Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga

Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý

- Thời gian:2’

 - Phương pháp: Thuyết trình.

 - Kĩ thuật: Dùng bài thơ hay của các nhà thơ hiện đại Việt Nam về tỡnh yờu quê hương đất nước.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt Ghi chú

GV trích dẫn 1 đoạn thơ hay của các nhà thơ hiện đại VN về t/y quê hương đất nước.

 -> Đề tài về quê hương đất nước, con người trong thơ ca nói chung và thơ ca dân gian nói riêng.

Nhà văn I-li-a E-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất ,yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đỗ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh ” Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có 1 tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời nhắn gởi ấy là cả 1 tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương đất nước con người. Hôm nay, trong tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua: “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người”. - Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 3: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI I. Mức độ cần đạt - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tỡnh yờu đất nước, con người. II.trọng tâm Kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức: - Nắm đựơc nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca dao quen thuộc, thuộc chủ đề quê hương đất nước, con người. 2. Kĩ năng: - Đọc-hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình (bài 1 và 4) - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tỡnh yờu quê hương, đất nước, con người. 3. Thái độ: - Thuộc những bài ca dao trong bài và biết thêm 1 số bài ca dao thuộc chủ đề quê hương, đất nước, con người. - Có tình yêu quê hương, đất nước, con người. 4. Định hướng phát triển năng lực hs: - Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học - Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài - Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân - Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ... - Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ... - Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân. - Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh III. Chuẩn bị 1. Giỏo viờn: Sưu tầm tài liệu; Tranh ảnh các vùng miền, phong cảnh đất nước; bảng phụ, đài, đĩa hát những câu ca dao về tỡnh yờu quê hương đất nước. 2. Học sinh + Sưu tầm những câu bài ca dao về quê hương đất nước con người + Soạn bài; tập phân tích các bài ca dao về quê hưong đất nước con người IV. Tổ chức dạy và học. 1.ổn đinh tổ chức: - KT sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3->5’ ? Đọc thuộc diễn cảm 1 bài ca dao mà em thích nhất trong 2 bài ca dao về tình cảm gia đình. Hãy nói rõ vì sao mà em thích? 3. Tổ chức dạy và học bài mới. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý - Thời gian:2’ - Phương pháp: Thuyết trình. - Kĩ thuật: Dùng bài thơ hay của các nhà thơ hiện đại Việt Nam về tỡnh yờu quê hương đất nước. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn KTKN cần đạt Ghi chú GV trích dẫn 1 đoạn thơ hay của các nhà thơ hiện đại VN về t/y quê hương đất nước. -> Đề tài về quê hương đất nước, con người trong thơ ca nói chung và thơ ca dân gian nói riêng.. Nhà văn I-li-a E-ren-bua đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất ,yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đỗ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh” Quả thật trong mỗi con người chúng ta ai cũng có 1 tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời nhắn gởi ấy là cả 1 tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương đất nước con người. Hôm nay, trong tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu những tình cảm ấy qua: “Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người”. - Học sinh lắng nghe và ghi tên bài. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI * Mục tiêu : - Hs nắm được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Hs nắm được các giá trị của văn bản. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác... * Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, giảng bình, thảo luận nhóm. * Kỹ thuật: Động não, giao việc, . