A.MỤC TIÊU:
-Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
-Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng mầu bằng các tấm lọc mầu.
-Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc mầu trong một số ứng dụng thực tế.
12 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tiết 58: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Ngày soạn:24/03/2009 Ngày dạy:01/04/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9C
A.Mục tiêu:
-Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
-Nêu được ví dụ về việc tạo ra ánh sáng mầu bằng các tấm lọc mầu.
-Giải thích được sự tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc mầu trong một số ứng dụng thực tế.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-Một số nguồn phát ra ánh sáng màu: Đèn LED, bút Laze.Một số đèn phát ra ánh sáng trắng
-Một số bộ tấm lọc màu
-Một bể nhỏ có chứa nước màu
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy va trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
GV : Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Nguồn sáng là gì?; Vật sáng là gì? Cho VD?.Nhận xét
HS : Trả lời câu hỏi của GV:
-Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, đèn có dây tóc phát sáng, đèn LED, ngọn lửa
-Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt trăng, trang giấy trắng....
GV : Cho HS quan sát một số nguồn sáng:
-ĐVĐ: Như ta đã biết: Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, đèn có dây tóc phát sáng, đèn LED, ngọn lửa....Nhưng ánh sáng do chúng phát ra có giống nhau không, nếu khác nhau thì khác nhau ở điểm nào?. Bài hôm nay chúng ta được nghiên cứu vấn đề này.
Hoạt động 2:Tìm hiểu các nguồn phát ánh sáng trắng, nguồn phát ánh sáng màu:
GV : Giao nhiệm vụ cho HS: Phiếu giao việc.
HS : +Đọc tài liệu để có KN về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu.
+Xem các TN minh họa để được biểu tượng cần thiết về ánh sáng trắng và ánh sáng màu.
GV : HD HS đọc tài liệu, quan sát TN.
+Làm TN về các nguồn phát ánh sáng trắng và các nguồn phát ánh sáng màu.
+Yêu cầu HS nêu các VD về nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ra ánh sáng màu?
I.nguồn phát ánh sáng trắng, nguồn phát ánh sáng màu:
1.Các nguồn phát ánh sáng trắng:
-Mặt trời
-Các đèn có dây tóc nóng sáng.
2.Các nguồn phát ánh sáng màu:
-Các đèn LED: Phát ra ánh sáng màu đỏ, màu vàng, màu lục.
-Bút Laze: Thường phát ra ánh sáng màu đỏ.
-Các đèn ống dùng trong quảng cáo.
Hoạt động 3:
GV : +ĐVĐ: Với nguồn sáng trắng ta có thể tạo ra được ánh sáng màu hay không? Để trả lời câu hỏi này ta cùng nghiên cứu mục II:
GV : Tổ chức cho HS làm TN. Đánh giá câu trả lời của HS.
HS :a.Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ
b.Chiếu chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ
c.Chiếu chùm ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ mà thấy tối
HS :Dựa vào Kết quả TN để trả lời C1 Sgk-137:
+Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc
+Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
+Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu ta sẽ không được ánh sáng có màu đó nữa.
-Vậy nếu chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng có màu đó. ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác.
-Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng màu đó, nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
GV : Tổ chức hợp thức hóa kết luận:
HS :giải thích TN trên: Theo kết luận trên. Đối với chùm sáng trắng có thể có hai khả năng:
-Chùm sáng trắng rễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu.
-Chùm sáng trắng có chứa các ánh sáng màu, Các tấm lọc màu cho ánh sáng màu đó đi qua.
+Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ.
+Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng không phải là màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy không được ánh sáng đỏ mà thấy tối.
II.Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu:
+Tấm lọc màu: Tấm kính màu; tấm nhựa màu; Một lớp nước màu
1.Thí nghiệm:
+Quan sát ánh sáng phía sau tấm lọc màu:
a.Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ
b.Chiếu chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ
c.Chiếu chùm ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ mà thấy tối
2.Các thí nghiệm tương tự:
3.Kết luận: Sgk-138.
