I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết các tính chất lý hoá của các Muối quan trọng: NaCl; KNO3 trong tự nhiên và cách khai thác muối NaCl.
- Biết những ứng dụng quan trọng của 2 muối trên trong đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện viết PTPƯ _ kĩ năng giải bài tập định tính.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số muối quan trọng tuần 8 tiết 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 15
MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết các tính chất lý hoá của các Muối quan trọng: NaCl; KNO3 trong tự nhiên và cách khai thác muối NaCl.
Biết những ứng dụng quan trọng của 2 muối trên trong đời sống.
Tiếp tục rèn luyện viết PTPƯ _ kĩ năng giải bài tập định tính.
II. CHUẨN BỊ:
Sơ đồ ứng dụng của NaCl.
Phiếu học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp diễn giảng _ nghiên cứu hình thành kiến thức.
IV. TIẾN TRÌNH:
Ổn định: Kiểm diện học sinh.
KTBC:
Trình bày tính chất hoá học của Muối
Viết PTPƯ minh hoạ mỗi tính chất (10đ)
Nêu định nghĩa PƯ trao đổi
Cho VD minh hoạ (10đ)
Sữa BT 3_4/33 SGK
( Mỗi BT làm hoàn chỉnh : 10đ)
HS nêu đúng mỗi tính chất : 2đx5=10đ.
Định nghĩa đúng : 3đ
Điều kiện PƯ TĐ thực hiện : 2đ
Cho VD minh hoạ : 5đ
Chia bảng làm 3 phần
HS sữa BT 3 phần 2 bảng
HS sữa BT 4 phần 4 bảng
* Giáo viên gọi HS nhận xét ® sữa sai (nếu có).
Giáo viên chấm điểm.
Giảng bài mới:
Chúng ta đã biết những tính chất hoá học của Muối. Trong bài này các em sẽ tìm hiểu về 2 Muối quan trọng trong đời sống thực tế là NaCl _ KNO3
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu Muối NatriClorua
Trong tự nhiên các em thấy muối ăn (NaCl) có ở đâu?
Giáo viên giới thiệu kiến thức SGK
Giáo viên : gọi học sinh đọc lại phần 1/T24 SGK ==> giới thiệu khái quát về ruộng muối.
Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ:
Nước biển
Mỏ muối
Các em quan sát sơ đồ và cho biết những ứng dụng quan trọng của NaCl.
Gọi học sinh nêu những ứng dụng và các sản phẩm sản xuất từ NaCl
Hoạt động 2: Vai trò của KNO3
Giáo viên giới thiệu : KNO3 : diêm tiêu.
Quan sát lọ đựng KNO3 ==> HS nêu nhận xét ==> kết luận.
Giáo viên giới thiệu các tính chất của KNO3. KNO2 : Muối Kali Nitrat
Giáo viên cung cấp kiến thức KNO3 dùng trong CN sản xuất.
Phân đạm (N)
Phân kali (K)
I. MUỐI NATRI CLORUA:
Trạng thái tự nhiên:
NaCl có nhiều trong nước biển và trong muối mỏ.
2. Cách khai thác:
Từ nước biển : cho nước mặn bay hơi từ từ.
Từ mỏ muối : lấy muối từ hầm hay giếng sâu : cho tinh chế để làm sạch muối.
3. Ứng dụng:
Làm gia vị _ bảo quản thức ăn.
Dùng sản xuất : Na, Cl2 , H2
NaOH,Na2CO3,NaHCO3
NaCl là nguyên liệu cơ bản của CN hoá chất.
II. MUỐI KALI NITRÁT:
Tính chất :
Chất rắn , màu trắng.
Tan nhiều trong nước.
Bị phân huỷ ở t0 cao
KNO3 có tính ôxi hoá mạnh.
2. Ứng dụng:
Chết tạo thuốc nổ đen
2KNO3 + S + 3C ® K2S + N2 + 3CO2
Làm phân bón ( cung cấp N và K cho cây trồng)
Bảo quản thực phẩm trong CN.
Củng cố:
Họp nhóm : thực hiện PHT 1
* Lưu ý: học sinh chọn đúng chất tham gia để PT thực hiện được.
Viết PTPƯ của sự biến hoá sau:
CuCuSO4CuCl2Cu(OH)2CuO
HsSO4 Cu Cu(NO3)2 Cu
Gọi học sinh nhận xét
Giáo viên gắn PHT 2 lên bảng:
Giáo viên giới thiệu đề bài tập 2:
Trộn 75g dd KOH 5,6% với 50g dd MgCl2 9,5%
Tính m chất kết tủa
Tính C% của dd thu được sau phản ứng
Yêu cầu HS làm BT vào vở
Cho học sinh xung phong lên giải BT theo từng phần
Vì sau PƯ có kết tủa nên dd thu được sau PT tính là:
mddmới = mdd1 + mdd2 - m¯
= 75 + 50 –2,175
= 122,825g
Các nhóm treo bảng phụ lên bảng.
Giáo viên định hướng cách giải:
Viết PTPƯ _ ghi tỉ lệ mol
Tính n 2 chất tham gia
Xác định chất tham gia phản ứng (chất có mol nhỏ)
==> chất dư ( chất có mol lớn hơn)
BT giải toàn theo chất tham gia phản ứng hết
mol
Viết PTPƯ : 2KOH + MgCl2 ® Mg(OH)2 + 2KCl
2 1 1 2
Theo số liệu: KOH tham gia hết
MgCl2 còn dư
Theo PTPƯ:
b. Sau phản ứng còn 2 dd: KCl và MgCl2 dư
nKCl = nKOH = 0,075 mol
nên MgCl2 dư = 0,06 – 0,0375
= 0,0125 mol
==> mKCl =0,075 x 74,5 = 5,5875g
C%KCl =
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Làm BT 1,2,3,4,5 /36 SGK
Mỗi học sinh chuẩn bị : 1 số mẫu phân bón thông dụng ( N,K,P) và các phân tổng hợp.
Ghi tên và CTHH các phân nếu có.
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Tiet 15.doc