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Ghi chú 1. Đọc - Tìm hiểu chung: - Đọc diễn cảm 4 bài ca dao SGK / 37,38 - Tìm ý nghĩa chung của các bài ca dao trên? 2. Tìm hiểu văn bản: Hướng dẫn HS trả lời, thảo luận câu hỏi từng phần SGK/39. Bài 1: - 2 HS đọc bài 1. - Khi đọc câu thứ I, em thấy các tác giả dân gian đã gợi ra các địa danh, phong cảnh nào? Em hiểu gì về các địa danh phong cảnh đó? _ Nhận xét về bài 1, em đồng ý vớí ý kiến nào ở SGK/ 39? _ Tại sao em đồng ý với ý kiến b? Em có thể chỉ ra các dấu hiệu để nhận dạng bài ca dao có hai phần? - Một số bài ca dao đối đáp : + Đố anh chi sắc hơn dao Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời . (Hỏi) + Em ơi, mắt sắc hơn dao Dạ sâu hơn bể, trán cao hơn trời (Đáp) + Đến đây thiếp mới hỏi chàng (Hỏi) Cây chi hai gốc nửa vàng nửa xanh? + Nàng hỏi, anh kể rõ ràng (Đáp) Cầu vồng hai cội nửa vàng nửa xanh - Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại đối đáp về địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp ? ( HS thảo luận) - Em có nhận xét gì về người hỏi và đáp? Bài 4: -Đọc bài ca thứ 4. - Hai dòng đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì? +HS cần quan sát vềsố lượng từ, điệp từ, trật tự nhóm từ + Cánh đồng “mênh mông bát ngát bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình, đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. - Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng thơ cuối bài thơ 4? Có sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân. Nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đó đã làm ra cánh đồng “mênh mông bát ngát”, “bát ngát mênh mông” kia. Những dòng thơ dài không che lấp những dòng thơ ngắn. Hai dòng thơ cuối có vẻ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài. à Ở 2 dòng thơ đầu ta mới chỉ thấy cánh đồng bao la, chưa thấy được cái hồn của cảnh. Đến 2 dòng cuối hồn của cảnh mới hiện ra. Đó chính là con người, cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống trước cánh đồng do chính bàn tay lao động của cô tạo nên. _ Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hịên tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này không và có đồng ý với cách hiểu ấy không? Vì sao? _ Cũng có cách hiểu bài này là lời cô gái trước cánh đồng rộng lớn mênh mông nghĩ về thân phận của mình như “chẽn lúa đòng đòng ban mai” đẹp cái vẻ đẹp của thiên nhiên tươi tắn, trẻ trung, đầy sức sống nhưng rồi sẽ ra sao? Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở “Phất phơ” và sự đối lập: cánh đồng thì rộng mà chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định cũng như “dải lụa đào phất phơ giữa chợ”, không biết số phận mình sẽ an bài như thế nào? 3: Tổng kết - Qua các bài ca vừa tìm hiểu, em có nhận xét chung gì về nội dung và nghệ thuật _ 2 HS Đọc diễn cảm các bài ca dao. - Tình yêu quê hương, đất nước, con người . + 2 HS đọc đối đáp bài 1. + Từng HS đọc tìm hiểu chú thích SGK/ 38, 39. + Ý kiến b va c: Bài ca dao có 2 phần : phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao - dân ca. - Những tư ngữ: Ở đâu? Sông nào ? Núi nào ? Đền nào ?-> nêu lên sự thắc mắc của chàng trai. - Cách xưng hô: Nàng ơi, Chàng ơi. -Một loạt dấu chấm hỏi: Thể hiện cho 1 loạt kiểu câu nghi vấn đòi hỏi người nghe(cô gái) phải trả lời những thắc mắc, yêu cầu cần giải đáp của người nói( chàng trai).Có những câu không có dấu chấm hỏi đặt cuối câu nhưng khi đọc lên nó cũng đòi hỏi người nghe( đối tượng) phải giải đáp: “Ở đâu năm cửa , Đền nào thiêng ” HS thảo luận. Mỗi câu hỏi là một kiến thức về quê hương đất nước. Niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước - Mỗi câu hỏi là một kiến thức về quê hương đất nước. - Các chặng của cuộc hát đối đáp, đây là 1 hình thức để trai gái thử tài nhau về kiến thức địa lí, lịch sử. Câu đối đáp hướng về địa danh ơ nhiều vùng Bắc Bộ. Những địa danh đó không chỉ có những đặc điểm địa lí, tự nhiên, mà còn những dấu vết lịch sử, văn hoá rất nổi bật. Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh. Người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi. Như vậy là thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước. - Chàng trai cô gái cùng chung sự hiểu biết, cùng chung những tình cảm. Đó là cơ sở và là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau. => Qua lời hỏi và lời đáp, có thể thấy chàng trai và cô gái là những người lịch lãm, tế nhị. + 1 HS đọc lại bài ca thứ 4. - Những dòng thơ này được kéo dài ra, khác những dòng thơ bình thường. Dòng thơ nào cũng kéo dài 12 tiếng để gợi sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. - Các điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng _ đứng bên ni đồng); (mênh mông bát ngát_ bát ngát mênh mông) nhìn ở phía nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn của cánh đồng. Cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống đang lên. - Cô gái được so sánh “như chẽn lúa đòng đòng” và “ngọn nắng hồng ban mai” - Bài 4 là lời chàng trai thấy cánh đồng “mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông”và vẻ đẹp cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống. Chàng trai đã ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái. HS