4.Giải thích các thí nghiệm trên:
Hoạt động 4: Vận dụng+Củng cố+Hướng dẫn về nhà:
GV : Tổ chức cho HS thảo luận.Nhận xét, sửa chữa các câu trả lời. Hợp thức hóa các kết luận.
HS : Thảo luận nhóm: Trả lời C3; C4 và bài tập.
GV :Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài học Sgk-138.
GV : Giao việc ở nhà:
-Tìm hiểu các nguồn phát ra ánh sáng trăng, ánh sáng màu. áp dụng giải các BT:52.1; 52.2; 52.3 SBT.
-Nghiên cứu Tiết 59.
HS : đọc phần có thể em chưa biết.
III.Vận dụng:
C3 Sgk-138: ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách: Chiếu ánh sáng trắng qua các tấm lọc màu đỏ, váng
C4 Sgk-138: Một bể nước nhỏ có thành trong suốt bên trong chứa nước pha mực đỏ (xanh......) có thể dùng như tấm lọc màu
Tiết 59: Sự phân tích ánh sáng trắng
Ngày soạn:01/04/2009 Ngày dạy:08/04/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9C
A.Mục tiêu:
-Phát biểu được khẳng định: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng mầu khác nhau.
-Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính để rút ra kết luận: Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng mầu.
-Trình bày và phân tích được TN phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD .
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1 lăng kính tam giác đều-1đĩa CD; 1nguồn sáng trắng tạo ra tía sáng hẹp; 1bộ tấm lọc màu: Đỏ, xanh, nửa đỏ, nửa xanh
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
GV : Cho VD về các nguồn phát ra ánh sáng trắng; Các nguồn phát ra ánh sáng màu.
Hoạt động 2:Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính.
HS : Đọc Sgk- tiến hành TN1;
GV : HDHS đọc Sgk làm TN 1:-Quan sát cách bó trí TN
-Quan sát hiện tượng, Mô tả hình ảnh quan sát được :
HS : Hiện tượng: Quan sát thấy một dải nhiều màu
Nhận xét: Dải màu có nhiều màu nằm sát cạnh nhau: ở bờ này là màu đỏ rồi đến màu da cam, vàng.. ở bờ bên kia là màu tím.
GV : HDHS tiến hành TN2
HS : +Tiến hành TN2
+ Trả lời câu hỏi C2, C3, C4:
-Bản thân lăng kính là một khối trong suốt không màu, nên nó không thể đóng vai trò làm tấm lọc màu được. Nếu lăng kính có tác dụng nhuộm màu chuo chùm tia sáng thì tại sao chỗ này chỉ nhuộm màu xanh, chỗ kia lại chỉ màu đỏ. Trong khi đó các vùng mà các tia sáng đi qua trong lăng kính có tính chất hoàn toàn như nhau
I.Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính:
1.Thí nghiệm 1:
+Dụng cụ: 1nguồn sáng trắng tạo ra tia sáng hẹp; 1 lăng kính
+Tiến hành: Đặt lăng kính sao cho cạnh của nó song song với chùm sáng hẹp. Đặt mắt sau lăng kính
+Hiện tượng: Quan sát thấy một dải nhiều màu
+Nhận xét:
2.Thí nghiệm 2:
+Dụng cụ:
+Tiến hành:
+Hiện tượng:
+Nhận xét:
-Như vậy trong chùm sáng trắng có chứa các ánh sáng màu. Lăng kính có TD tách chùm sáng màu đó ra, cho mỗi chùm đi theo một phương vào mắt
-TN1 là TN phân tích ánh sáng trắng
3.Kết luận: Sgk-140
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc phân tích ánh sáng trắng bằng đĩa CD:
GV :HDHS tiến hành TN 3 Sgk
HS : Tiến hành TN 3.
