Bài giảng Một số bazơ quan trọng (natri hiđroxit -–na0h)

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh biết được:

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học,những ứng dụng của Na0H

- Phương pháp sản xuất Na0H từ muối ăn.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu( giấy quì tím hoặc giấy

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số bazơ quan trọng (natri hiđroxit -–na0h), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Tiết:12 Ngày dạy: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (Natri hiđroxit -–Na0H) 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: w Giúp học sinh biết được: - Tính chất vật lí, tính chất hóa học,những ứng dụng của Na0H - Phương pháp sản xuất Na0H từ muối ăn. b. Kĩ năng: - Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu( giấy quì tím hoặc giấy phenolphtalein) nhận biết dung dịch Na0H . - Bài toán tính nồng độ mol và nồng độ % của Na0H c. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chịu khó trong học tập. 2. Trọng tâm Tính chất hóa học của Na0H. 3. Chuẩn bị: a.GV: SGK, giáo án. w Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, panh để gắp hóa chất, đế sứ. w Hóa chất: dung dịch: Na0H, phenolphtalein, HCl (hoặc dd H2S04), giấy quỳ tím, tranh “ Sơ đồ điện phân dung dịch NaCl” và tranh “ Các ứng dụng của Natri hiđroxit” b.HS: Học bài và làm các BTVN, soạn và xem trước bài mới. 4. Tiến trình day học: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 9A1: ………………………………………. 9A2: ………………………………………. 9A3: ………………………………… 9A4: ……………………………………… 4.2. Kiểm tra bài miệng: Câu hỏi Đáp án Điểm 1. Nêu tính chất hóa học của bazơ tan và tính chất của bazơ không tan ? Cho 2,24 lit khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ với 100ml dd KOH tạo thành muối K2CO3 . Nồng độ mol/lit của dd KOH là : A.1,5M B. 2M C. 3M D.1M 2.BTVN: 2( 10 đ) Natri hiđroxit được dùng sản xuất sản phẩm nào trong đời sống ? 1. Tính chất hóa học của bazơ tan: % Bazơ tan có 4 tính chất: 1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu 2. Tác dụng với 0xit axit 3. Tác dụng với axit 4. Tác dụng với dung dịch muối. % Bazơ không tan có 2 tính chất: 1. Tác dụng với axit 2. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy. B. 2M BT2: a. Những chất tác dụng được với dung dịch HCl là: Cu(0H)2, Na0H, Ba(0H)2. PT: Cu(0H)2 + 2HCl CuCl2 + 2H20. Na0H + HCl NaCl + H20. Ba(0H)2 + 2HCl BaCl2 + 2H20. b. Những chất bị nhiệt phân hủy là: Cu(0H)2. PT: Cu(0H)2 Cu0 + H20. c.Những chất tác dụng được với C02 là Na0H, Ba(0H)2. PT: 2Na0H + C02 Na2C03 + H20. Ba(0H)2 + C02 BaC03 + H20. d. Những chất làm đổi màu giấy quỳ tím thành xanh là: Na0H, Ba(0H)2 . Natri hiđroxit được dùng sản xuất xà phòng , chất tẩy rửa , bột rửa , bột giặt. 4đ. . 2đ 4đ 3đ 2đ 2đ 2đ 1đ 4.3. Giảng bài mới: GV giới thiệu bài mới : Chúng ta đã biết Natrihidroxit và Canxihidroxit là những bazơ tan , vậy chúng có những tính chất nào ? ứng dụng gì ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của Na0H. Ÿ GV lấy 1 viên Na0H để trên đế sứ thí nghiệm cho HS quan sát. - Cho viên Na0H vào 1 ống nghiệm chứa nước, lắc đều, sờ tay vào thành ống nghiệm và hãy nhận xét hiện tượng. Ÿ GV gọi đại diện HS nêu. