Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 106+107: Luyện tập Viết đoạn văn nghị luận xã hội - Nguyễn Thị Bích Thuận

Các dạng bài nghị luận xã hội:

Về tư tưởng, đạo lí

Về sự việc, hiện tượng

b. Nghị luận tư tưởng đạo lý

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)

- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( ).

- Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ( )

- Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến ):

- Rút bài học nhận thức và hành động

II/ LUYỆN TẬP

 - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.(.) (Ngữ văn 9, tập một)

 Từ quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trong đoạn văn, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc.

 

pptx20 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 106+107: Luyện tập Viết đoạn văn nghị luận xã hội - Nguyễn Thị Bích Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 9 TIẾT 106+107LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘIGV: Nguyễn Thị Bích ThuậnKHỞI ĐỘNG TRÒ CHƠI “AI NHANH NHẤT” Câu hỏi: Em hãy kể tên các dạng đề nghị luận xã hội? Dạng 1: Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí Dạng 1: Nghị luận về sự việc, hiện tượngMỤC TIÊU BÀI HỌC010203Mục tiêuMục tiêuMục tiêuNhớ lại các bước làm bài đối với từng dạng bài nghị luậnVận dụng kiến thức để làm bài tập viết đoạn văn- Rèn kĩ năng phân tích, trình bày, đánh giá và nhận xét.- Kỹ năng làm việc nhóm.- Ham học, tích cực, hợp tác và chủ động.I. CỦNG CỐ LÍ THUYẾTCác dạng bài nghị luận xã hội:Về tư tưởng, đạo líVề sự việc, hiện tượngTừ số 1-20: Các bước làm bài nghị luận về sự việc, hiện tượngTừ số 21-42: Các bước làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí2. Các bước làm bàia. Nghị luận về sự việc, hiện tượng- Nêu vấn đề- Giải thích sự việc hiện tượng (với sự việc hiện tượng khó hiểu hoặc xa lạ)- Trình bày thực trạng, biểu hiện thực tế vấn đề- Phân tích tác hại/ hiệu quả- Chỉ ra nguyên nhân (khách quan/chủ quan)- Biện pháp- Bài học cho bản thânb. Nghị luận tư tưởng đạo lý– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ().- Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận ()- Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến):- Rút bài học nhận thức và hành độngII/ LUYỆN TẬP - Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.(...) (Ngữ văn 9, tập một) Từ quan điểm về hạnh phúc của nhân vật trong đoạn văn, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc. 1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: a/ Tìm hiểu đề:*Cần lưu ý:- Xác định thể loạiXác định nội dung: nghị luận về hạnh phúc.-Chú ý: từ “suy nghĩ” b/ Tìm ý:Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho đoạn văn: *Gợi ý:- Hạnh phúc là gì? Những biểu hiện và ý nghĩa của hạnh phúc? c. Lập dàn ý* Giải thích: hạnh phúc là khi làm được một việc tốt, đem lại niềm vui cho người khác, đem lại lợi ích cho cộng đồng; còn sự phấn khởi, hài lòng khi đạt được một điều mong muốn..* Biểu hiện: - Hạnh phúc từ những điều bình dị: được điểm tốt, thầy cô kh giúp một người khó khăn, làm được một việc tốt, bữa cơm đoàn tụ,... - Từ những điều lớn lao hơn: thỏa mãn khát vọng, ước mơ trở thành ca sĩ, diễn viên; đạt thành tíhc cao trong một kỳ thi, đỗ vào một ngôi trường mơ ước; dịch bệnh qua đi,.... * Ý nghĩa: hạnh phúc tạo ra niềm vui, thái độ sống tích cực, mong muốn làm được những điều tốt đẹp, có ý nghĩa với gia đình, bạn bè, xã hội,... * Liên hệ, rút ra bài học bản thân: Hạnh phúc không ở xa mà ngay gần mình, học cách suy nghĩ tích cực; đặt mục tiêu vừa sức, làm những điều nhỏ bé nhưng thiết thực giúp đỡ gia đình, bạn bè, những người ta gặp,...(Gắn hạnh phúc với thái độ sống tích cực, vì cộng đồng, ...) * Lưu ý: + Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên lí giải phải hợp lí, thuyết phục. + Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,25 điểm.  2. Viết bài (làm ở nhà, tiết sau kiểm tra)Ngọn gió và cây sồiMột ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gây các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi từ tốn trả lời:- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám là của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rẽ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cám ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011)Qua cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi), hãy trình bày suy nghĩ của em về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: a/ Tìm hiểu đề:*Cần lưu ý:- Xác định thể loạiXác định nội dung: nghị luận về khả năng vượt qua khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.-Chú ý: từ “suy nghĩ” b/ Tìm ý:Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho đoạn văn: *Gợi ý:Khó khăn, thử thách là gì?Những khó khăn, thử thách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay c. Dàn ý* Dẫn dắt vấn đề: cuộc sống luôn tồn tại khó khăn, thử thách -> vượt qua. * Giải thích vấn đề:- Thế nào là khó khăn, thử thách? - Tại sao lại phải vượt qua khó khăn, thử thách? - Khả năng vượt qua khó khăn, thử thách là như thế nào? * Bàn bạc vấn đề: - Thực trạng xã hội hiện nay: HS phải nêu cụ thể những khó khăn đang tồn tại trong xã hội ngày nay (tệ nạn xã hội, dịch bệnh, thiên tai...) - Phân tích những biểu hiện cụ thể về khả năng đối mặt và vượt qua khó khăn, thử thách của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (lấy người thật việc thật làm DC để phân tích và thấy được ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn, thử thách)- Phê phán những biểu hiện thiếu tích cực; nhụt chí, đầu hàng trước khó khăn, thử thách... * Liên hệ:- Thế hệ trẻ, đặc biệt học sinh lớp 9 giai đoạn hiện nay, đang đối mặt với những khó khăn, thử thách gì? - Làm gì để vượt qua?     BÀI TẬP VỀ NHÀTrong bài “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm có viết: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại”. Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc đọc sách của thế hệ trẻ ngày nay?Hướng dẫn tự học Ôn tập nội dung đã học - Sơ đồ hóa kiến thức. Hoàn thiện các bài tập được giao. Viết đoạn văn hoàn chỉnhChuẩn bị bài tiết tiếp theo: Xem lại kiến thức viết đoạn văn nghị luận xã hội để luyện viết

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_106107_luyen_tap_viet_doan_van.pptx