GV : Giới thiệu tác dụng phân tích ánh sáng của mặt ghi của đĩa CD và cách quan sát ánh sáng đã được phân tích
+Yêu cầu HS quan sát và Trả lời câu hỏi C5, C6.
HS : Trả lời C5, C6 Sgk
+Hiện tượng: Khi nhìn theo phương này thấy ánh sáng màu này, nhìn theo phương khác có ánh sáng màu khác.
GV :-ánh sáng chiếu lên đĩa CD là ánh sáng gì? (trắng)
-ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có màu gì?(tùy theo phương nhìn có thể thấy có màu này hay màu khác)
-Trớc khi đến đĩa CD chúm sáng là chùm sáng gì? (trắng). Sau khi phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD ta thu được gì ? (nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau). Vậy TN với đĩa CD cũng là TN phân tích ánh sáng trắng
HS :Nhận xét: ánh sáng chiếu lên đĩa CD là ánh sáng trắng
-ánh sáng từ đĩa CD đến mất ta tùy theo phương nhìn có thể thấy có màu này hay màu khác.
-Trớc khi đến đĩa CD chúm sáng là chùm sáng trắng. Sau khi phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD ta thu được nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau. Vậy TN với đĩa CD cũng là TN phân tích ánh sáng trắng
HS : Nêu Kết luận: Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu bằng cách cho nó phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD
II.Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD:
1.Thí nghiệm 3:
+Quan sát mặt ghi của đĩa CD dưới ánh sáng trắng:
+Hiện tượng:
-Khi nhìn theo phương này thấy ánh sáng màu này, nhìn theo phương khác có ánh sáng màu khác.
+Nhận xét:
-ánh sáng chiếu lên đĩa CD là ánh sáng trắng
-ánh sáng từ đĩa CD đến mất ta tùy theo phương nhìn có thể thấy có màu này hay màu khác.
-Trớc khi đến đĩa CD chúm sáng là chùm sáng trắng. Sau khi phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD ta thu đợc nhiều chùm sáng màu khác nhau truyền theo các phương khác nhau. Vậy TN với đĩa CD cũng là TN phân tích ánh sáng trắng
2.Kết luận:
Hoạt động 4: Vận dụng-Củng cố+Về nhà:
GV : Yêu cầu HS đọc mục III; Phần ghi nhớ Sgk-141
HDHS Trả lời câu hỏi C7, C8 Sgk-141.
HS : Trả lời câu hỏi C7 Sgk
- Trả lời câu hỏi C8 Sgk
III.Kết luận chung:
Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng lăng kính hoặc các tấm lọc màu; Đĩa CD
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1:Trong các trường hợp nào dưới đây, Chùm sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau?
Cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính.
Cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt gương phẳng.
Cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
Cho chùm sáng trắng chiếu vào các váng dầu mỡ hay bong bóng xà phòng.
Câu 2:Có thể kết luận như câu nào dưới đây?
A.Chiếu tia sáng đơn sắc đi qua một lăng kính ta có thể thu được tia sáng màu xanh.
B. Chiếu tia sáng đơn sắc đi qua một lăng kính ta có thể thu được tia sáng trắng.
C. Chiếu tia sáng trắng đi qua một lăng kính ta có thể thu được tia sáng màu xanh.
D. Chiếu tia sáng trắng đi qua một lăng kính ta có thể thu được tia sáng trắng.
Câu 3: Chiếu một chùm sáng vào lăng kímh, ánh sáng ló ra cũng chỉ có một màu duy nhất. Chùm sáng chiếu vào lăng kính là:
A.ánh sáng trắng. B.ánh sáng đơn sắc.
C.ánh sáng đa sắc. D.ánh sáng xanh và đỏ.
