1. Nêu được các đặc điểm chung của nguồn âm.
2. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm :
+ 1 sợi dây cao su mảnh.
+ 1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh (càng mỏng càng tốt).
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 8 - Tiết 11 – Bài 10 :Nguồn âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 – Bài 10 : NGUỒN ÂM.
I. Mục tiêu :
Nêu được các đặc điểm chung của nguồn âm.
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm :
+ 1 sợi dây cao su mảnh.
+ 1 thìa và 1 cốc thuỷ tinh (càng mỏng càng tốt).
+ 1 âm thoa và 1 búa cao su.
- Chuẩn bị cho cả lớp :
+ Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ (như lọ penicillin).
+ Vài ba dãi lá chuối.
+ “Bộ đàn ống nghiệm” gồm 7 ống nghiệm đã được đổ nước đến các mức khác nhau.
2 . Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc và tìm hiểu trước bài 10.
3 . Cách tổ chức :
- Lớp học : HĐ1; HĐ2; HĐ4.
- Nhóm : HĐ3.
III. Tổ chức hoạt đôïng dạy học :
1. Kiểm tra bài củ :( 5’)
- Sửa và nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.
2. Hoạt động 1 ( Tổ chức tình huống học tập ) :( 2’)
- Các em hãy im lặng và lắng nghe những âm thanh phát ra xung quanh ta.
- Các em đã nghe được những âm thanh nào. Và được phát ra từ đâu? Ị Vây các vật phát ra âm thanh như thế nào? Ị Tiết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Thu thập và xử lý thông tin :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
25’
5’
Ø Hoạt động 2 : Nhận biết nguồn âm.
C1:
- Các em hảy kể tên các vật xung quanh ta phát ra âm thanh?
- Những vật đó gọi là nguồn âm.
- Nguồn âm là gì?
C2:
- Các em hãy kể tên các nguồn âm?
Ø Hoạt động 3 : Nghiên cứu các đặc điểm của nguồn âm.
- Yêu cầu HS đọc SGK.
- Phân dụng cụ theo nhóm và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
C3:
- Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.
- Yêu cầu HS dùng thìa gõ nhẹ vào thành cốc thuỷ tinh mỏng.
C4:
- Vật nào phát ra âm?
- Vật phát ra âm có rung động không?
- Các em hãy tìm cách làm thí nghiệm để biết được vật phát ra âm rung động? (dùng quả cầu bấc, dùng tay giữ, dùng nước)
- Làm thí nghiệm minh hoạ.
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, mặt trống, thành cốc … gọi là dao động.
Ị Dao động là gì?
C5:
- Yêu cầu HS dùng búa cao su gõ vào âm thoa đồng thời quan sát và lắng nghe.
- Âm thoa có dao động không?
- Hãy tìm cách kiểm tra để biết được khi phát ra âm, âm thoa dao động.
Ø Hoạt động 4 :Vận dụng.
C6:
- Muốn làm cho lá chuối, tờ giấy phát ra âm thì ta làm như thế nào? Ị các em hãy làm minh hoạ.
C7:
- Hãy kể tên một nhạc cụ mà em biết.
- Ứng với mỗi nhạc cụ em hãy cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm.
C8:
- Các em hãy dùng nắp viết và thổi vào để nó phát ra âm.
- Yêu cầu HS đọc C8
- Cái gì dao động phát ra âm?
- Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột khí dao động không?
C9:
- Giới thiệu đàn ống nghiệm?
- Gõ nhẹ vào từng ống theo thứ tự từ trái sang phải Ị HS lắng nghe.
- Bộ phận nào dao động phát ra âm?
- Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bỗng nhất?
- Lần lượt thổi mạnh vào các ống Ị HS lắng nghe.
- Bộ phận nào dao động phát ra âm?
- Ống nào phát ra âm trầm nhất ống nào phát ra âm bổng nhất.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đọc SGK.
- Nhận dụng cụ thí nghiệm và thực hành theo nhóm.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Làm thí nghiệm.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Làm thí nghiệm .
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Đọc SGK.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
I.Nhận biết nguồn âm::
1. Nguồn âm: là vật phát ra âm.
II. Các nguồn âm có đặc điểm gì:
- Dao động: Là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống.
- Đặc điểm của nguồn âm: Các vật phát ra âm đều dao động.
III. Vận dụng:
IV. Củng cố và dặn dò:
4. Củng cố ( 2’): Hướng dẫn HS làm BT10.1 .
5. Dặn dò ( 1’) : Làm BT10.1 đến 10.5.
Đọc và tìm hiểu bài 11 ,
V. Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 11 Nguon am.doc