Bài giảng Một số oxít quan trọng: canxi ôxít_cao

I. MỤC TIÊU:

1. Học sinh hiểu được những tính chất hoá học của Canxi ôxít CaO và ứng dụng của CaO. Biết được các phương trình điều chế CaO trong Phòng Thí Nghiệm và trong Công Nghiệp.

2. Rèn luyện kỹ năng viết Phương trình phản ứng của CaO. Làm bài tập chuẩn xác.

3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số oxít quan trọng: canxi ôxít_cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 3 : MỘT SỐ OXÍT QUAN TRỌNG: Canxi ôxít_CaO I. MỤC TIÊU: Học sinh hiểu được những tính chất hoá học của Canxi ôxít CaO và ứng dụng của CaO. Biết được các phương trình điều chế CaO trong Phòng Thí Nghiệm và trong Công Nghiệp. Rèn luyện kỹ năng viết Phương trình phản ứng của CaO. Làm bài tập chuẩn xác. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ Giáo viên làm TNBD: + chuẩn bị phiêú học tập 1, 2. Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đủa thuỷ tinh, giá đỡ, kẹp. Hoá chất: CaO; dung dịch HCl; dung dịch H2SO4; CaCO3, dung dịch Ca(OH)2 Tranh các kiểu lò nung vôi. Học sinh : kiến thức tìm hiểu các kiểu lò nung vôi. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp vấn đáp tái hiện kiến thức. Phương pháp thí nghiệm, chứng minh. Phương pháp thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH: Ổn định: Kiểm diện học sinh. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hoá học của ôxít bazờ: Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Đáp án: như bài học: mỗi t/c nêu đúng +pt chính xác : 3đ x 3 =9đ Sửa bài tập 3/6 SGK: H2SO4 + ZnO ® ZnSO4 + H2O 2đ 2NaOH + SO3 ® Na2SO4 + H2O 2đ H2O + SO2 ® H2SO3 2đ H2O + CaO ® Ca(OH)2 2đ CaO + CO2 ® CaCO3 2đ Gọi 2 học sinh lên bảng sữa bài ===> Giáo viên sữa sai nếu có. Lưu ý ghi thể, trạng thái các chất trong PTHH. 3. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu của nội dung bài học ==> hợp chất CaO. Giáo viên khẳng định CaO là 1 ôxít bazờ nên có đủ tính chất cuả 1 ôxít bazờ. Cho học sinh quan sát mẩu CaO trong cốc thuỷ tinh. ® nêu nhận xét (phần lý thuyết) Giáo viên: chúng ta hãy thực hiện 1 số thí nghiệm để chứng minh tính chất cuả CaO ( qua câu hỏi của 1 phần kiểm tra bài cũ mà học sinh đã ghi) Thí nghiệm 1 : SGK. Nhận xét: phản ứng toả nhiệt (nóng). Sinh ra chất rắn trắng ít tan trong nước. Giáo viên: phản ứng trên gọi là phản ứng tôi vôi. Cao hút ẩm mạnh nên dùng để làm khô nhiều chất. Học sinh nhắc lại thí nghiệm CaO tác dụng với dung dịch HCl và viết phương trình phản ứng. Giáo viên: thực hiện thí nghiệm 2 ® chứng minh kiến thức của học sinh phát biểu. Giáo viên: nhờ tính chất naỳ mà CaO dùng khử chua đất trồng trọt. Xử lý nước thải của nhiều nhà máy hoá chất ==> bảo vệ môi trường. Giải thích hiện tượng hoá vôi ® CaCO3. ===> Kết luận : CaO là 1 ôxít bazờ điển hình A. Canxi Ôxít: (CaO) I. Tính chất của CaO: 1. Tính chất Vật Lý: CaO là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất ca (2580C) 2. Tính chất hoá học: a. Tác dụng với nước: CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2 (l) Ca(OH)2 tan ít trong nước. Phần tan tạo thành dung dịch Bazờ b. Tác dụng với Axít CaO(r) + H2SO4 ® CaSO4 + H2O CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O c. Tác dụng với ôxít axít: CaO(r) + CO2 (k) ® CaCO3(r) Hoạt động 2: - Giáo viên : Hãy nêu các ứng dụng của CaO qua bài học và trong thực tế. - Giáo viên gợi ý : Vì sao đất phèn thường hay dùng vôi để bón lúc làm đất? Tại sao phải rắc vôi bột vào nơi chôn xác động vật? Hoạt động 3: Trong thực tế, vôi dược sản xuất từ nguyên liệu gì? Quan sát tranh vẽ các kiểu lò nung vôi. Giáo viên thuyết trình về các phản ứng xảy ra trong lò nung vôi. Học sinh viết phản ứng ( phản ứng toả nhiều nhiệt) II. Ứng dụng của Canxi ôxít. (SGK) III. Sản xuất CaO như thế nào? Nguyên liệu: CaCO3 và chất đốt Quá trình sản xuất: phản ứng phân huỷ đá vôi ở 2000C C + O2 ® CO2 + Q CaCO3 ® CaO + CO2 ­ 4. Củng cố và luyện tập: Phiếu học tập 1: Viết phương trình phản ứng của sự biến hoá sau: CaCO3 ® CaO + CO2 Ca(OH)2 CaO + H2O ® Ca(OH)2 CaCl2 CaO + 2HCl ® CaCl2 + H2O CaCO3 ® CaO CaO + 2HNO3®Ca(NO3)2 + H2O Ca(NO)3 CaO + CO2 ® CaCO3 CaCO3 Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh xung phong làm bài. Phiếu học tập 2: Trình bày phương pháp để nhận biết các chất rắn sau: CaO, P2O5, SiO2 Hướng dẫn làm bài tập: Đánh dấu các lọ : 1, 2, 3 Cho nước vào ® loại SiO2 Xanh: Ca(OH)2 Cho quỳ tím vào 2 dd còn lại ® có sự đổi màu Đỏ: H3PO4 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Làm các bài tập : 1, 2, 3 , 4 /9 SGK Bài tập 3* : giáo viên định hướng cách giải: Tìm nHCl theo đề bài. Viết 2 phương trình phản ứng: Fe2O3 + 6HCl ® FeCl3 + 3H2O CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O Đặt ẩn số: x làm của Fe2O3 và 20 – x là m của CuO Fe2O3 = nFe2O3 = Dựa vào phương trình tìm nHCl Đặt phương trình đại số: nHCl(1) + nHCl(2) = n theo đề bài Chuẩn bị phần II. Lưu huỳnh Điôxit. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTie 3.doc
Giáo án liên quan