HDHS học tập ở nhà:-Giải các bài tập 53.1; 53.2 SBT. -Chuẩn bị Tiết 60: Sự trộn các ánh sáng màu
Tiết 60: Sự trộn các ánh sáng màu
Ngày soạn:03/04/2009 Ngày dạy:10/04/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9C
A.Mục tiêu:
-Trả lời được câu hỏi: Thế nào là chộn hai hay nhiều ánh sáng mầu với nhau
-Trình bày và giải thích được TN trộn các ánh sáng mầu. Dựa vào sự quan sát, có thể mô tả được mầu của ánh sáng mà ta thu được khi trộn hai hay nhiều ánh sáng mầu với nhau.
-Trả lời được câu hỏi: Có thể trộn được ánh sáng trắng hay không; Có thể trộn ''ánh sáng đen'' hay không
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1 đèn chiếu có 3 của sổ và 2 gương phẳng
-1bộ 3 tấm lọc màu (đỏ, lục, lam),
-1 màn chắn sáng ; 1 giá quang học; 1 màn ảnh
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
Trả lời câu hỏi của GV:
Nêu cách phân tích một chùm sáng trắng thành các chùm ánh sáng màu?
+Có thể tạo ra chùm sáng màu bằng cách nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự trộn các ánh sáng màu:
GV : HDHS đọc Sgk;
HS : +Đọc Sgk để tìm hiểu KN về sự trộn các ánh sáng màu
GV : Thông báo về KN trộng các ánh sáng màu: Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó là màu thu được khi trộng các chùm sáng màu nói trên.
HS : Quan sát thiết bị dùng đề trộn các ánh sáng màu.
GV : HDHS quan sát thiết bị TN trộn các ánh sáng màu: -Một đèn phát ra sánh sáng trắng.
-3Cửa cài các tấm lọc.
-2 gương phẳng
-1 giá quang học
-1 màn chắn (màn ảnh màu trắng)
I.Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau:
+Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của màn ảnh ở chỗ đó là màu thu được khi trộng các chùm sáng màu nói trên.
+Thiết bị trộn các ánh sáng màu:
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự trộn 2 ánh sáng màu với nhau
GV : Tổ chức cho HS tiến hành TN1
HDHS quan sát hai chùm áng trên màn: Khi chúng chưa giao nhau; Khi chúng giao nhau.
GV : Tiến hành TN 1
-Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thu được ánh sáng màu vàng
- Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thu được ánh sáng màu hồng nhạt
- Trộn ánh sáng màu lam với ánh sáng màu lục thu được ánh sáng màu nõn chuối
-Không có cái gọi là "ánh sáng màu đen".
GV :yêu cầu HS rút ra nhận xét:
HS :Nhận xét: Bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau cũng ra ánh sáng màu khác
II.Trộn 2 ánh sáng màu với nhau:
1.Thí nghiệm1:
Dụng cụ:
+Hiện tượng:
-Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thu được ánh sáng màu vàng
- Trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thu được ánh sáng màu hồng nhạt
- Trộn ánh sáng màu lam với ánh sáng màu lục thu được ánh sáng màu nõn chuối
-Không có cái gọi là "ánh sáng màu đen". Bao giờ trộn hai ánh sáng màu khác nhau cũng ra ánh sáng màu khác
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự trộn 3 ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng:
GV : HDHS tiến hành TN 2:
-Cho 3 chùm sáng tách biệt nhau. Lần lượt cho 2 rồi 3 chùm sáng màu trộn vào nhau tại một điểm trên màn chắn.
HS : Tiến hành TN 2
GV : Quan sát hiện tượng.
-ánh sáng thu được tại chỗ giao nhau của 3 chùm sáng đỏ, lam, lục thu được ánh sáng màu gì?
HS : Rút ra nhận xét Trả lời câu hỏi C2
+Vẽ đường đi của 3 tia sáng trong 3 chùm sáng màu
GV :Tổ chức cho HS hợp thức hóa Kết luận: Khi trộn 3 ánh sáng màu đỏ, lục, lam một cách thích hợp ta được ánh sáng trắng.
