Mô tả thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
-Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm đIửn tác dụng lên một vật.
2 . Kỹ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo điện.
3. Thái độ: Thực hiện an toàn về điện.
7 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tiết 27 -Sự nhiễm từ của sắt, thép nam châm điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14 - 11 - 2012
Ngày giảng: 9A: 16 - 11; 9B: 23 - 11
Tiết 27. Sự nhiễm từ của sắt, thép Nam châm đIện
I . Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện.
-Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm đIửn tác dụng lên một vật.
2 . Kỹ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo điện.
3. Thái độ: Thực hiện an toàn về điện.
ii .Chuẩn bị
* Mỗi nhóm HS:
• 1 ống dây có khoảng 500 hoặc 700 vòng.
• 1 la bàn hoặc kim nam châm đặt trên giá thẳng đứng.
• 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở.
• 1 nguồn điện từ 3 đến 6V.
• 1 Ampe kế có GHĐ 1,5A & ĐCNN là 0,1A.
• 1 công tắc điện, 5 đoạn dây dẫn.
• 1lõi sắt non & 1 lõi thép có thể đặt vừa trong lòng ống dây.
• 1 ít đinh ghim bằng sắt.
iii. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
Sĩ số
2 . Kiểm tra bài cũ :
Tác dụng của dòng điện được biểu hiện như thế nào?
Nêu cấu tạo của nam châm mà em đã học ở lớp 7?
Trong thực tế nam châm điện được dùng để làm gì?
3. Bài mới:
Hoạt Động của gv
Hoạt Động của hs
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
* ĐVĐ: Chúng ta đã biết sắt & thép đều là vạt liệu từ, vậy sắt & thép nhiễm từ có giống nhau không? Tại sao lõi của nam châm điện là sắt non mà không phải là thép? bài mới.
HĐ2: Làm thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt & thép.
I . Sự nhiễm từ của sắt,thép
1. Thí nghiệm
- GV yêu cầu cá nhân quan sát hình 25.1, đọc mục1. thí nghiệm tìm hiểu mục đích thí
nghiệm, dụng cụ TN, cách tiến hành TN.
- Cá nhân HS quan sát hình 25.1,nghiên cứu mục 1 SGK nêu được:
+ Mục đích thí nghiệm: Làm thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt & thép.
+ Dụng cụ thí nghiệm: 1 ống dây , 1 lõi sắt non,1 la bàn, 1 biến trở, 1 Ampe kế , 1 công tắc, 5 đoạn dây nối.
+ Tiến hành thí nghiệm: Mắc mạch đIện như
hình 25.1. Đóng công tắc K, quan sát góc lệch của kim nam châm so với ban đầu.
Đặt nõi sắt non hoặc thép vào trong lòng ống dây, đóng công tắc K, quan sát góc lệch của kim nam châm so với trường hợp trước.
- Sau khi GV cho HS thảo luận về MĐ thí nghiệm, cách bố trí và cách tiến hành TN
yêu cầu HS làm TN theo nhóm.
- Các nhóm nhận dụng cụ TN, tiến hành TN theo nhóm.
- GV lưu ý bố trí TN: Để cho kim nam châm thăng bằng rồi mớiđặt cuộn dây sao cho trục kim nam châm song song với mạt ống dây. Sau đó mới đóng mạch đIện.
- Quan sát góc lệch của kim nam châm trong các trường hợp.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả TN.
- Nếu có nhóm có kết quả sai, GV yêu cầu nhóm đó tiến hành TN lại dưới sự giám sát của GV. GV chỉ ra sai sót cho HS nhóm đó để có kết quả đúng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả TN. Yêu cầu nêu được:
+ Khi đóng công tắc K, kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu.
+ Khi đặt lõi sắt hoặc thép vào trong lòng cuộn dây, đóng khoá K, góc lệch của kim nam châm lớn hơn so với TH không có lõi sắt hoặc thép.
Lõi sắt hoặc thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
HĐ3: Làm thí nghiệm, khi ngắt dòng đIện chạy qua ống dây, sự nhiễm từ của sắt non & thép có gì khác nhau Rút ra KL về sự nhiễm từ của sắt, thép.
- Tương tự, GV yêu cầu HS nêu được mục đích thí nghiệm ở hình 25.2, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm.
- HS quan sát hình 25.2, kết hợp với việc nghiên cứu SGK nêu được:
- HDHS thảo luận về MĐ thí nghiệm, các bước tiến hành TN.
+ Mục đích: Nêu được NX về tác dụng từ của ống dây có lõi sắt non & ống dây có lõi thép khi ngắt dòng điện qua ống dây.
- Yêu cầu các nhóm lấy thêm dụng cụ TN & tiến hành TN hình 25.2 theo nhóm.
+ Mắc mạch đIện như hình 25.2
+ Quan sát hiện tượng xảy ra với đinh sắt trong 2 TH.
