MỤC TIÊU
1- Kiến thức
- Hệ thống lại các hợp chất vô cơ cơ bản (oxít, axít, bazơ, muối). Các công thức tính(n=m/M; n=V/22,4; C%; CM; H%)
2. Kĩ năng
- Nhận xét rút ra đặc điểm chung
- Sử dụng công thức tính toán
3. Thái độ
69 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập (Ban cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:……….
Tiết :1-2
Ôn tập
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
- Hệ thống lại các hợp chất vô cơ cơ bản (oxít, axít, bazơ, muối). Các công thức tính(n=m/M; n=V/22,4; C%; CM; H%)
2. Kĩ năng
- Nhận xét rút ra đặc điểm chung
- Sử dụng công thức tính toán
3. Thái độ
- Tạo nền móng cơ bản của môn hoá học
II- Chuẩn bị
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thống kê các hợp chất vô cơ cơ bản
GV: Thống kê các hợp chất vô cơ cơ bản? VD
HS: Trả lời
GV: Oxít là gì? Phân loại oxít và nêu các tính chất hoá học cơ bản của nó?
HS: Trả lời
GV: Axits là gì? lấy vd và nêu các tính chất hoá học cơ bản của nó?
HS: Trả lời
GV: Bazơ là gì? lấy vd và nêu các tính chất hoá học cơ bản của nó?
HS: Trả lời
GV: Muối là gì? lấy vd và nêu các tính chất hoá học cơ bản của nó?
Hoạt động 2: Thống kê các công thức tính toán trong hoá học.
GV: Nêu các công thức tính số mol các chất đã học?
HS: Trả lời
GV: Bổ xung công thức tính số mol chất khí ở đk không tiêu chuẩn.
GV: Nêu các công thức tính nồng độ dung dịch?
HS: Trả lời
GV: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch cần tìm những đại lượng nào?
HS: Trả lời
GV: Để tính nồng độ mol/l của dung dịch cần tìm những đại lượng nào?
HS: Trả lời
GV: Nêu công thức tính thành phần trăm các chất trong hỗn hợp?
HS: Trả lời
I. Hợp chất vô cơ cơ bản
1) Oxít: (đ/n)
a, oxit axít: (đ/n) vd: CO2, SO2, SO3, P2O5….
b, oxít bazơ: (đ/n) vd: CuO, FeO, Na2O, CaO….
c, oxít trung tính: vd: CO, NO, N2O,…
d, Oxít lưỡng tính: Al2O3, ZnO…
* Tính chất hoá học:
+ Oxít axít:
+ Oxít bazơ:
2) Axít: đn
Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4…
* Tính chất hoá học
3) Bazơ: đ/n
Vd: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2…
* Tính chất hoá học
4) Muối: đ/n
Vd: NaCl, Na2SO4, CaCO3, BaSO4…
* Tính chất hoá học
II. Công thức
1) n = m/M
n = V/22,4 (đktc)
n = R=0,082; T = t0C + 273
2) Nồng độ phần trăm dung dịch
C%=
mdd là khối lượng dung môi và chất tan, không tính chất kết tủa và chất bay hơi.
3) Nồng độ mol/l của dung dịch.
CM = n/V
4) Thành phần phần trăm của hỗn hợp
%A = mA=n*M; mhh = mA+ mB+…
Hoạt động 3: Bài tập củng cố
1)Tính số mol các chất sau:
3,9g K; 11,2g Fe; 55g CO2; 58g Fe3O4
6,72 lít CO2 (đktc); 10,08 lít SO2 (đktc); 3,36 lít H2 (đktc)
24 lít O2 (27,30C và 1 atm); 12 lít O2 (27,30C và 2 atm); 15lít H2 (250C và 2atm).
2)Tính nồng độ mol của các dung dịch sau:
a) 500 ml dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4.
b) 200ml dung dịch B chứa 16g CuSO4.
c) 200 ml dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O.
3) Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau:
a) 500g dung dịch A chứa 19,88g Na2SO4.
b) 200g dung dịch B chứa 16g CuSO4.
c) 200 g dung dịch C chứa 25g CuSO4.2H2O.
IV- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :3
Chương 1: NGUYÊN Tử
Bài 1: Thành phần nguyên tử
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
a) HS biết:
- Thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: Vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt e. Hạt nhân gồm hạt p và n.
- Khối lượng và điện tích của e, p, n. Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử.
2. Kĩ năng
- HS tập nhận xét và rút ra các kết luận
II- Chuẩn bị
- GV: Hệ thống các câu hỏi và bài tập vận dụng.
- HS:
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Lời dẫn: Từ trước CN đến TK 19 người ta cho rằng các chất đều được tạo nên từ các hạt cực kỳ nhỏ bé gọi là nguyên tử. Ngày nay, người ta biết rằng nguyên tử có cấu tạo vô cùng phức tạp gồm: hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ e mang điện tích âm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Sự tìm ra e
GV: Nguyên tử có phải là hạt nhỏ nhất không?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu tn SGK ? Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì? Giải thích?
GV: Đưa ra các giá trị khối lượng và điện tích của hạt e.
Hoạt động 2: Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
GV: Thí nghiệm 2 chứng tỏ điều gì? Giải thích?
GV: Hướng dẫn HS rút ra các kết luận.
Hoạt động 3: Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
GV: Thí nghiệm 3 và 4 chứng tỏ điều gì? Giải thích?
Tử đó rút ra kết luận gì về cấu tạo hạt nhân nguyên tử?
Hoạt động 4: Kích thước và khối lượng nguyên tử
GV: Giới thiệu đơn vị dùng để đo kích thước nguyên tử là nm và A0 .