III.Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng:
1.Thí nghiệm 2:
+Dụng cụ:
+Tiến hành: Chiếu 3 chùm sáng màu Đỏ, lục, lam lên 1 điểm trên màn chắn
+Hiện tượng: Tại chỗ 3 chùm sáng gặp nhau trên màn chắn thu được ánh sáng trắng
2.Kết luận:
Hoạt động 5: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà:
GV : Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ Sgk-143.
HDHS Trả lời câu hỏi C3 Sgk-143
HS Trả lời câu hỏi C3 Sgk-143
Củng cố:
Câu1: Để có màu trắng ta có thể trộn các màu nào sau đây ?
A: Đỏ, lục. B: Đỏ, vàng C: Đỏ, lục, lam.
Câu2: Có thể pha trộn các màu cơ bản để được màu đen đúng hay sai ?
A: Đúng B: Sai
Câu3: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng màu vàng ta được ánh sáng màu nào dưới đây ?
A: Đỏ B: Tím C: Lục D: Da cam.
IV.Vận dụng:
Tiết 61: màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
Ngày soạn:04/04/2009 Ngày dạy:11/04/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9C
A.Mục tiêu:
-Trả lời được câu hỏi: Có ánh sáng mầu nào vào mắt khi ta nhìn thấy một vật màu đỏ, mầu xanh, màu đen.
-Giải thích được hiện tượng khi đặt các vật dưới ánh sáng trắng ta thấy có vật mầu đỏ, vật mầu xanh, vật mầu trắng, vật mầu đen,..Giải thích được hiện tượng: Khi đặt các vật dưới ánh sáng đỏ thì chỉ các vật mầu đỏ mới giữ nguyên mầu, còn các vật có mầu khác sẽ thay đổi
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1 hộp kín có các đèn phát ánh sáng Trắng; Đỏ và Lục; các chữ cái và vật có mầu Trắng; Đỏ và Lục đặt trong hộp. 1 Tấm lọc mầu đỏ và một tấm lọc mầu lục; Vài chiếc ảnh phong cảnh có mầu xanh
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:
GV :Khi nào ta nhận biết ánh sáng? Thế nào là sự trộn mầu của ánh sáng? Hãy nêu phương pháp trộn mầu của ánh sáng.
HS : Trả lời câu hỏi của GV.
+ĐVĐ: -Chiếu các ánh sáng khác nhau trên sân khấu thì cùng một bộ quần áo của người trên sân khấu lúc thì mầu này, lúc lại có mầu khác, tại sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mầu sắc ánh sáng truyền từ các vật có mầu dưới ánh sáng trắng đến mắt:
HS :Tìm hiểu nội dung mục I Sgk-144.
GV : Ta nhìn thấy vật khi nào?
+Yêu cầu HS đọc mục I Sgk-144 trả lời C1.
HS : Trả lời C1: Phát biểu NX cụ thể về mầu sắc của ánh sáng truyền từ các vật mầu đến mắt
GV : -Đặt các vật dới ánh sáng trắng; Nếu thấy các vậy mầu trắng, vật mầu đỏ, vật mầu xanh lục thì có ánh sáng mầu nào truyền từ vật vào mắt ta?.(Dới ánh sáng trắng, vật có mầu nào thì có ánh sáng mầu đó truyền vào mắt ta) .
-Nếu thấy vật mầu đen thì sao? (Thì không có ánh sáng mầu nào truyền từ vật đến mắt. Ta nhìn thấy vật vì có ánh sáng từ các vật khác bên cạnh đến mắt ta)
I.Vật mầu Trắng, Vật mầu đỏ, Vật mầu xanh và Vật mầu đen dới ánh sáng trắng:
+Nhận xét:
-Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng truyền từ vật vào mắt.
