1. Kiến thức:
- Khái niệm từ láy
- Các loại từ láy: láy hoàn toàn và láy bộ phận.
2. Kĩ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cáh sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm và nhấn mạnh.
3. Thái độ:
- Tôn trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực hs:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp .
- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực .
- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh
7 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 4: Từ láy - Năm học 2020-2021 - Đào Huyền Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: TỪ LÁY
I. Mức độ cần đạt
-Nhận diện được 2 loại từ láy, đồng thời nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
-Hiểu đựoc giá trị tượng thanh tượng hình gợi cảm của từ láy biết cách sử dụng từ láy.
- Có ý thức rèn luyện từ láy, trau dồi vốn từ.
II. trọng tâm Kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ láy
- Các loại từ láy: láy hoàn toàn và láy bộ phận.
2. Kĩ năng:
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cáh sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm và nhấn mạnh.
3. Thái độ:
- Tôn trọng sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực hs:
- Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học
- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài
- Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân
- Năng lực phân tích ngôn ngữ ,giao tiếp ...
- Năng lực làm bài tâp. ,lắng nghe ,ghi tích cực ...
- Năng lực làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân.
- Năng lực giải quyết tình huống, năng lực phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, năng lực biết làm thành thạo công việc được giao, năng lực thích ứng với hoàn cảnh
III. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ( MC), PHT
- HS: Ôn lại kiến thức từ láy, soạn bài theo hướng dẫn của GV.
IV. tổ chức dạy và học.
1) ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp.
2) Kiểm tra bài cũ(3->5’)
GV chiếu bài tập (1 HS lên bảng), phát PHT cả lớp làm:
? Xếp các từ ghép CP và ĐL vào 2 cột:
Xe tăng, đầu cuối, vui buồn, đám cưới, chân tay, chân bàn, ăn ở, ở nhà.
Từ ghép C-P
Từ ghép Đ-L
-> GV có thể lấy 1 từ ghép mà HS trên bảng xếp để hỏi: Vì sao em xếp từ này vào cột đó?
Đáp án:
Từ ghép C-P
đám cưới, xe tăng, chân bàn, ở nhà
Từ ghép Đ-L
đầu cuối, vui buồn, ăn ở, chân tay
* Kiểm tra vào đầu giờ
3) Tổ chức dạy và học bài mới.
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý
Thời gian: 2’
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, hoạt động nhóm
Kĩ thuật: Động não.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
- GV y/c HS khái quát trong tiết học này có mấy đơn vị kiến thức cần tìm hiểu? Đó là những nội dung nào?
Lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy. Đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh. Với tiết học hôm nay các em sẽ nắm được cấu tạo từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết vế cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa từ để các em vận dụng tốt từ láy.
- Học sinh lắng nghe và ghi tên bài.
Hoạt động 2: HìNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Mục tiêu: HS nắm được các loại từ láy, nghĩa của từ láy, phân biệt được 2 loại từ láy.
- Thời gian: 20’
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Khăn trải bàn, động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Ghi chú
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu từ láy.
- Nhắc lại khái niệm về từ láy: Từ láy là những từ phức có sự hoà phối về âm thanh giữa các tiếng.
1. Các loại từ láy:
a. Từ láy toàn bộ:
Ghi VD 1 / 41 và VD 2 / 42 SGK.
_ Em có nhận xét gì về đặc điểm âm thanh của các từ “đăm đăm, thăm thẳm, bần bật” có gì giống, khác nhau?
_ Vì sao các từ “thăm thẳm, bần bật” không nói là “thẳm thẳm, bật bật”?
à GV kết luận : Các từ như thế gọi là từ láy toàn bộ. Vậy em hiểu thế nào là từ láy toàn bộ?
- Nêu nhận xét về đặc điểm âm thanh của các từ “ mếu máo, liêu xiêu”?
- Các từ có cách láy như thế gọi là láy bộ phận. Vậy từ láy bộ phận là như thế nào?
- Hãy tìm 5 từ láy mỗi loại ?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy:
_ Nghĩa các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
_ Các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
a. lí nhí, li ti, ti hí.
b. nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh.
- So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ, với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ?
- Vậy em hiểu như thế nào về nghĩa của từ láy?
HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
GV cho HS nhắc lại 1 lần nữa các loại từ láy và nghĩa của chúng.
Lưu ý:
Từ láy phải luôn có 2 đặc tính:
phải có 1 hình vị gốc có nghĩa.
Có sự hoà phối âm thanh.
Nên những từ như: ba ba, cào cào, thuồng luồng, đu đủ, thằn lằn, chôm chôm, bươm bướm đều không phải là từ láy.
- Những từ như hỗn hào, lẩm cẩm, đủng đỉnh, ngậm ngùi, hí hửng, róc rách, xôn xao, táo tác vẫn được cho là từ láy.
- Lưu ý phân biệt với từ ghép đẳng lập : máu mủ, râu ria, tươi tốt, dẻo dai, tươi cười, đông đủ, quanh quẩn, nảy nở.
- Nhắc lại khái niệm về từ láy đã học ở lớp 6.
- HS quan sát VD trên bảng, đọc và nhận xét:
- Từ láy đăm đăm có các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn.
- Từ láy thăm thẳm có các tiếng lặp lại nhưng tiếng đứng trước thay đổi thanh điệu.
- Từ láy bần bật có các tiếng lặp lại nhưng thay đổi phụ âm cuối.
