Bài giảng Ngữ văn 11: Đây thôn vĩ dạ- Hàn mặc tử

A. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:

- Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Qua đó hiểu được lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng hạnh phúc thiết tha của Hàn Mặc Tử.

- Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.

B. Chuẩn bị

- GV: Giáo án; SGK Ngữ Văn 11, tập 2, cơ bản; Sách giáo viên.

- HS: Đọc bài, soạn bài trước ở nhà.

C. Lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận, phiếu học tập, trắc nghiệm

- Lời giới thiệu:

Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn nhận định rằng, trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu thì “mới nhất, còn Nguyễn Bính “quen nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất”. Về sắc điệu trữ tình, Hàn Mặc Tử là “thi sĩ của đau thương”. Phải chăng chính vì “đau thương” mà “lạ nhất”? Càng về cuối đời thì càng đau càng lạ đến bí ẩn, khó hiểu. Cho nên thi phẩm của Hàn Mặc Tử luôn thu hút nhiều sự quan tâm, từ đó nảy sinh những cuộc tranh luận sôi nổi trên thi đàn. Đây thôn Vĩ Dạ cũng là một đối tượng nhận được sự chú ý đặc biệt. Hành trình khám phá bài thơ biết bao người đã đặt chân tới nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn sẵn chờ và mời mọc những cuộc tìm kiếm khác. Hôm nay, cả lớp chúng ta sẽ đến tìm hiểu bài thơ, để biết thêm về một bức tranh xứ Huế bằng thơ và một Hàn Mặc Tử “lạ” lẫm, được xem là “tứ bất tử” trong phong trào thơ Mới

 