-Dới ánh sáng trắng, vật có mầu nào thì có ánh sáng mầu đó truyền vào mắt ta trừ vật mầu đen. Ta gọi đó là mầu của vật.
Hoạt động 3:Tìm hiểu khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật bằng thực nghiệm:
GV : HDHS nắm bắt được mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ việc quan sát mầu sắc các vật dưới các ánh sáng khác nhau đi đến kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng mầu của chúng.
HS : Nêu mục đích nghiên cứu:
+Làm TN và quan sát các vật mầu trắng, đỏ, lục và đen dưới ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ và AS lục.
GV : HDHS làm TN ; Quan sát và nhận xét.
+Tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét và rút ra Kết luận
+Đánh giá các nhận xét, kết luận.
HS : Cá nhân rút ra NX và trả lời C2, C3 Sgk-145
+Dưới ánh sáng đỏ:
-Vật mầu trắng có mầu đỏ. Vậy vật mầu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
-Vật mầu Đỏ có mầu đỏ. Vậy vật mầu Đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
-Vật mầu xanh lục có mầu gần như đen. Vậy vật mầu xanh lục tán xạ kém ánh sáng đỏ.
-Vật mầu Đen có mầu Đen. Vậy vật mầu Đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
GV : Dưới ánh sáng Xanh lục:
-Vật mầu trắng có mầu Xanh lục. Vậy vật mầu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
-Vật mầu Đỏ có mầu Xanh. Vậy vật mầu Đỏ tán xạ kém ánh sáng đỏ.
-Vật mầu xanh lục có mầu Xanh lục. Vậy vật mầu xanh lục tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
-Vật mầu Đen có mầu Đen. Vậy vật mầu Đen không tán xạ ánh sáng Xanh lục.
II. khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật:
1.Thí nghiệm-Quan sát:
+Dụng cụ:
+Tiến hành: Quan sát mầu của các vật mầu đỏ, mầu xanh lục và mầu đen trên nền trắng khi chiếu chúng bằng:
-ánh sáng trắng
-ánh sáng đỏ
-ánh sáng xanh lục
2.Nhận xét:
Màu của vật dưới AS trắng
Màu của vật khi chiếu AS mầu Đỏ
Khả năng tán xạ AS màu đỏ của vật
Đỏ
Đỏ
Tốt
Trắng
Đỏ
Tốt
Xanh lục
Gần đen
Kém
Đen
Đen
K. tán xạ
Đỏ
Đen
Tốt
Trắng
Xanh
Tốt
Xanh lục
Xanh lục
Kém
Đen
Đen
K. tán xạ
Hoạt động 4: Rút ra Kết luận chung về khả năng tán xạ ánh sáng mầu của các vật:
GV :Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
GV : Vật mầu nào tán xạ tốt tất cả các ánh sáng mầu? (Vật mầu trắng).
HS : Vật mầu nào thì tán xạ tốt ánh sáng mầu đó.
Vật mầu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng mầu.
GV: Vật mầu nào không có khả năng tán xạ các ánh sáng mầu? (Vật mầu đen)
HS : Vật mầu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng mầu.
III- Kết luận về khả năng tán xạ ánh sáng mầu của các vật:
-Vật mầu nào thì tán xạ tốt ánh sáng mầu đó.
-Vật mầu trắng tán xạ tốt tất cả các ánh sáng mầu.
-Vật mầu đen không có khả năng tán xạ các ánh sáng mầu.
Hoạt động 5: Vận dụng-Củng cố-Hướng dẫn về nhà:
GV : Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ Sgk-145:
Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
C4: Sgk- 145.
C5: Sgk-145.
HS : Trả lời
C4: Ban ngày, lá cây ngoài đường thường có màu xanh vì chúng tán xạ tốt ánh sáng trắng của Mặt Trời.Trong đêm tối, ta thấy chúng có màu đen vì không có ánh sáng chiếu tới chúng và chúng chẳng có gì để tán xạ.