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của Na0H. Ÿ Na0H thuộc loại hợp chất nào ? HS nêu. Ÿ Các em hãy dự đoán tính chất hóa học của Na0H ? Ÿ Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của 1 bazơ tan, viết PTHH minh họa. ŸCho học sinh làm thí nghiệm quan sát và nhận xét hiện tượng, viết PTHH. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của Na0H. GV cho cả lớp quan sát tranh “Những ứng dụng của Na0H”, gọi HS nêu những ứng dụng. Giáo dục học sinh: Khi sử dụng xà phòng phải cẩn thận tránh vây vào mắt, rửa tay thật sạch . Hoạt động 4: Tìm hiểu về sản xuất Na0H. Ÿ Natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp nào ? - HS nêu (Natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa (có màng ngăn) ).GV hướng dẫn HS viết PTHH. Mở rộng kiến thức: Nếu thùng điện phân không có màng ngăn sản phẩm tạo thành là nước Javel: I. Tính chất vật lí : Ÿ Natri hiđroxit là 1 chất rắn không màu, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt. Ÿ Dung dịch Natri hiđroxit có tính nhờn, làm mục vải, giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng Na0H phải thật cẩn thận. II. Tính chất hóa học : Na0H là 1 bazơ tan. Ÿ Kết luận: Na0H có tính chất hóa học của bazơ tan. 1. Dung dịch Na0H làm chuyển màu giấy quỳ tím thành xanh, phenolphtalein không màu thành màu đỏ. 2. Tác dụng với axit: tạo thành muối và nước. Na0H(dd)+HN03(dd)NaN03(dd)+H20(l). Na0H(dd)+HCl(dd) NaCl(dd) + H20(l). 3. Tác dụng với 0xit axit: tạo thành muối và nước. 2Na0H(dd)+S03(k)Na2S04(dd)+H20(l) 2Na0H(dd)+C02(k) Na2C03(dd)+H20(l). 4. Tác dụng với dung dịch muối: tạo thành muối mới và bazo mới CuS04+2Na0H Cu(0H)2 + Na2S04. III. Ứng dụng: Ÿ Na0H dùng để sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt. Ÿ Sản xuất tơ nhân tạo. Ÿ Sản xuất giấy. Ÿ Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất). Ÿ Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác. IV. Sản xuất Natri hiđroxit: Ÿ PTHH: điện phân 2NaCl +2H20 2Na0H +Cl2 + H2. có màng ngăn 4.4 Câu hỏi, củng cố, luyện tập : BT1 : Hãy hoàn thành các PTHH theo sơ đồ sau: Na Na20 Na0H NaCl Na0H Na2S04. Na Na0H Na3P04. - HS thảo luận đôi và làm BT vào vở, GV kiểm tra. 1. 4Na + 02 2Na20. 2. Na20 + H20 2Na0H. 3. Na0H + HCl NaCl + H20. 4. 2NaCl + 2H20 điện phân 2Na0H + Cl2 + H2. có màng ngăn 5. 2Na0H + H2S04 Na2S04 + 2H20. 6. 2Na + 2H20 2Na0H + H2. 7. 3Na0H + H3P04 Na3P04 + 3H20. BT2: nếu còn thời gian. Hòa tan 3,1g Na20 vào 40ml nước. Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. w HS tự thảo luận và giải vào phiếu học tập. w GV gợi ý các công thức để HS nhớ và giải: n = m = n x M ® CM = , C% = . - Sử dụng định luật bảo toàn để tính khối lượng dd sau phản ứng. mdd sau phản ứng = mNa20 + mH20. Trong đó mH20 = V x D. ( DH20 = 1g/ml). 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Đối với tiết học này Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK/ 27 Viết PTHH Số mol CO2, NaOH So sánh tỉ số của CO2, NaOH Tìm ra chất dư - Học bài và làm các BTVN 1,2,3,4 trang 27 SGK. Đối với tiết học sau: - CB: “Một số baxơ quan trọng (tt)” (soạn và xem trước phần tính chất hóa học của Canxi hiđroxit - Ca0, PTHH, thang pH). 5. Rút kinh nghiệm: Nội dung Phương pháp Sử dụng ĐDDH,TBDH

File đính kèm:

  • docTiet 12moi.doc
Giáo án liên quan