Hoạt động 1: khỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 1’
oạt động của thầy
Nghe bài hát : Việt Nam trong tôi là .
GV nêu câu hỏi: Em đã biết những bài ca dao -dân ca nào nói về tỡnh cảm gia đình?
-> Gv nhận xét, đánh giá
-> giới thiệu từ sự phong phú trong nội dung của thơ ca dân gian VN.
Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của anh chị em ruột thịt. Mái ấm gia đình, dẫu có đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắng tránh mưa, là nơi mỗi ngày khi bình minh thức dậy ta đến với công việc, làm lụng hay học tập để đóng góp phần mình cho XH và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.Rồi khi màn đêm buông xuống, là nơi ta trở về nghĩ ngơi, tìm niềm an ủi động viên, nghe những lời bảo ban, bàn bạc chân tình gia đình là tế bào XH. Chính nhờ lớn lên trong tình yêu gia đình, tình cảm ấy như mạch chảy xuyên suốt, mạnh mẽ thể hiện trong ca dao – dân ca, mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
8 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 2: Những câu hát về tình cảm gia đình - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Mức độ cần đạt
- Hiểu được khái niệm ca dao - dân ca.
- Nắm được tư tưởng nghệ thuật của những câu ca dao về tỡnh cảm gia đình
(bài 1 và bài 4)
II.Trọng tâm kiến thức,kĩ năng.
1. Kiến thức:
- Bước đầu nắm dược khái niệm ca dao- dân ca
- Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc về chủ đề về tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng:
- Đọc-hiểu và phân tích ca dao-dân ca trữ tình.
- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tỡnh cảm gia đình.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng gìn giữ tỡnh cảmgia đỡnh.
- Sưu tầm và gìn giữ những bài ca dao về chủ đề tình cảm gia đình.
4. Định hướng phát triển năng lực hs:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ...
- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ...
- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh.
III. Chuẩn bị.
- GV: Máy chiếu, đĩa , sưu tầm ca dao, dân ca .
- HS: + Sưu tầm những câu ca dao hoặc bài hát dân ca về tình cảm gia đình của địa phương.
+ Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
IV. Tổ chức dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu 1: Ai là n/v chính trong truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê"?
A. Mẹ B. Cô Tâm C. Thành D. Thành và Thủy
Câu 2: Thông điệp nào đựoc gửi gắm qua câu truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê"?
A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em
B. Hãy để trẻ em được sống trong 1 mái ấm gia đình.
C. Hãy hành động vì trẻ em.
D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng hiếm có.
Câu 3: TL:
T/c sâu sắc của em dành cho 2 bạn Thành và Thủy đó là gì?
(Trình bày bằng 1 câu)
Đáp án phần TN: Câu 1: D ; Câu 2: B
* KT đầu giờ.
3. Tổ chức dạy và học bài mới.
Hoạt động 1: khỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não
- Thời gian: 1’
oạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
Nghe bài hát : Việt Nam trong tôi là .
GV nêu câu hỏi: Em đã biết những bài ca dao -dân ca nào nói về tỡnh cảm gia đình?
-> Gv nhận xét, đánh giá
-> giới thiệu từ sự phong phú trong nội dung của thơ ca dân gian VN.
Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của anh chị em ruột thịt. Mái ấm gia đình, dẫu có đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắng tránh mưa, là nơi mỗi ngày khi bình minh thức dậy ta đến với công việc, làm lụng hay học tập để đóng góp phần mình cho XH và mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.Rồi khi màn đêm buông xuống, là nơi ta trở về nghĩ ngơi, tìm niềm an ủi động viên, nghe những lời bảo ban, bàn bạc chân tình gia đình là tế bào XH. Chính nhờ lớn lên trong tình yêu gia đình, tình cảm ấy như mạch chảy xuyên suốt, mạnh mẽ thể hiện trong ca dao – dân ca, mà tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu.
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu :
- Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Hs nắm được các giá trị của văn bản.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác...
* Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm.
* Kỹ thuật: Động não, giao việc, .
* Thời gian: 27- 30’.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Ghi chú
HOẠT ĐỘNG 1 Đọc-Tìm hiểu chung.
Giới thiệu ca dao, dân ca: gọi HS đọc SGK/35.
- Giới thiệu thêm về khái niệm ca dao, dân ca SGV trang 36.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 4 bài ca dao.
Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích tr.35,36.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu văn bản:
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc bài1.
(?) Bài ca dao là lời nói của ai? Nói với ai? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
_Tình cảm mà bài ca dao muốn diễn tả là gì?
Hãy chỉ ra cái hay của hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ của bài ca dao này?
_ Em có nhận xét gì về hình ảnh dùng để so sánh ở đây?
GV nhận định
So sánh: Công cha - núi ngất trời, núi cao; Nghĩa mẹ - Nước biển Đông, biển mênh mông. Lấy cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Chỉ những hình ảnh to lớn cao rộng khôn cùng vàvĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ.
Hình ảnh so sánh ở đây được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông). Hai hình ảnh núi và biển đều được nhắc lại 2 lần, có ý nghĩa biểu tượng văn hoá phương Đông so sánh người cha với trời hoặc núi, người mẹ với đất hoặc biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (Cha_ Trời, Mẹ_ Đất, Cha_ Núi, Mẹ_ Biển).Nói Công Cha sánh đôi với Nghĩa Mẹ là cách nói đối xứng truyền thống của nhân dân ta. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. Với những hình ảnh so sánh ấy, bài ca dao trở nên cụ thể, sinh động hơn. “Chín chữ cù lao” làm cụ thể hoá công cha, nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái.Bài ca dao là lời nhắn gửi về bổn phận làm con được thể hiện trong hình thức lời ru, câu hát. Mà hát ru bao giờ cũng gắn với sinh hoạt gia đình, với ngôi nhà kỉ niệm thân thương của mỗi người.
- Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ như bài một?
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài ca dao 4.
(?) Bài ca dao là lời nói của ai? Nói với ai?
- Tình cảm gì được thể hiện trong bài ca dao này?
- Tình cảm thân thương đó của anh em được diễn tả như thế nào? Bằng nghệ thuật gì ?
GV nhận định:
Điều đáng chú ý là khi nói đến tình cảm anh em, các tác giả dân gian nói đến tình lớn hơn, bao trùm ấy là tình cảm cha mẹ “Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân”. Anh em tuy hai mà một, cùng chung cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một ngôi nhà.
Bài ca dao nhắc nhở ta điều gì?
Nội dung bài ca dao này nói lên điều gì?
- Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 2 bài ca dao sử dụng ?
3: Tổng kết
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 36
(?) Không gian, thời gian, hành động của nhân vật trong bài ca dao như thế nào?
- Đọc khái niệm ca dao, dân ca(*) SGK/35.
- Phân biệt rõ Ca dao_ Dân ca
+Đọc 4 bài diễn cảm 4 bài ca dao.
- Đọc chú thích SGK/35. Tìm hiểu nghĩa từng từ trong cù lao chín chữ.
Đọc bài 1 SGK/ 35
Bài 1: Là lời mẹ ru con. Dấu hiệu trực tiếp, rõ nhất để khẳng định điều đó là tiếng ru “Ru hơi, ru hỡi, ru hời” và tiếng gọi” con ơi!”
HS phát biểu và ghi vào vở.
-Nội dung bài 1 diễn tả: nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm làm con trước công lao to lớn ấy.
Bài ca dao dùng hình ảnh so sánh. là lối nói ví quen thuộc của ca dao.
Âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.
Ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc.
HS phát biểu
HS phát biểu.
+ Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
-1 HS đọc bài thứ 4
Bài 4: là lời của ông bà, hoặc cô bác nói cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau.
+ Tình cảm anh em thân thương ruột thịt.