- Gọi các đại diện trình bày kết quả TN qua việc trả lời câu C1. HD thảo luận chung cả lớp.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát, trao đổi nhóm câu C1.
- Qua TN 25.1 & 25.2 rút ra KL gì?
- Đại diện các nhóm trình bày câu C1: Khi ngắt dòng điện đi qua ống dây, lõi sắt mất hết từ tính, còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
2. Kết luận
- Cá nhân HS nêu KL rút ra qua 2 TN. Yêu cầu nêu được:
+ Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng đIện.
+ Khi ngắt đIện, lõi sắt mất hết từ tính, còn lõi thép vẫn giữ được từ tính.
- HS ghi KL vào vở.
- GV thông báo sự nhễm từ của sắt & thép:
+ Sở dĩ lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây là vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt & thép bị nhiễm từ & trở thành một nam châm.
+ Không những sắt thép mà các vật liệu từ như niken, côban đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
+ Chính sự nhiễm từ của sắt non & thép khác nhau nên người ta đã ding sắt non để chế tạo nam châm đIện, còn thép đeer chế tạo nam châm vĩnh cửu.
HĐ4: Tìm hiểu nam châm điện.
II . Nam châm đIện
- Y/C HS làm việc với SGK để trả lời câu C2.
- HDHS thảo luận câu C2.
- Cá nhân HS quan sát hình 25.3, tìm hiểu về cấu tạo của nam châm đIện & ý nghĩa các con số ghi trên cuộn dây ghi trên nam châm đIện.
+ Cấu tạo: Gồm 1 ống dây dẫn trong có lõi sắt non.
+ Các con số (100 - 1500) ghi trên ống dây cho biết ống dây có thể SD với số vòng dây khác nhau tuỳ theo cách chọn để nối 2 đầu dây với nguồn điện. Dòng chữ 1A - 22 cho biết ống dây được dùng với cường độ 1A, điện trở của ống dây là 22 .
- Y/c HS đọc thông báo của mục II, trả lời câu hỏi: Có thể tăng lực từ của nam châm đIện tác dụng lên 1 vật bằng cách nào?
- Nghiên cứu phần thông báo của mục II để có thể they được có thể tăng lực từ của nam châm đIện bằng cách sau:
+ Tâng cường độ dòng đIện chạy qua các vòng dây.
+ Tăng số vòng dây.
- Y/c cá nhân trả lời câu hỏi C3. HD thảo luạn chung cả lớp, y/c so sánh có giảI thích.
- Cá nhân hoàn thành câu hỏi C3.
C3: Nam châm b mạnh hơn a,d mạnh hơn c,e mạnh hơn b & d.
HĐ5: Vận dụng
III-Vận dụng
- Y/c cá nhân HS hoàn thành câu C4, C5, C6 vào vở.
- Cá nhân hoàn thành câu C4, C5, C6 vào vở.
- Vì các câu hỏi nàykhông khó với HS nên có thể gọi các HS trung bình, yếu trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 để rèn luyện cách SD thuật ngữ trong vật lý & giúp các em tự tin hơn trong giờ+ học
C4: Khi chạm mũi kéo vào đầu thanh nam châm thì mũi kéo bị nhiễm từ & trở thành 1 nam châm. Vì kéo được làm bằng thép nên khi không có tiếp xúc với nam châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.
C5: Muốn nam châm điện mất hết từ tính ta chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm.
C6: Lợi thế của nam châm điện:
- Có thể tạo nam châm điện cực mạnh bằng cách tăng số vòng dây & tăng cường độ dòng điện đi qua ống dây.
- Chỉ cần ngắt dòng điện đi qua ống dây nam châm là nam châm đIện mất hết từ tính.
- Có thể thay đổi tên từ cự của nam châm đIện bằng cách đổi chiều dòng điện đi qua ống dây.
4- Củng cố:
- Cá nhân HS đọc phần “Có thể em chưa biết” để tìm hiểu thêm cách cách khác (ngoài 2 cách đã học) để có thể tăng lực từ của nam châm điện.
5- Dặn dò: Học bài & làm bài tập 25 (SBT)
- Bài 25.3, GV có thể cho HS quan sát TN cụ thể hình 25.2 (SBT). Y/c HS về nhà hoàn thành BT vào vở bài tập.
Ngày soạn : 14 - 11 - 2012
Ngày giảng: 9A: 23 - 11; 9B: 27 - 11
Tiết 28. ứng dụng của Nam châm
I .Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong rơle điện từ, chuông báo động.
- Kể tên được 1 số ứng dụng của nam châm trong đời sống & kỹ thuật.
2 . Kỹ năng:
- Phân tích tổng hợp kiến thức.
- Giải thích được hoạt động của nam châm đIện.
3. Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của Vật lý học, từ đó có ý thức học tập, yêu thích môn học.
II - Chuẩn bị
1-Thầy:
Cả lớp: Hình 26.2; 26.3; 26.4 phóng to.
* Mỗi nhóm HS:
- 1 ống dây điện khoảng 100, đường kính của cuộn dây khoảng 3 cm.
- 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở.
-1 nguồn đIện 6V.
-1 Ampe kế có GHĐ 1,5A & ĐCNN là 0,1A.
- 1 nam châm hình chữ U.
- 5 đoạn dây nối.
- 1 loa đơện có thể tháo gỡ để lộ rõ cấu tạo bên trong gồm ống dây, nam châm, màng loa
2-Trò: SGK+vở ghi
iii.Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số
2 . Kiểm tra bài cũ :
HS1: Mô tả thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt & thép. Giải thích tại sao người ta ding lõi sắt non để tạo nam châm đIện?
HS2: Nêu cách làm tăng lực từ cua rnam châm đIện tác dụng lên 1 vật?
3. Bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
* ĐVĐ: Nh SGK
HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo & hoạt động của loa điện
I . Loa đIện
- GV htông báo: Một trong những ứng dụng của nam châm phảI kể đến đó là loa đIện. Loa đIện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châmlên ống dây có dòng đIện chạy qua. Vởy chúng ta sẽ làm TN tìm hiểu nguyên tác này
1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện
- HS lắng nghe thông báo về MĐ TN
- Y/c HS đọc phần SGK phần a)
- Cá nhân HS đọc SGK phần a) tìm hiểu
Tiến hành TN
Dụng cụ TN cần thiết, cách tiến hành TN.
- GV HD HS khi treo ống dây phảI lồng vào 1 cực của nam châm chữ U, giá treo ống dây phảI di chuyển linh hoạtkhi có tác dụng lực, khi di chuyển con chạy của biến trở phảI nhanh & dứt khoát.
- Các nhóm lấy dụng cụ TN, làm Tn theo nhóm dới sự HD của GV.
- GV giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN.
- GV: Có hiện gì xảy ra với ống dây trong 2 trờng hợp?
- Tất cả các nhóm quan sát kỹ đẻ nêu NX trong 2 TH:
+ Khi có dòng đIện không đổi chạy qua ống dây.
+ Khi dòng đIện trong ống dây biến thiên (khi cho con chạy biến trở dịch chuyển).
- HDHS thảo luận chung KL
- Qua TN HS they được:
+ Khi có dòng đIện chạy qua, ống dây chuyển động.
+ Khi cờng độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa 2 cực của nam châm.
- Gv thông báo: đó chính là nguyên tắc hoạt động của loa đIện. Loa đIện phải có cấu tạo ntn?
2. Cấu tạo của loa điện
- Y/c HS tự tìm hiểu cấu tạo của loa đIện trong SGK, kết hợp với lao điện trong bộ TN có thể tháp gỡ để lộ cấu tạo bên trong.
- -Cá nhân HS tìm hiểu cấu tạo của loa điện. Y/c chỉ đuúng các bộ hpận chính trên lao điện của hình phóng to 26.2
- GV treo tranh vẽ 26.2 phóng to, gọi HS nêu cấu tạo bắng cách chỉ các bộ phận chính trên hình vẽ.
- GV: Chúng ta biết vật dao động thì phát ra âm thanh. Với quá trình biến đổi dao động đIện thành âm thanh trong loa đIện diễn ra ntn? Các em cùng nghiên cứu thông báo của mục 2.
- HS đọc SGK tìm hiểu nhận biết cách làm cho những biến đổi về cờng độ dòng điện thành dao động của màng loa phát ra âm thanh.
- Gọi 1,2 HS nêu tóm tắt quá trình biến đổi dao động đIện thành dao động âm.
- Đại diện 1,2 HS nêu tóm tắt quá trình biến đổi dao động điện thành dao động âm.
- Nêu HS gặp khó khăn, GV giúp đỡ làm rõ hơn quá trình biến đổi đó.
HĐ3: Tìm hiểu cấu tạo & hoạt động của rơ le điện từ.
II. Rơ le đIện từ.
1. Cấu tạo & hoạt động của rơ le điện từ
- Y/c HS đọc
-Rơ le điện từ là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện
- GV cho HS quan sát h26.4
HS quan sát h26.4
-GV cho HS trả lời C1
HS trả lời C1
GV cho HS trả lời C3
III-Vận dụng
HS trả lời C3
GV cho HS trả lời C4,C5
HS trả lời C4,C5
4- Củng cố:
- Nêu nguyên tắc hoạt động của loa điện.
-Nêu 1 số VD úng dụng của nam châm
5- Dăn dò:
Học bài & làm bài tập 25 (SBT)
File đính kèm:
- Li 9 T 27, 28c.DOC