HS phát biểu theo Ghi nhớ 1 – Phần 2 - SGK / 42
- Từ mếu máo có sự giống nhau về phụ âm đầu giữa các tiếng.
- Từ liêu xiêu có sự giống nhau về vần giữa các tiếng.
HS phát biểu theo Ghi nhớ 1 – Phần 3 - SGK / 42.
- HS tìm mỗi loại 5 từ .
- Các từ láy lọai này được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng (nháy lại tiếng kêu, tiếng động).
- Các từ láy nhóm a có chung khuôn vần “I” thường gợi tả âm thanh, hình dáng bé nhỏ.
- Các từ láy nhóm b có chung vần “ấp” thường gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
- So với tiếng gốc mềm, từ láy mềm mại có sắc thái nhấn mạnh hơn. So với tiếng gốc đỏ, từ láy đo đỏ có sắc thái giảm nhẹ đi.
_ Từ những nhận xét trên rút ra ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ thứ 2 SGK / 42.
- 3 HS lên bảng làm 3 bài tập 1,2,3
- Những HS khác nhận xét và sửa chữa.
I. Tìm hiểu bài :
Các loại từ láy:
a. Từ láy toàn bộ:
VD: 1,2:
- đăm đăm " lặp lại nguyên vẹn
- bật bật " bần bật
à biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối.
- thẳm thẳm" thăm thẳm
à biến đổi thanh điệu
_ lặp lại nguyên vẹn; có khi biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu à từ láy toàn bộ
b. Từ láy bộ phận:
- mếu máo " lặp lại phụ âm đầu .
- liêu xiêu " lặp lại phần vần .
_ từ láy bộ phận.
Nghĩa của từ láy:
1. Từ oa oa, ha hả, tích tắc, gâu gâu.
mô phỏng âm thanh
2
a. lí nhí, li ti, ti hí.
à gợi tả âm thanh, hình dáng bé nhỏ.
b. nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh
à gợi tả những hình ảnh, động tác lên xuống một cách liên tiếp.
3. mềm mại à nhấn mạnh hơn mềm
- đo đỏ à sắc thái giảm nhe hơn đỏ
II. Ghi nhớ :
- SGK / 42
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
* Thời gian: 20- 22 phút.
* Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Ghi chú
Gọi HS đọc BT 2, 3, 4,5.
GV hướng dẫn HS làm.
GV nhận xét, sửa sai.
GV treo bảng phụ
5 Trong những từ láy sau, từ nào là từ láy toàn bộ?
A. Mạnh mẽ. C. Mong manh.
B. Ấm áp. (D). Thăm thẳm.
- đặc điểm về nghĩa của từ láy?
- Hs thảo luận nhóm bàn BT2:
Lấp ló ,nho nhỏ, nhức nhối,khang khác, chênh chếch,anh ách.
BT3:
-a/nhẹ nhàng.
b/nhẹ nhõm.
-a/xấu xa.
b/xấu xí.
BT4:
-Cô em có dáng người nhỏ nhắn.
-Bạn Lan có giọng nói thật nhỏ nhẻ.
- chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, đừng để ý đến những chuyện nhỏ nhặt.
- bạn bè với nhau không nên có thói ganh tị nhỏ nhen.
- tuy món tiền nhỏ nhoi nhưng cũng góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng bào bị lũ lụt
BT5:
Các từ đó đều là từ ghép.
IV. Luyện tập
BT2:
Lấp ló ,nho nhỏ, nhức nhối,khang khác, chênh chếch,anh ách.
BT3:
-a/nhẹ nhàng.
b/nhẹ nhõm.
-a/xấu xa.
b/xấu xí.
BT4:
-Cô em có dáng người nhỏ nhắn.
-Bạn Lan có giọng nói thật nhỏ nhẻ.
- chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, đừng để ý đến những chuyện nhỏ nhặt.
- bạn bè với nhau không nên có thói ganh tị nhỏ nhen.
- tuy món tiền nhỏ nhoi nhưng cũng góp phần xoa dịu nỗi đau của đồng bào bị lũ lụt
BT5:
Các từ đó đều là từ ghép.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Ghi chú
Gv giao bài tập
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
..
Bài tập củng cố
Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1: Tìm các từ láy và sắp xếp theo bảng phân loại các từ láy trong đoạn văn sau:
Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sng mọng lên vì khóc nhiều.
Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhng nớc mắt cứ tuôn ra nh suối, ớt đầm cả gối và hai cánh tay áo.
Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa, rón rén đi ra vờn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
Chúng tôi cứ ngồi im nh vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thợc dược trong vờn đã thoáng hiện trong màn sơng sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đờng, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những ngời đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống anh em tôi nặng nề như thế này.
Bài tập 2: Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo ra từ láy:
.......... ló .............. thấp
.......... nhỏ .............. chếch
nhức ......... ............ ách
............khác
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT
Ghi chú
Gv giao bài tập
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
Bµi tËp:Sưu tầm trong cuộc sống
Bước IV. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
1. Bài cũ:
- Học thuộc ghi nhớ
- Tìm từ láy trong đoạn văn tự chọn ở VB: Cổng ttrường mở ra.
- Làm bt 1,3
2. Bài mới:
- Chuẩn bị bài Quá trình tạo lập VB.
+ Đọc và trả lời các câu hỏi
+ Ôn lại phương pháp làm bài tự sự, miêu tả
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_4_tu_lay_nam_hoc_2020_2021_dao.docx