Bài giảng ngữ văn 6 - Bài 28, ttết 118: Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn không có từ là

I- Mục tiêu cần đạt:

Qua bài này giúp học sinhđạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.

- Cấu tạo của câu miêu tả và câu tồn tại.

2. Kĩ năng:

Luyện kĩ năng nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là.

3.Thái độ:

Sử dụng kiểu câu này trong nói và viết

II- Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài giảng, bảng phụ, sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2 và một số đồ dùng khác.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Vở bài tập, sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2, đồ dùng học tập.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng ngữ văn 6 - Bài 28, ttết 118: Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn không có từ là, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thu Giang Người soạn : giáo sinh thực tập. Nông Thị Hoài Lớp : Văn - Địa CK13 Trường : CĐSP Thái Nguyên Bài giảng ngữ văn 6: Bài 28. Tiết 118. Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn không có từ là I- Mục tiêu cần đạt: Qua bài này giúp học sinhđạt được: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là. - Cấu tạo của câu miêu tả và câu tồn tại. 2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. 3.Thái độ: Sử dụng kiểu câu này trong nói và viết II- Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bài giảng, bảng phụ, sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2 và một số đồ dùng khác. 2. Chuẩn bị của học sinh - Vở bài tập, sách giáo khoa ngữ văn 6 tập 2, đồ dùng học tập. III- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Kể tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là? cho ví dụ? Đáp án: - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là: + Kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ) hoặc tính từ (cụm tính từ) cũng có thể làm vị ngữ. + Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: + Câu định nghĩa + Câu giới thiệu + Câu miêu tả + Câu đánh giá 3. Bài mới: Vào bài: Để miêu tả hành động,trạng thái, đặc điểm của sự vật được nêu ở chủ ngữ hoặc để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật thì dùng kiểu câu trần thuật đơn không có từ là. Vậy bài học hôm naycô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về kiểu câu đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu câu trần thuật đơn không có từ là: GV: Treo bảng phụ đã viết ví dụ HS: Đọc ví dụ CH: Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các ví dụ trên. HS: Suy nghĩ, trả lời CH: em hãy quan sát vị ngữ của những ví dụ trên do những từ loại hay cụm từ nào tạo thành? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, củng cố, bổ sung: a. Cụm tính từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Động từ CH: Em hãy nhận xét về vị ngữ của những câu trên có gì khác so với câu trần thuật đơn có từ là? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xé, bổ sung - ở câu trần thuật đơn có từ là thì: CN + VN(là + DT + cụm DT + (là + cụm ĐT, TT)) - ở câu trần thuật đơn không có từ là: CN + VN(cụm ĐT, TT) CH: Từ ví dụ trên thì em hãy rút ra thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là? HS: Trả lời CH: Em hãy chọn những từ hoặc cụm từ phủ định định điền vào trước vị ngữ của những câu trên? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ sung a. Phú ông không mừng lắm b. Chúng tôi không tụ hội ở góc sân c. Chiếc áo không xanh d. Đàn chim không bay trên bầu trời CH: Em có nhận xét gì về cấu trúc về câu phủ định? HS: Trả lời GV: Khi kết hợp với từ phủ định thì vị ngữ mang ý phủ định. Không, chưa chẳng + cụm ĐT hoặc cụm TT - Chúng ta hãy so sánh với cấu trúc trong câu trần thuật đơn có từ là: Từ phủ định + ĐT tình thái + Vị ngữ Không phải là... - Cấu trúc phủ định trong câu trần thuật đơn không có từ là: Từ phủ định + Vị ngữ Không tụ hội CH: Qua những ví dụ trên em rút ra kết luận gì? HS: Đọc ghi nhớ (SGK 119) GV: Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ và phân tích . Hoạt động 2: Hướng dẫn phân loại câu trần thuật đơn không có từ là: GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK - 119 HS: Đọc CH: Em