Bài giảng Một số oxit quan trọng tuần 2 tiết 4

1. MỤC TIÊU :

a. Kiến thức :

- Học sinh hiểu được những tính chất và ứng dụng của SO2

- Biết được các phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

b. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học .

- Rèn luyện kỹ năng làm bài tập dạng toán dư thừa

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số oxit quan trọng tuần 2 tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 Tiết PPCT: 4 MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tt) Ngày dạy: ……………… 1. MỤC TIÊU : a. Kiến thức : - Học sinh hiểu được những tính chất và ứng dụng của SO2 - Biết được các phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết các phương trình hóa học . - Rèn luyện kỹ năng làm bài tập dạng tốn dư thừa. c. Thái độ: - Giáo dục HS tìm hiểu ứng dụng của SO2 trong đời sống và sản xuất. 2. CHUẨN BỊ: a. Giáo viên: tranh 1.6, 1.7/ 10 SGK – Bài tập 1/ 11 SGK. b. Học sinh: Kiến thức, VBT. 3. TRỌNG TÂM: Tính chất hóa học của SO2 và cách sản xuất. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định, kiểm diện HS: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: - GV gọi HS làm bài tập 4/9 sgk - HS làm bài tập - GV nhận xét và ghi điểm cho HS * Hướng dẫn đáp án: Bài tập 4/ 9 SGK (10đ) Số mol của CO2: n = = 0,1 (mol) (1đ) CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O (2đ) 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol (2đ) a. Nồng độ mol của dd Ba(OH)2: CM = = = 0,5 M (2,5đ) c. Khối lượng của BaCO3: m = n . M = 0,1 . 197 = 19,7 (g) (2,5đ) 4.3.Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu tính chất chung của oxit axit. Vậy lưu huỳnh đioxit có phải là một oxit axit không và có tính chất như thế nào? Được điều chế trong phòng thí nghiệm cũng như trong công nghiệp ra sao? Tìm hiểu bài hôm nay: LƯU HUỲNH ĐIOXIT: SO2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Tính chất SO2. Phương pháp: Thuyết trình GV: Cho biết CTHH của lưu huỳnh đioxit là (SO2) GV: Yêu cầu HS tham khảo SGK nêu tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit? HS: SO2 là chất khí, không màu, độc. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Dựa vào tính chất hóa học chung của oxit axit. Vậy SO2 có những tính chất hóa học nào? (H1.6) GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hóa học của oxit axit với nước HS: Oxit axit + nước ® axit. GV: Vậy SO2 tác dụng với nước như thế nào? Viết pthh. HS: SO2 + H2O ® H2SO3 GV tích hợp: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong các nguyên nhân gây mưa axit, nĩ được sinh ra trong khĩi các nhà máy cơng nghiệp. HS: Quan sát H 1.7/ 10 SGK. GV: Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm. HS: Mô tả thí nghiệm, viết PTHH và gọi tên sản phẩm SO2 + Ca(OH)2 ® CaSO3 + H2O Canxi sunfit GV: SO2 tác dụng với bazơ tạo ra sản phẩm là hợp chất gì? HS: Sản phẩm muối. GV: Viết phương trình minh họa. HS: PTHH: Na2O + SO2 ® Na2SO3 GV: Rút ra kết luận về tính chất hóa học của SO2. * Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng. Phương pháp: Thảo luận. GV: Tham khảo SGK và thảo luận. HS: Thảo luận nêu lên tính chất ứng dụng cuả SO2. Đại diện nhóm trình bày kết quả: SO2 dùng để sản xuất H2SO4, chất tẩy trắng, bột gỗ công nghiệp giấy, diệt nấm mốc,… HS khác nhận xét. 3. Hoạt động 3: Điều chế SO2 Phương pháp: Thuyết trình GV giới thiệu cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm. GV: SO2 thu bằng cách nào trong các cách sau? a. đẩy nước. b. đẩy không khí (úp bình thu). c. đẩy không khí (ngữa bình thu). Giải thích? HS: Chọn câu c vì SO2 nặng hơn không khí. GV: Hướng dẫn HS viết PTHH. GV: Giới thiệu đun nóng H2SO4 đặc với Cu (Sẽ học ở bài H2SO4). HS: Tham khảo SGK nêu cách điều chế SO2 trong công nghiệp và viết PTHH. Đốt lưu huỳnh trong không khí: S + O2 SO2 - Đốt quặng pirit sắt GV: Hướng dẫn HS viết PTHH quặng FeS2 với oxi ghi điều kiện và trạng thái các chất. B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT: SO2 (Khí sunfurơ): I. Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì? 1. Tính chất vật lí: SO2 là chất khí, không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. 2. Tính chất hóa học: Thí nghiệm 1.6/ 10 SGK a. Tác dụng với nước: - PTHH: SO2(k) + H2O(l) ® H2SO3(dd) b. Tác dụng với dung dịch bazơ: - Thí nghiệm 1.7/ 10 SGK - PTHH: SO2(k) + Ca(OH)2(dd) ® CaSO3(r) + H2O(l) c. Tác dụng với oxit bazơ: - PTHH: SO2(k) + Na2O(r)® Na2SO3(r) * Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là oxit axit. II. Lưu huỳnh dioxit có những ứng dụng gì? (SGK) - Ứng dụng quan trọng nhất SO2 để sản xuất H2SO4 III. Điều chế SO2 như thế nào? 1. Trong phòng thí nghiệm: - Muối Sunfit tác dụng với H2SO4 ( hoặc HCl ) thu SO2 - PTHH: Na2SO3(r) + H2SO4(dd) ® Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2(k) 2. Trong công nghiệp: a. Đốt lưu huỳnh trong không khí: S(r) + O2(k) SO2(k) b. Đốt quặng pirit sắt 4FeS2(r) +11O2(k) 2Fe2O3(r)+ 8SO2(k) 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: Bài tập 6/ 11 SGK. HS thảo luận nhóm và giải bài tập sa khi GV hướng dẫn pp GV giới thiệu lại pp giải bài tốn dư thừa: + Đổi dữ kiện 2 chất tham gia về số mol + Viết PTPƯ xãy ra, đưa số mol vào PT + Lập tỉ lệ của hệ số và số mol 2 chất, so sánh xem tỉ lệ chất nào lớn hơn ( chất thừa). + Dựa vào các CT tính để tìm ra đáp án (Chú ý khi tính tốn các dữ kiện phải dựa vào số mol chất pư hết) Đáp án: số mol SO2 = 0,005 mol; số mol Ca(OH)2 = 0,007 mol SO2 + Ca(OH)2 à CaSO3 + H2O Số mol Ca(OH)2 dư nSO2 = nCaSO3 = 0,005 mol à mCaSO3 = 0,005. 120 = 0,6g nCa(OH)2 dư = 0,002 à mCa(OH)2 = 0,002.74 = 0,148g 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học. - Học bài. - Làm bài tập: 2, 3, 4, 5/ 11 SGK. - Xem trước bài “TÍNH CHẤT HÓA HỌC AXIT”. Chú ý: Các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của axit 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Ưu điểm: * Hạn chế:

File đính kèm:

  • docH9-4.doc