IV-Vận dụng
C4: Sgk- 145.
C5: Sgk-145.
Tiết 62: các tác dụng của ánh sáng
Ngày soạn:09/04/2009 Ngày dạy:15/04/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9C
A.Mục tiêu:
-Trả lời được câu hỏi: Tác dụng của ánh sáng là gì?. Vận dụng được kiến thức về tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật mầu trắng và trên vật mầu đen để giải thích được một số ứng dụng thực tế.
-Trả lời được câu hỏi: Tác dụng sinh học của ánh sáng là gì?. TD quang điện của ánh sáng là gì?.
B.Chuẩn bị:
Đối với mỗi nhóm Học sinh
Đối với giáo viên
-1Tấm kim loại, 1mặt sơn trắng, 1mặt sơn đen; 2 nhiệt kế; 1 bóng đèn 12V-25W; 1 chiếc đồng hồ. Quạt điện, máy tính
-Bảng phụ; Phiếu học tập
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ-Đặt vấn đề bài mới:
Cõu 1: Vật khụng cú khả năng tỏn xạ ỏnh sỏng là vật cú màu
A :Trắng.
B: Đen.
C: Xanh.
D: Vàng.
Cõu 2 :Chiếu vào vật cú màu trắng bằng ỏnh sỏng màu nào thỡ ta sẽ nhỡn thấy vật đú cú:
A : Màu trắng.
B: Màu đen.
C: Màu của ỏnh sỏng chiếu vào vật.
D: Màu khỏc với nàu của ỏnh sỏng chiếu vào vật.
Cõu 3 :Trong phũng tối, chiếu một chựm sỏng trắng vào một tấm giấy màu đỏ ta thấy tấm giấy cú:
A : Màu đỏ.
B: Màu trắng.
C: Màu đỏ tớm.
D: Màu cam.
Cõu 4 Nhận xột đỳng khi núi về màu sắc cỏc vật:
Vật màu trắng dưới ỏnh sỏng nào cũng cú màu trắng.
Vật màu đen dưới ỏnh sỏng trắng mới cú màu đen.
Vật màu xanh dưới ỏnh sỏng nào cũng cú màu xanh.
Vật màu đen dưới ỏnh sỏng nào cũng cú màu đen.
Cõu 5 Một vật màu xanh lục đặt dưới ỏnh sỏng đỏ, ta sẽ thấy vật đú cú:
A : màu xanh lục.
B: màu đỏ.
C: màu trắng.
D: màu đen.
ĐVĐ Trong thực tế người ta đã sử dụng ánh sáng vào những cong việc gì?. Vậy ánh sáng có những tác dụng nào?
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của ánh sáng:
GV: Yêu cầu HS lấy VD Hiện tượng ánh sáng chiếu vào các vật làm các vật nóng lên:
-NX sự đúng sai của các VD của HS.
HS +Đọc Sgk-146 Trả lời câu hỏi C1, C2 Sgk-146.
-Cho VD: Hiện tượng ánh sáng chiếu vào các vật làm các vật nóng lên:
-Phân tích sự trao đổi năng lượng trong TD nhiệt của AS phát biểu KN TD nhiệt của AS:
+Nêu mục đích TN, tìm hiểu các dụng cụ TN Nghiên cứu TD nhiệt của ánh sáng trên vật mầu trắng và vật mầu đen:
GV : Tổ chức cho HS tìm hiểu mục đích TN, tìm hiểu các dụng cụ TN.HDHS tiến hành TN
HS Tiến hành TN.
GV : HD HS xây dựng KN TD nhiệt của ánh sáng.
HS :NX, C3 Sgk-147: Trong cùng một khoảng thời gian, với cùng NĐ ban đầu và cùng một ĐK chiếu sáng thì NĐ của tấm kim loại mầu đen tăng nhanh hơn nhệt độ của tấm kim loại mầu trắng.