docx7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 35023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn 11: Đây thôn vĩ dạ- Hàn mặc tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM Trường Đại học Sư phạm TPHCM Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Đoàn thực tập sư phạm 2012 GVHD: Nguyễn Phong Djinh Giáo sinh: Nguyễn Thị Thu Thủy Lớp thực tập: 11A2 Bộ môn: Ngữ văn Bài: Tuần: Tiết: ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: Cảm nhận được bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Qua đó hiểu được lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng hạnh phúc thiết tha của Hàn Mặc Tử. Nhận biết sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới. Chuẩn bị GV: Giáo án; SGK Ngữ Văn 11, tập 2, cơ bản; Sách giáo viên. HS: Đọc bài, soạn bài trước ở nhà. Lên lớp Ổn định Kiểm tra bài cũ: Bài mới Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận, phiếu học tập, trắc nghiệm… Lời giới thiệu: Nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn nhận định rằng, trong các nhà Thơ mới, Xuân Diệu thì “mới nhất, còn Nguyễn Bính “quen nhất”, trong khi Hàn Mặc Tử lại “lạ nhất”. Về sắc điệu trữ tình, Hàn Mặc Tử là “thi sĩ của đau thương”. Phải chăng chính vì “đau thương” mà “lạ nhất”? Càng về cuối đời thì càng đau càng lạ đến bí ẩn, khó hiểu. Cho nên thi phẩm của Hàn Mặc Tử luôn thu hút nhiều sự quan tâm, từ đó nảy sinh những cuộc tranh luận sôi nổi trên thi đàn. Đây thôn Vĩ Dạ cũng là một đối tượng nhận được sự chú ý đặc biệt. Hành trình khám phá bài thơ biết bao người đã đặt chân tới nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn sẵn chờ và mời mọc những cuộc tìm kiếm khác. Hôm nay, cả lớp chúng ta sẽ đến tìm hiểu bài thơ, để biết thêm về một bức tranh xứ Huế bằng thơ và một Hàn Mặc Tử “lạ” lẫm, được xem là “tứ bất tử” trong phong trào thơ Mới . Hoạt động Kết quả cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm GV cho HS đọc đoạn 1 của phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc đời của Hàn Mặc Tử? àGV chốt ý và nhấn mạnh những biến cố cuộc đời đã ảnh hưởng đến hồn thơ của HMT. GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2, 3 của tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: Hãy tóm tắt những nét chính về sự nghiệp sáng tác của HMT? àGV chốt ý. GV giảng giải thêm những đặc điểm phong cách nổi bật của nhà thơ Hàn Mặc Tử. GV hướng dẫn HS đọc đoạn cuối tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi: +Xuất xứ của bài thơ? +Em có suy nghĩ gì về tên tập thơ “Thơ Điên”? + Sự khác nhau giữa tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ” và “Đây thôn Vĩ Dạ”? +Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt? Từ đó hãy cho biết bài thơ được sáng tác từ những nguồn cảm xúc nào? GV nhận xét bổ sung. GV đưa ra câu hỏi khóa (sẽ hỏi HS vào cuối giờ học): “ Dựa vào những đặc điểm của lối “thơ Điên” mà HMT đã chịu ảnh hưởng từ Pháp đã kể ở trên, hãy cho biết tại sao HMT lại xếp “Đây thôn Vĩ Dạ” vào tập thơ mang tên “Thơ Điên”? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục bài thơ GV đọc mẫu và hướng dẫn HS cách đọc. Giọng đọc chậm rãi, thiết tha, tươi vui (khổ 1),trầm buồn, da diết ( khổ 2, 3) HS đọc. GV giảng giải thêm các chú thích. GV cho HS thảo luận tìm ra bố cục và đặt tên cho từng phần. GV cho HS thảo luận tìm ra các câu hỏi trong bài thơ, xác định sự giống/ khác nhau về tính chất của những câu hỏi đó? