tới……góc tới. 5.Là ảnh ảo, độ lớn của ảnh bằng vậ, khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. 6.Giống: Đều là ảnh ảo. Khác: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn vật, ảnh tạo bởi gương phẳng bằng vật. 7.Khi vật ở gần gương. Aûnh này lớn hơn vật. 8.Tuỳ phương án của học sinh. HĐ2: TRẢ LỜI MỤC II.VẬN DỤNG ( 15’): - Câu C1> Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ. Học sinh dưới lớp vẽ vào vở. -Yêu cầu các học sinh khác nhận xét bổ sung. -Gv chốt lại. -Câu C2> Lưu ý ba gương đó có kích thước bằng nhau. -Câu C3> Muốn nhìn thấy bạn phải có điều kiện gì? -Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C1. a> Có thể vẽ ảnh theo cách: +Lấy S1’ đối xứng S1 qua gương. + Lấy S2’ đối xứng S2 qua gương. b>Lấy 2 tia tới từ S1 và S2 đến 2 mép gương tìm 2 tia phản xạ tương ứng. c>Vùng nhìn thấy: IR1 đến KR4 C2> -Giống nhau: đều là ảnh ảo. -Khác nhau: Ảnh ảo ở gương phẳng bằng kích thước người. Ảnh ảo ở gương cầu lồi nhỏ hơn kích thước người. Ảnh ảo ở gương cầu lõm lớn hơn kích thước người. C3>-Ánh sáng từ bạn phải truyền đến mắt mình. An thấy Thanh, Hải; Thanh thấy An, Hà; Hải thấy Thanh,An,Hà; Hà chỉ thấy Hải. II.Vận dụng: C1> Vùng nhìn thấy ảnh S1’ và S2’ là; IR1 đến KR4. HĐ4: TRÒ CHƠI Ô CHỮ + DẶN DÒ ( 10 ’): -Có thể học sinh đã chuẩn bị sẵn trước ô chữ theo phương án sgk vì vậy ít hấp dẫn học sinh nên đưa ra ô chữ khác như sau: Theo hàng ngang Vùng trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Ánh sáng truyền theo đường này. Khi ánh sáng phản chiếu trên mặt nó thì ảnh ảo lớn bằng vật. Mọi vật đặt trước gương cầu lồi đều tạo ra nó. Khoa học nghiên cứu về ánh sáng. Đối với gương phẳng, nó bằng góc tới. Kiểu nhật thực khi Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Đường thẳng vuông góc với mặt gương phẳng. Trên hàng dọc, ở các ô gạch chéo: Một loại gương. Hãy nói những gì em biết về nó? -Phát cho mỗi nhóm phiếu học tập nội dung là ô chữ trên. Yc các nhóm thảo luận giải ô chữ. Sau 6 phút nộp lại cho giáo viên tổ chức chấm chéo. Treo bảng phụ đáp án. (nhóm 1 chấm nhóm 2, nhóm 2 chấm nhóm 3….) -Về nhà ôn tập hôm sau kiểm tra 1 tiết. -Ô chữ trong sgk: +Theo hàng ngang: 1-VẬT SÁNG; 2-NGUỒN SÁNG; 3-ẢNH ẢO; 4-NGÔI SAO; 5-PHÁP TUYẾN; 6-BÓNG ĐEN; 7-GƯƠNG PHẲNG. +Từ hàng dọc là: ÁNH SÁNG. -Các nhóm thảo luận trả lời ô chữ trong phiếu bài tập. Chấm điểm chéo. Nhóm nào làm chính xác nhất được thưởng một tràn pháo tay. III.Trò chơi ô chữ: 1 B Ó N G T Ố I 2 Đ Ư Ờ N G T H Ẳ N G 3 G Ư Ơ N G P H Ẳ N G 4 Ả N H Ả O 5 Q U A N G H Ọ C 6 G Ó C P H Ả N X Ạ 7 T O À N P H Ầ N 8 P H Á P T U Y Ế N PHIẾU BÀI TẬP NHÓM:………….. Theo hàng ngang Vùng trên màn chắn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. Ánh sáng truyền theo đường này. Khi ánh sáng phản chiếu trên mặt nó thì ảnh ảo lớn bằng vật. Mọi vật đặt trước gương cầu lồi đều tạo ra nó. Khoa học nghiên cứu về ánh sáng. Đối với gương phẳng, nó bằng góc tới. Kiểu nhật thực khi Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Đường thẳng vuông góc với mặt gương phẳng. Trên hàng dọc, ở các ô gạch chéo: Một loại gương. Hãy nói những gì em biết về nó? GIẢI Ô CHỮ 1 2 3 4 5 6 7 8

File đính kèm:

  • docbai 9-1 T10 kiem tra.doc