GV : Tổ chức lớp rút ra KL :Trong cùng điều kiện thì vật mầu đen, mầu tím...(mầu tối) hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật mầu trắng, mầu hồng.. (mầu sáng).
I.Tác dụng nhiệt của ánh sáng:
1.Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?
+Ví dụ:
+ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng dẫ bị biến thành nhiệt năng. Đó là TD nhiệt của AS.
2.Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật mầu trắng và vật mầu đen:
a. Thí nghiệm:
+Dụng cụ:
+Tiến hành:
+Kết quả: Bảng 1 Sgk-147
+Nhận xét:
b.Kết luận:Sgk-147
3.Hoạt động 3:Tìm hiểu Tác dụng sinh học của ánh sáng:
GV : Yêu cầu HS đọc mục II Sgk-147- Phát biểu TD sinh học của AS.
HS ; Nghiên cứu tài liệu: Phát biểu TD sinh học của AS.
GV : Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C4, C5 Sgk-147.
HS : Trả lời câu hỏi C4, C5
GV Nhận xét câu trả lời của HS:
-Cây cối thường ngả hoặc vươn ra chỗ có AS mặt trời.
-Cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng sớm để thân thể được cứng cáp
II.Tác dụng sinh học của A sáng:
+ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của á sáng.
+Ví dụ:
Cây cối thường ngả hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.
-Cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng sớm để thân thể được cứng cáp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Tác dụng quang điện của ánh sáng:
GV :Yêu cầu HS đọc mục III Sgk-147
HS :-Đọc mục III Sgk-147. Trả lời câu hỏi của GV:
GV :Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi:
-Thế nào là pin quang điện.
+Yêu cầu HS Trả lời câu hỏi C6, C7 Sgk-147-148:
HS :Trả lời câu hỏi C6, C7 Sgk-147-148.-Nêu một số dụng cụ chạy bằng Pin mặt trời.
GV -Muốn cho pin phát điện phải có điều kiện gì?
-Khi pin hoạt động, nó có nóng lên không? Như vậy pin hoạt động có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng?.
HS -Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
III.Tác dụng quang điện của AS:
1.Pin mặt trời:
2.Tác dụng quang điện của ánh sáng:
Muốn cho pin phát điện phải có ánh sáng chiếu vào nó. Khi pin hoạt động, nó hầu nh không nóng (hoặc nóng lên rất ít). Nh vậy pin hoạt động không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.
-Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là TD quang điện
Hoạt động 5: Vận dụng- Củng cố- Hướng dẫn về nhà:
GV :yêu cầu HS thảo luận nhóm , trả lời C7,C8,C9
HS : Thảo luận nhóm. Sau đó các nhóm trình bày phương án trả lời của nhóm mình.
C9C9: Vật mầu đen, mầu tím...(mầu tối) hấp thụ năng lượng ánh sáng nhiều hơn vật mầu trắng, mầu hồng.. (mầu sáng). Nên về mùa đông mặc quần áo mầu tối giúp cơ thể được sưởi ấm còn về mùa hè mặc quần áo mầu sáng giảm được sự nóng bức cho cơ thể
GV: Nêu Kết luận của bài.
+Giải BT 56.1; 56.2 SBT
IV.Vận dụng:
-C7:Ac-si-met đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.
-C8: ở đây đã nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng.
Tiết 63: Thực hành nhận biết ánh sáng đơn sắc và
ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD
Ngày soạn:11/04/2009 Ngày dạy:18/04/2009
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên Học sinh vắng
9A
9C
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Trả lời được câu hỏi: Thế nào là ánh sáng đơn sắc và thế nào là ánh sáng không đơn sắc.
-Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.
2.Kĩ năng:
-Biết tiến hành thí nghiệm để phân biệt được ánh sáng đơn sắc và ánh sáng khô
File đính kèm:
- Tiet 58 -61 ly 9 chuan.doc