Củng cố lại những kiến thức cơ bản có liên qua đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tao bởi gương phẳng , gương câu lồi, gương cầu lõm cách vẽ ảnh của một vật cho bởi gương. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2. Kỹ năng : Luyên tập về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
3.Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong khi hoạt động nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 9 - Tổng kết chương I - Quang học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Ngày soạn 5/10/2011
Tiết 9 Ngày dạy
Bài 9. TỔNG KẾT CHƯƠNG I : QUANG HỌC
I MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Củng cố lại những kiến thức cơ bản có liên qua đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của một vật tao bởi gương phẳng , gương câu lồi, gương cầu lõm cách vẽ ảnh của một vật cho bởi gương. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
2. Kỹ năng : Luyên tập về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
3.Thái độ : Có tinh thần hợp tác trong khi hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
+ Yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà cho các câu hỏi trong bài “tự kiểm tra”.
+ Tranh vẽ lớn ô chữ ở hình 9.3 SGK
Hệ thống hóa kiến thức toàn bộ chương I : Quang học lên trên bảng phụ trước.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Ổn định lớp.
Kiểm tra
Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản.( 15 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu hỏi mà HS đã chuẩn bị trước ở nhà.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận và đưa ra kết quả đúng. Yêu cầu HS sửa chữa nếu cần.
GV: Yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi tự kiểm tra từ câu 1 cho đến câu 9.
GV: Yêu cầu với từng câu hỏi cần thỏa mãn được một số điều kiện sau:
+ Chỉ cần nêu được như câu trả lời bên.
+ Phải nêu được tính chất của ảnh.
+ Phải nêu rõ được hai ý cơ bản
- Môi trường trong suốt, đồng tính…
+ Ở câu này phải trả lời đúng hai ý nh đinh luật.
+Ở những câu 6,7,8 phải nắm vững tính chất của ảnh cho bởi các loại gương.
I. TỰ KIỂM TRA.
HS: Hoạt động cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi phần tự kiểm tra và HS khác nhận xét bổ sung.
Câu1. Câu C: Khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt chúng ta.
Câu 2: Câu B: Anh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3: Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Câu 4:
a) Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
b) Góc phản xạ bằng góc tới.
Câu 5: Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 6:
+Giống: Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
+Khác: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.
Câu 7: Khi vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật.
Câu 8:
+ Anh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn và ảnh bằng vật.
+ Anh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn và ảnh nhỏ hơn vật.
+ Anh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn và ảnh lớn hơn vật.
Câu 9: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng .
Hoạt động 2: Vận dụng (20phút)
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu C1 bàng cách vẽ vào vở.
GV: Gọi một HS lên bảng vẽ trên bảng.
GV: Hướng dẫn cách vẽ cho HS.
+ Muốn vẽ ảnh của điểm S1, S2, tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo mấy cách. Đó là những cáh nào?
GV: Kiểm tra cách vẽ của HS. Nếu còn lúng túng
GV hướng dẫn cho HS trên bảng và HS dưới lớp làm theo các bước như GV hướng dẫn để khác sâu kiến thức về kĩ năng vẽ.
GV: Yêu cầu HS vẽ các đường kéo dài của các tia phản xạ đến S`1 và S`2.
GV: Yêu cầu HS tiếp tục xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh S1, S2.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C2.
GV: Yêu cầu HS trả lời câu C3.
+ Muốn nhìn thấy bạn thì nguyên tắc phải như thế nào?
II. VẬN DỤNG:
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1 theo hướng dẫn của GV:
C1:
+ Vẽ ảnh của điểm S1, S2, tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách:
Lấy S`1 và S`2 đối xứng với S1, S2 qua gương.
Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương tìm tia phản xạ tương ứng.
S2 S1
S`2 S`1
HS: Hoạt động cá nhân xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh S1, S2.
C2: + Giống nhau: Ảnh quan sát được trong ba gương đều là ảnh ảo.
+ Khác nhau : Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C3.
+ Muốn nhìn thấy bạn thì ánh sáng từ bạn phải truyền vào mắt ta.
C3: Những cặp nhìn thấy nhau là : An – Thanh, An – Hải; Thanh – Hải; Hải – Hà.
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ. (8 phút)
GV: Tổ chức cho các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi và nêu ra câu trả lời hàng dọc.
HS: Câu trả lời hàng dọc là “ Ánh sáng”
1. Vật sáng
2. Nguồn sáng
3. Ảnh ảo
4. Ngôi sao
5. Pháp tuyến.
6. Bóng đen
7. Gương phẳng
4. Củng Cố : (3 phút )
+ GV: Hệ thống lại một số kiến thức cơ bản về lý thuyết cho HS.
5. Dặn dò. (1 phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C9 vào vở học.
+ Về nhà ôn lại toàn bộ lý thuyết để tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Duyệt của tổ chuyên mơn
Nguyễn Hoàng Khải
File đính kèm:
- li7 tuan 9.doc