phát biểu theo gợi ý của GV Cũng có thể hiểu đây là lời bày tỏ tình cảm của cô gái. I. Đọc - Tìm hiểu chung SGK tr. 38,39 II.Tìm hiểu văn bản: Bài 1: - Thể thơ lục bát biến thể. - Hát đối đáp (Ca dao đối đáp) =>Niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước. Bài 4: - Dòng thơ được kéo dài, điệp từ, đảo từ và đối xứng, so sánh. àCa ngợi cánh đồng và vẻ đẹp mảnh mai, nhiều duyên thầm của cô gái. Đó cũng là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai. III.Ghi nhớ: SGK/40 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành. - Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác. * Thời gian: 7- 10 phút. * Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm... * Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.... Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt Ghi chú ? Bằng cảm nhận của em sau khi học VB, hãy tái hiện nd vb bằng cách đọc diễn cảm của mình? ? Em thích nhất câu (bài) ca dao nào? Tại sao? - Chia lớp làm 2 nhóm. + Nhóm 1: Bài 1/40. + Nhóm 2: Bài 2/40. GV nhận xét, kết luận ? Hãy nêu cảm nhận của em về 1 bài ca dao bằng 1 đoạn văn ngắn? GV nhận xét, cho điểm * 5 H/s đọc cả văn bản -> Cả lớp nghe và nhận xét. * Tự bộc lộ * Các nhóm trao đổi, cử đại diện trình bày. * Nghe, ghi chép * Viết đoạn văn (5’) -> trình bày -> nhận xét, cho điểm IV. Luyện tập Bài1: sgk/40. Bài 2: sgk/40. + Nhóm 1: Thể thơ chủ yếu là lục bát. Còn 1 số bài là lục bát biến thể. + Nhóm 2: T/c chung là t/y quê hương đất nước. " Gió đưa cành ................" " Anh đi anh nhớ............" " Làng ta ........................." " Đồng Đăng có.............." Bài tập 3. Viết đoạn văn HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu: - Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn - Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo. * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc * Kỹ thuật: Động não, hợp tác * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày.... .. Bài tập Bài tập trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em chò là đúng. Bài 1: Đọc bài ca dao sau đây: “Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Bài ca dao trên là lời của ai nói với ai?. A Lời của cha mẹ nói với con cái. B Lời của ông bà nói với con cháu. C Lời của mẹ nói với con gái. D Lời của anh em khuyên nhủ lẫn nhau. Bài 2: Đọc bài ca dao sau đây: - Ở đâu năm cửa nàng ơi Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục bên trong? Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh? Đền nào thiên nhất xứ Thanh Ở đâu mà lại có thành tiên xây? -Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục bên trong Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh Đền Sòng thiên nhất xứ Thanh Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Đặc điểm hình thức nổi bật của bài ca dao trên là gì? A Độc thoại B Kể chuyện C Đối đáp D Miêu tả Bài 3: Đọc bài ca dao sau đây: Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuồng ghềnh bấy nay Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. Hình ảnh con cò trong bài ca dao trên thể hiện thân phận người nông dân ngày xưa như thế nào? A Người nông dân nhỏ bé bị hắt hủi,thân phận thấp cổ bé miệng. B Người nông dân gặp nhiều oan trái trong cuộc sống. C Người nông dân bị dồn đẩy đến bước đường cùng. D Người nông dân cuộc sống trắc trở,khó nhọc,đắng cay. Bài 4: Đọc câu ca dao sau đây: Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ Hình ảnh con tằm trong câu ca dao trên nói đến cuộc đời ,thân phận của những ai trong xã hội ngày xưa? A Những cuộc đời nô lệ ,suốt đời bị bóc lột sức lao động. B Những thân phận nhỏ nhoi vất vả ,khổ cực suốt đời mà vẫn nghèo khổ. C Những cuộc đời lận đận ,phiêu bạt tha phương để kiếm sống. D Thân phận thấp cổ bé miệng với nổi khổ ,nổi đau oan trái suốt đời. Bài 5: Đọc những câu ca dao sau đây: Cậu cai nón dấu lông gà Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Em hãy cho biết nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung của “chú tôi” trong bài ca dao trên. A Tham lam và ích kỉ B Độc ác và tàn nhẫn C Dốt nát và háo danh D Nghiện ngập và lười biếng HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT Ghi chú Gv giao bài tập - Sưu tầm ca dao của địa phương thuộc chủ đề trên và tự học thuộc. + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày.... .............. Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà. 1. Bài cũ: - Học thuộc lòng 2 bài ca dao, nắm được nd, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật. 2. Bài mới: - Soạn bài từ láy + Ôn lại từ láy ( Ngữ văn 6). + Đọc, trả lời các câu hỏi SGK

File đính kèm:

  • docxbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_3_nhung_cau_hat_ve_tinh_yeu_que.docx
Giáo án liên quan