hãy xác định thành phần CN - VN trong các câu? HS: Xác định các thành phần câu CH: Em có nhận xét gì về vị trí của hai vị ngữ trong câu a và b. Em hãy so sánh hai câu a và b HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, kết luận - Câu a: CN đứng trước - Câu b: VN được đảo lên trước CN + Giống nhau: Cả hai câu đếu có trạng ngữ, đều là câu trần thuật đơn không có từ là. + Khác nhau: Câu a: Cụm danh từ đứng trước độnh từ (hay CN đứng trước VN) Câu b: VN đứng trước CN GV: Các em hãy xem lại mục ghi nhớ 3 về chủ ngữ(SGK - 93) CH: Em hãy cho biết câu nào là câu miêu tả? HS: Trả lời (câu a) GV: Khi vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ thì gọi là câu tồn tại (câu b) GV: yêu cầu học sinh đọc mục 2 HS: Đọc CH: Dựa vào kiến thức đã học về văn miêu miêu tả, em hãy cho biết đoạn văn ở ví dụ này có phải là văn miêu tả hay không? HS: Trả lời (văn miêu tả) CH: Vậy theo em , ta nêmn điền câu nào vào chỗ trống của đoạn văn? tại sao? HS: Trả lời GV: Nhận xét, bổ sung - Điền câu b vì tại cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn văn, nếu đưa CN lên đầu thì có nghĩa là nhân vật đó đã được biết đến từ lâu. CH: Vậy qua ví dụ này em rút ra kết luận gì? GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ (SGK - 119) CH: Em hãy lấy ví dụ về câu miêu tả và câu tồn tại HS: Suy nghĩ, lấy ví dụ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập GV: Treo bảng phụ CH: Xác định CN -VN và cho biết câu nào là câu miêu tả và câu nào là câu tồn tại? HS: Suy nghĩ GV: Yêu cầu học sinh lên bảng làm GV: Nhận xét và đưa ra kết quả a/ Bóng tre// trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn c v > Là câu miêu tả - Dưới bóng tre của ngàn xưa// thấp thoáng// mái TN VN CN đình, mái chùa cổ kính > Là câu tồn tại - ... ta // gìn giữ một nền văn hóa lâu đời CN VN > Là câu miêu tả b. ... có // cái hang của Dế choắt VN CN > Là câu tồn tại c. ... tua tủa // những mầm măng VN CN > Là câu tồn tại - Măng // chồi lên nhọn hoắt như một ... CN VN > Câu miêu tả GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 Gợi ý: - Độ dài 5 đến 7 câu - Nội dung: Tả cảnh trường em - Sử dụng các kiểu câu: + Câu trần thuật đơn không có từ là + Câu trần thuật đơn có từ là + câu miêu tả và câu tồn tại GV: Đọc một bài cho học sinh tham khảo Ví dụ: Ngôi trường mà gắn bó với em biết bao kỷ niệm thân yêu nhất đó là ngôi trường mà hiện tại em đang học tập và rèn luyện. Ngôi trường mang tên trường THCS thị trấn Đu. Trường nằm ngay trung tâm huyện Phú Lương, rẽ ngay vào con ngõ nhỏ rất yên tĩnh không bị ồn ào bởi tiếng xe cộ hay cuộc sống của cư dân xung quanh. Ngôi trường rất sạch sẽ, gọn gàng và khang trang. Bóng của những cây xanh che mát cả sân trường và những hàng ghế đá là những nơi mà chúng em ngồi đọc bài và hóng mát. Sau mỗi giờ ra chơi, lại nhộn nhịp tiếng vui đùa của những bạn học sinh. GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 3 (SGK 120) HS: Đọc GV: Đọc cho học sinh chép Hướng dẫn : - Yêu cầu xác định từ ghép, từ láy trong đoạn văn đó + Từ ghép: Muôn ngàn, cây lá, tre nứa, thân mật, mấy chục, mầm non, xanh tốt, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. +Từ láy: Thân thuộc, ngút ngàn, đâu đâu, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp,dẻo dai. + Có cặp từ gần nghĩa: Vững chắc, giản dị, mộc mạc. I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là 1. Ví dụ: a. Phú ông// mừng lắm c v b. Chúng tôi// tụ hội ở c v góc sân. c. Chiếc áo// xanh c v d. Đàn chim// bay trên c v bầu trời * Nhận xét: 2. Ghi nhớ (SGK 119) II- Câu miêu tả và câu tồn tại 1. Ví dụ 1:(SGK 119) 2. Ví dụ2 3. Ghi nhớ (SGK 119) III- Luyện tập 1. Bài tập 1: 2. Bài tập 2 3. Bài tập 3(SGK - 120) 4. Củng cố GV: Củng cố lại toàn bài Như vậy bài học ngày hôm nay chúng ta đã cùng nghiên cứu hai vấn đề lớn: - Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là: có 2 đặc điểm - Câu trần thuật đơn không có từ là có hai kiểu câu đó là: câu miêu tả và câu tồn tại 5. Dặn dò: - Học bài, thuộc ghi nhớ - Hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị tiết: ôn tập văn miêu tả VI - Rút kinh nghiệm bài giảng

File đính kèm:

  • doccau tran thuat don khong co tu la.doc
Giáo án liên quan