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích khổ 1 Nhan đề như một lời giới thiệu nhưng lại bắt đầu bằng một câu hỏi tu từ chứ không phải một câu tả. Câu hỏi ở đây là của ai, hướng tới ai và mang những sắc thái ý nghĩa nào?Từ ngữ nào đáng chú ý? àHS trao đổi. àGV bình giảng và chốt ý. Thiên nhiên thôn Vĩ trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như thế nào? + Những cảnh vật nào được HMT chú trọng miêu tả? +Em hình dung như thế nào về nắng mới lên? +Thử tưởng tượng và tái hiện cảnh tượng “nắng hàng cau”? + Khu vườn Vĩ Dạ được tác giả miêu tả như thế nào? Những từ ngữ nào làm em chú ý? + Thử hình dung và tái hiện hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”? àHS tái hiện và cắt nghĩa vẻ đẹp của các hình ảnh thiên nhiên Vĩ Dạ. GV: Từ đó em nhận xét như thế nào về bức tranh thôn Vĩ qua tưởng tượng của nhà thơ? GV: Con người trong bức tranh thôn Vĩ hiện lên qua những chi tiết nào? Hình ảnh “lá trúc che ngang” thể hiện cho điều gì? Theo em, “mặt chữ điền” là mặt của ai? Dân gian ta quan niệm như thế nào về những người có khuôn mặt chữ điền? GV giúp HS đi sâu cảm nhận tâm trạng nhà thơ: Thơ – ngoại cảnh cũng là nội tâm. Từ bức tranh thôn Vĩ, em hình dung tâm trạng của nhà thơ trong khổ đầu này như thế nào? Thử đặt tiêu đề cho khổ thơ theo tâm trạng của tác giả? Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích khổ 2 Không gian, thời gian và cảnh vật đã thay đổi như thế nào? Theo em, cảnh vật trong hai câu thơ đầu có gì bất thường? Sự bất thường đó biểu hiện cho điều gì? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh xuất hiện trong hai câu thơ sau? - Hình ảnh thuyền chở răng, bến sông trăng có đơn thuần là những hình ảnh thiên nhiên huyền ảo hay còn mang ý nghĩa nào khác? - Từ “về” trong khổ này có gì khác với từ “về” trong khổ trước? GV nhấn mạnh hình ảnh trăng – hình ảnh ám ảnh trong thơ HMT. - Nhận xét của em về khung cảnh trong khổ thơ này? GV bình giảng giúp HS hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của hình tượng thơ. (Dẫn thêm một số dẫn chứng thơ có sử dụng thi liệu thuyền, bến, sông trăng). Từ ngữ nào thể hiện suy nghĩ của HMT về thời gian? Nó gợi cho em suy nghĩ gì về tâm trạng tác giả? GV liên hệ với Xuân Diệu ở chi tiết nỗi ám ảnh thời gian. Thử đặt tiêu đề của khổ thơ theo tâm trạng của HMT? Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân tích khổ 3 Cảnh tượng trong khổ thơ này có gì khác với 2 khổ trên? Hình ảnh con người xuất hiện như thế nào? Khách đường xa ở đây là ai? Điệp từ khách đường xa gợi lên điều gì? Tại sao lại nói “trắng quá nhìn không ra”? Cụm từ “sương khói mờ nhân ảnh” càng cho ta thấy điều gì về cảnh vật và con người? Nói “ở đây” tức sẽ có “ngoài kia”. Vậy “ở đây, ngoài kia” là ở đâu? Từ đó em có nhận xét gì về hiện thực được cảm nhận, miêu tả trong khổ này? Từ đó hãy hình dung tâm trạng của nhà thơ? Câu thơ cuối có những cách hiểu nào? “Ai” chỉ đối tượng nào? Thử đặt tên tiêu đề khổ thơ theo tâm trạng nhà thơ. Hoạt động 6: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hướng vận động của tứ thơ. Thảo luận: Các tổ thảo luận hoàn thành bảng(*). Sau đó cử người báo cáo. Các tổ tranh luận. àGV chốt ý. Hoạt động 7: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học. GV yêu cầu: Từ việc phân tích, hãy khái quát nội dung chính của bài thơ? GV hỏi: Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của bài thơ? Tìm hiểu chung Tác giả - Cuộc đời: + Hàn Mặc Tử (HMT) tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Quê làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình), trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Sau ở với mẹ tại Quy Nhơn. + Năm 1936, HMT mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn và mất tại trại phong Quy Hòa. - Sự nghiệp sáng tác + Ông làm thơ từ năm 14 tuổi với nhiều bút danh. Tác phẩm chính: Gái quê(1936), Thơ điên (1938), Xuân như ý… - Hồn thơ HMT hết sức phức tạp, đầy bí ẩn nhưng vẫn thể hiện rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ điên (về sau đổi thành Đau thương). - Nhan đề “Đây thôn Vĩ Dạ” vừa ngắn gọn, vừa nhiều tầng nghĩa, có giá trị biểu cảm cao hơn. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc – người thiếu nữ ở Vĩ Dạ - “mối tình đầu thầm kín” của nhà thơ - gửi tặng. - Nguồn cảm hứng: + Dòng hồi tưởng về cảnh đẹp xứ Huế, con người xứ Huế. + Cảm xúc về mối tình cũ với Hoàng Cúc. + Mặc cảm bản thân đang sống cô độc, bị bệnh hiểm nghèo. Đọc – hiểu văn bản Đọc và tìm hiểu bố cục Bố cục: + Khổ 1: Thôn Vĩ tươi sáng trong ánh bình minh +Khổ 2: Cảnh vật “buồn thiu” dưới ánh trăng mơ màng. +Khổ 3: Thế giới chìm dần trong sương khói của mộng ảo. Phân tích Khổ 1: Thôn Vĩ tươi sáng trong ánh bình minh Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” àCó 2 cách hiểu: + Là lời mời tha thiết, lời trách nhẹ nhàng của cô gái Huế với tác giả +Là lời tự trách, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa muốn được trở lại thôn Vĩ “về chơi” àsắc thái thân mật, tự nhiên, chân tình Câu hỏi gợi lên trong tâm hồn nhà thơ những kỉ niệm, những tình cảm sâu sắc về xứ Huế. Thiên nhiên thôn Vĩ: Nắng: * Cau là cây cao nhất, là cây đầu tiên đón nắng trong khu vườn àtinh khôi * Nắng rọi vào sương trên lá cau, tạo thành sự hòa phối giữa màu và ánh à long lanh, tinh khiết * Thân cau, bóng cau là những nét mảnh mai àthanh thoát. àThân cau hiện lên như cây thước để đo mực nắng của thiên nhiên. + “Nắng mới lên”: cái nắng đầu tiên của một ngày à tinh khôi, trong trẻo. è Lặp lại từ “nắng” như nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh trong lòng nhà thơ, một hình ảnh ấn tượng lòng người đi xa. Khu vườn + “Mướt quá”: Sự đan xen giữa xúc giác và thị giác, giữa ánh và màu + “Quá”: tiếng kêu ngỡ ngàng, trầm trồ àmàu xanh mỡ màng, non tơ, mềm mại, đầy xuân sắc, tràn trề nhựa sống. + “Xanh như ngọc”: hình ảnh so sánh đẹp, trong màu xanh có ánh sáng, có sương long lanh của buổi sớm mai. Thiên nhiên trong trẻo,tươi sáng, tinh khôi, đầy sức sống. Con người thôn Vĩ: + “Lá trúc che ngang”: vẻ đẹp kín đáo, bản tính dịu dàng của con người xứ Huế. + “Mặt chữ điền”àhình ảnh được cách điệu hóa. Đó không là mặt của một ai cụ thể mà nó đại diện cho vẻ đẹp của tâm hồn Huế, con người Huế : ngay thẳng, phúc hậu. Sự tinh tế của HMT: Cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau. Tâm trạng nhà thơ: Đó là niềm vui khi nhận được thư của người con gái mình thầm thương trộm nhớ, niềm hy vọng lóe sáng về tình yêu, hạnh phúc. àCái tôi tươi vui, hy vọng về hạnh phúc. Khổ 2: Cảnh vật “buồn thiu” dưới ánh trăng mơ màng. Không gian: mở rộng ra khung cảnh trời mây sông nước xứ Huế. Thời gian: buổi ban mai àđêm tối. Dòng sông Hương Giang: +“Gió theo lối gió/ mây đường mây”: ngắt nhịp 4/3 với 2 vế tiểu đối gợi tả không gian gió mây chia lìa. + “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”: “buồn thiu”: nhân hóa con sông thành một sinh thể có tâm trạng àvừa gợi hình, gợi cảm: dòng sông trôi đi một cách hờ hững. “lay”: sự lay động rất nhẹà sự níu giữ vu vơ, một lưu luyến vô vọng của kẻ bị chia lìa. + Nhịp thơ 4/3 tạo thành 2 vế tiểu đối à nhấn mạnh sự chia rẽ. àLẽ thường là “gió thổi mây bay, nước chảy hoa trôi”, nhưng giờ đây cảnh vật như đang chia lìa, cô đơn trong chính hành trình của nó - “Thuyền ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” tạo nên tính bất định cho chủ thể “thuyền” àxa vời, diệu vợi, mông lung. - Thủ pháp huyền ảo hóa: +“Bến sông trăng”: ánh trăng tràn ngập khung cảnh dòng sông àhình ảnh đẹp, gợi cảm, lãng mạn + “Thuyền chở trăng” : bóng trăng soi dưới mặt nước, cạnh bóng thuyền. àKhông gian tràn ngập ánh trăng, hư thực huyền hồ, thơ mộng. - Thủ pháp ẩn dụ: “Trăng”: hình ảnh quen thuộc, ám ảnh trong thơ HMT, là biểu tượng của tình yêu, hạnh phúc Thuyền chở trăng: Thuyền chở hy vọng, hạnh phúc, sự sống Bến sông trăng: Bến bờ hạnh phúc, cõi sống. - “Về”: gió, mây chia lìa; dòng sông hờ hững…chỉ có trăng mới ngược dòng về với HMT, là niềm hy vọng của nhà thơ. ðThời điểm buổi tối + tâm tưởng nhà thơ àdòng sông Hương hư ảo, gợi