1.Kiến thức :
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất .
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình đông đặc của chất rắn.
2. Kĩ năng :
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc của chất rắn.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 9 - Tuần 30 - Tiết 29 - Bài 24: Sự nóng chảy, sự đông đặc (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30 Ngày soạn :28/03/2013
Tiết : 29 Ngày dạy : 02/04/2013
BÀI 24: SỰ NÓNG CHẢY, SỰ ĐÔNG ĐẶC(T2)
I . Mục tiêu :
1.Kiến thức :
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất .
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình đông đặc của chất rắn.
2. Kĩ năng :
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc của chất rắn.
3. Thái độ :
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có tinh thần hợp tác với các thành viên trong nhóm.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung bài dạy và các tài liệu liên quan.
- Chuẩn bị một tờ giấy để vẽ đường biểu diễn.
2. Học sinh :
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
6A1……….. 6A3………….. 6A4………….. 6A5…………. 6A6………….
2. Kiểm tra bài cũ : Băng phiến nóng chảy ở nhiệt độ nào? Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ băng phiến ra sao?
3. Bài mới:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
Khi một vật chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì gọi là gì?=> Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay .
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 2 : Giới thiệu thí nghiệm nghiên cứu về sự đông đặc.
- Giới thiệu thí nghiệm và yêu cầu học sing dự đoán thí nghiệm.
- Nhiệt độ của băng phiến giảm dần và băng phiến chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
II. Sự đông đặc
1. Dự đoán: Nhiệt độ của băng phiến giảm dần và băng phiến chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Hoạt động 3 : Phân tích kết quả thí nghiệm.
- Dùng bảng 24.1 yêu cầu học sinh vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến vào giấy ô vuông đã chuẩn bị sẵn.
- Gv hướng dẫn:Trục nằm ngang chỉ thời gian, mỗi cạnh ô vuông biểu thị 1 phút.
Trục thẳng đứng chỉ nhiệt độ, mỗi cạnh ô vuông biểu thị 10 C.
- Từ đường biểu diễn yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi SGK
- Học sinh dụa vào hướng dẫn của giáo viên vẽ đường biểu diễn sự đông đặc của băng phiến vào vở.
C1 : Nhiệt độ 800 C
- Học sinh trả lời
2. Phân tích kết quả thí nghiệm.
C1: Nhiệt độ 800 C
C2: Từ phút 0 à 4 đường thẳng nằm nghiên.
Từ phút 4 à 7 đường thẳng nằm ngang.
Từ phút 7 à 15 đường thẳng nằm nghiêng.
C3: Từ phút 0 à 4 nhiệt độ băng phiến giảm dần.
Từ phút 4 à 7 nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
Từ phút 7 à 15 nhiệt độ băng phiến giảm dần.
Hoạt động 4: Kết luận.
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
Hs suy nghĩ và rút ra kết luận:
a. …………800 C…………
b. …………Bằng……..
c. …………..không thay đổi.
3. Rút ra kết luận.
a. …………800 C…………
b. …………Bằng……..
c. …………..không thay đổi.
Hoạt động 5 : Vận dụng.
- Giới thiệu bảng 25.2 yêu cầu học sinh quan sát hình25.1 thảo luận trả lời câu C5, C6, C7:
- Hướng dẫn hs trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của hs.
- C5:0 à1 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể rắn.
1à4 nhiệt độ không thay đổi, nước đá ở thể rắn và lỏng.
4à7 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể lỏng.
C6.
+Đồng nóng chảy: chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
+Đồng đông đặc: chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
-C7. Nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá tan.
III. Vận dụng
C5: Chất nước
0 à1 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể rắn.
1à4 nhiệt độ không thay đổi, nước đá ở thể rắn và lỏng.
4à7 nhiệt độ tăng dần, nước đá ở thể lỏng
IV. Củng cố:
- Thế nào gọi là sự nóng chảy? Sự đông đặc?
- Trong thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt độ của vật thay đổi thế nào?
- Lấy VD về sự đông đặc.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài trong SBT.
- Đọc trước bài mới.
- Đọc có thể em chưa biết.
File đính kèm:
- tuan30ly6tiet29.doc