+Trong quan hệ anh em khác với “người xa” có những chữ “cùng, chung, một” thiêng liêng.
+ Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh “như thể chân tay”.
- Anh em phải hoà thuận để cha mẹ vui lòng, phải biết nương tựa lẫn nhau. Hai chữ anh em gắn với chữ : hoà thuận, đùm bọc, đỡ đần.
=> Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em.
- Thể thơ Lục bát.
- Âm điệu tâm tình nhắn nhủ.
- Các hình ảnh truyền thống quen thuộc.
- Cả 2 bài đều sử dụng lối độc thoại, có một vế câu .
- HS đọc ghi nhớ SGK/36
I. Đọc, tìm hiểu chung:
- Ca dao:
- Dân ca:
II.Tìm hiểu văn bản:
Nội dung:
Bài 1: so sánh -> Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận trách nhiệm của người làm con trước công lao to lớn ấy.
Bài 4:
- Hình ảnh cụ the, so sánh, điệp từ-> Biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của anh em ruột thịt.
III.Ghinhớ: SGK/36
IV.Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 7- 10 phút.
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
- Gv chia lớp thành 2 nhóm: thi tiếp sức viết những bài, những câu ca về tình cảm gia đình.
? Hãy hát 1 bài hát ru có lời ru từ ca dao.
- Hs thảo luận nhúm bàn và bỡnh.
...
* Hs hoạt động theo nhóm (5->7’).
-> Cả lớp cùng đánh giá cho điểm.
* 1-2 HS
IV. Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Ghi chú
Gv giao bài tập
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
.
Bài tập củng cố :
Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.
Bài 1:Đọc câu ca dao sau đây:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Tâm trạng của người con gái trong câu ca dao trên là tâm trạng gì?
A Thương người mẹ đã mất. B Nhớ về thời con gái đã qua.
C Nỗi buồn nhớ quê ,nhớ mẹ. DĐau khổ cho thân phận mình.
Bài 2 :Đọc câu ca dao sau đây:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc,dở hay đỡ đần.
Nghệ thuật gì được sử dụng trong câu ca dao trên?
A So sánh B Nhân hoá
C Điệp ngữ D Ẩn dụ
Bài 3: Đọc những câu ca dao sau đây:
Cậu cai nón dấu lông gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê.
Những câu ca dao trên nằm trong bài ca dao nào?
A Những câu hát về tình cảm gia đình.
B Những câu hát về tình yêu quê hương ,đất nước con người.
C Những câu hát than thân.
D Những câu hát châm biếm.
Bài 4: Đọc những câu ca dao sau đây:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuồng ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
Hình ảnh con cò trong bài ca dao trên thể hiện điều gì về thân phận của người nông dân?
A Nhỏ bé ,bị hắt hủi ,sống cơ cực,lầm than.
B Gặp nhiều oan trái không bày giải được.
C Cuộc sống trắc trở,khó nhọc,đắng cay.
D Bị dồn nén đến bước đường cùng.
Câu 5 :Trong bài ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” có câu:
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hãy cho biết nghĩa của “Cù lao chín chữ ” là gì?
A Nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề.
B Nói về công lao cha mẹ to lớn như trời cao biển rộng .
C Nói đến tình cảm cha mẹ vô cùng yêu thương con .
D Nói đến lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo ,vâng lời cha mẹ .
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Ghi chú
Gv giao bài tập
+ Sưu tầm những câu ca dao về t/y quê hương đ/n, tranh phong cảnh các địa danh.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
Bài cũ:
- Học thuộc Vb và phần ghi nhớ.
- Sưu tầm thêm những câu ca dao về tình cảm gia đình và học thuộc.
Bài mới:
- Soạn bài: Những câu hát về t/y quê hương, đất nước
+ Tập đọc diễn cảm các bài ca dao-dân ca
+ Tập phân tích các bài
+ Trả lời các câu hỏi SGK
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_2_nhung_cau_hat_ve_tinh_cam_gia.docx