cảm giác chia lìa. Khung cảnh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, mang sắc thái ảm đạm, hiu hắt, rời rạc, càng về sau càng hư ảo, mang nặng dự cảm chia lìa - “kịp” àám ảnh thời gian, sự chia lìa . àCái tôi khắc khoải, lo âu, dự cảm hạnh phúc chia xa Khổ 3: Thế giới chìm dần trong sương khói của mộng ảo. Sự thay đổi: + Thiên nhiên nhường chỗ cho sự xuất hiện của con người. + “Mơ”: chứa đựng 2 nghĩa :giấc mơ (mộng) và sự mơ ước à Cảnh tượng được miêu tả hoàn toàn trong cõi mộng. “Khách đường xa”: + Người đang sống ở Vĩ Dạ +Chính nhà thơ + Hình ảnh biểu trưng của hạnh phúc, sự sống tình yêu. Điệp từ “khách đường xa” gợi lên khoảng cách xa xôi, sự cách trở. “Trắng quá nhìn không ra”: + Tiếng kêu ngỡ ngàng : “quá” + Cực tả sắc trắng ở sắc độ tuyệt đối, tột cùng à Trắng đến mức lạ lùng, không tin vào mắt mình nữa. “Sương khói mờ nhân ảnh”: cảnh vật và con người mờ ảo, ẩn dụ cho những huyễn hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời. àHiện thực xa xôi, trắng xóa, mờ ảo, huyễn hoặc. à Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu và hạnh phúc. “Ai biết tình ai có đậm đà” +Cách 1: “Ai1” là tác giả, “ai2” là người xứ Huế àNhà thơ không biết tình người xứ Huế có đậm đà hay không +Cách 2: “Ai1” là người xứ Huế, “ai2” là tác giảàngười xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ đối với cảnh Huế, người Huế hết sức thắm thiết, đậm đà? àLàm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của một tâm hồn tha thiết yêu thương. Cái tôi tuyệt vọng Sự vận động của tứ thơ: Cảnh sắc: +Khu vườn Vĩ Dạ buổi bình minh thấp thoáng bóng ngườiàDòng sông Hương ban đêm àcon người Huế trong thế giới hư ảo. +Cảnh vật mang tính chất thực àthực + ảo à hoàn toàn trong cõi mộng. +Sắc thái: Tươi đẹp, non tơ, đầy sức sống, xuân sắc à chia lìa, rời rạc, ảm đạm à nhòe mờ. Tâm trạng nhân vật trữ tình: Tươi vui, lóe sáng hy vọng về hạnh phúc àdự cảm chia lìa àtuyệt vọng. Tổng kết Nội dung : +Bức tranh phong cảnh thiên nhiên, con người, tình người xứ Huế +Nỗi buồn sâu kín trong dự cảm hạnh phúc chia xa và lòng thiết tha với cuộc đời của nhà thơ. Nghệ thuật: +Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, gợi hình. +Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa +Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, điệp từ, nhân hóa được sử dụng hiệu quả. (*) Yếu tố Sự vận động Thời gian Không gian Tính chất hư/ thực Sự xuất hiện của cảnh vật và con người Sắc thái cảnh vật Tâm trạng tác giả Củng cố: + Trắc nghiệm: Chọn những phương án đúng: Dự cảm chia lìa của HMT bắt đầu từ khổ thơ nào? a) Khổ 1 b) Khổ 2 c) Khổ 3 Lựa chọn nào sau đây không đúng với tâm trạng của tác giả trong bài thơ? a) Dự cảm chia lìa b) Tuyệt vọng, không còn thiết tha gì với cuộc sống c) Lóe sáng hy vọng về tình yêu, về hạnh phúc d) Cô đơn, trống vắng, tha thiết yêu thương Nội dung nào sau đây không có trong Đây thôn Vĩ Dạ? a) Tình cảm đối với thiên nhiên và con người xứ Huế b) Nỗi buồn mang dự cảm hạnh phúc chia xa c) Nỗi buồn sâu kín của một tình yêu đơn phương d) Tâm sự của một nhà thơ trẻ tài hoa nhưng thất tình 4. Sự chuyển biến của tâm trạng tác giả qua 3 khổ thơ là? 5. Đặc điểm của khung cảnh qua từng khổ thơ? + Thảo luận câu hỏi khóa Dặn dò: Chuẩn bị bài Tham khảo: Chu Văn Sơn, Ba đỉnh cao thơ mới, NXB Giáo dục. Hà Nội 2006 (đọc phần phân tích tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ). Nguyễn Trọng Khánh, Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ, NXB Giáo dục, 2006 (đọc bài “ Đây thôn Vĩ Dạ, một bài thơ không dễ hiểu) Phạm Du Yên (tổng hợp và giới thiệu), Thơ Hàn Mặc Tử, NXB Thanh Niên, 2008. Rút kinh nghiệm: Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Tp.HCM, ngày / tháng / năm 2012 Giáo sinh ký tên Họ và tên:

File đính kèm:

  • docxDAY THON VI DA.docx
Giáo án liên quan