Đưa ra các số liệu cụ thể và so sánh.
GV: Giới thiệu đơn vị dùng để đo khối lượng nguyên tử là u hay đvC.
Bài tập củng cố: Cho khối lượng mol của nguyên tử H là 1,008g. Biết 1mol H2 có 6,023.1023 hạt vi mô. tính khối lượng củ 1 nguyên tử H.
I. Thành phần cấu tạo nguyên tử
1. Electron
a. Sự tìm ra electron
* TN: SGK
* KL: Những hạt tạo nên tia âm cực gọi là electron. Kí hiệu: e
b) Khối lượng và điện tích của e
Khối lượng: me = 9,1094.10-31Kg
Điện tích: qe = -1,602.10-19C = -e0 = 1- (qui ước)
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
* TN: SGK
* KL: Nguyên tử chứa hạt nhân có các đặc điểm:
+ Mang điện tích dương(Số đvđt hn=số e)
+ Kích thước rất nhỏ so với nguyên tử
+ Tập trung hầu như toàn bộ khối lg ngtử.
nguyên tử có cấu tạo rỗng.
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
a) Sự tìm ra hạt proton: SGK
b) Sự tìm ra hạt nơtron: SGK
c) Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử gồm:
+ Hạt p mang điện dương
(số p=số đvđt hạt nhân=số e)
+ Hạt n không mang điện
II. Kích thước và khối lượng nguyên tử
1. Kích thước
Dùng đơn vị nanomét (nm)
1nm=10-9m; 1A0=10-10m; 1nm=10A0
- Đường kính nguyên tử 10-10m = 10-1nm
- Đường kính hạt nhân nguyên tử 10-5nm
- Đường kính của e và p khoảng 10-8nm
2. Khối lượng:
- Dùng đơn vị khối lượng nguyên tử.
Kí hiệu: u hay đvC
1u =
mp= 1,6726.10-27Kg 1u
mn = 1,6748.10-27 Kg 1u
IV- Củng cố, dặn dò
GV và HS cùng nhau đưa ra sơ đồ kết hợp I và II.
Lớp vỏ e (-) và me 0,00055u
Hạt nhân: p (+) và n (0); mp = mn 1u
Nguyên tử
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :4-5
Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hoá học - Đồng vị
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
HS hiểu:
+ Điện tích hạt nhân, số khối của hạt nhân nguyên tử là gì?
+ Thế nào là nguyên tử khối, cách tính nguyên tử khối. Định nghĩa nguyên tố hoá học trên cơ cở điện tích hạt nhân. Thế nào là số hiệu nguyên tử. Kí hiệu nguyên tử cho ta biết điều gì. Điịnh nghĩa đồng vị. Cách tính nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố.
2. Kĩ năng
- HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập có liên quan đến các kiến thức sau: điện tích hạt nhân, số khối, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học.
II- Chuẩn bị
- GV nhắc nhở HS học kĩ phần tổng kết bài 1.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bầy tóm tắt thành phần cấu tạo nguyên tử và cho biết điện tích và khối lượng của các loại hạt p, e, n.
3. Bài mới
Lời dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1(tiết 1): Hạt nhân nguyên tử
GV: Giới thiệu về Z và Z+. Mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số p và n.
GV: Số đơn vị điện tích hạt nhân của Na là 11. Tính điện tích hạt nhân nguyên tử Na, số p, số e.
GV: Giới thiệu công thức tính số khối và biểu thức.
GV: S có 16p và 16n. Hãy xác định số khối, số e, đthn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tố hoá học
GV: Giới thiệu
GV: Các nguyên tử đều có Z=11 đều là Na.
Các nguyên tố có 12 hạt p thì là nguyên tố gì?
HS: Trả lời
GV: Giới thiệu về số hiệu nguyên tử.
Nguyên tử Na có 11p thì số hiệu nguyên tử là bao nhiêu?
GV: Giới thiệu về kí hiệu nguyên tử.
Cho các nguyên tố sau: , , , . Hãy xác định A, Z, số hạt p, số e, số n?
Hoạt động 3: Củng cố tiết 1
GV và HS cùng nhau đưa ra sơ đồ kết hợp I và II.
Hạt nhân: p (+) và n (0)
Lớp vỏ e (-)
Nguyên tử
* Z= số p = số e ; A = Z + N
Hoạt động 1(Tiết 2): Tìm hiểu về đồng vị
GV: Lấy VD các đồng vị của H. Từ đó hãy rút ra định nghĩa về đồng vị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.
GV: Giới thiệu nguyên tử khối của nguyên tử. Lấy VD và phân tích.
Chú ý: Nguyên tử khối không có đơn vị và bằng số khối.
GV: Các nguyên tử có nhiều đồng vị thì chúng ta tính nguyên tử khối của chúng như thế nào ?
GV: Giớ thiệu công thức tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.
I.Hạt nhân nguyên tử
1) Điện tích hạt nhân
+ Có Z hạt p thì điện tích hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.
+ Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e
VD:
2) Số khối A
A= Z + N Z: số p và N: số n
+ Số đơn vị đthn Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và đặc trưng cho nguyên tử.
VD:Tính số e khi iết A và Z.
II. Nguyên tố hoá học
1) Định nghĩa: cùng điện tích hạt nhân
VD: Đếu có Z=11 là Na
2) Số hiệu nguyên tử Z.
Số hiệu nguyên tử Z = Số đơn vị đthn = số p = số e
3) Kí hiệu nguyên tử :
X: Kí hiệu hoá học; A: Số khối; Z: Số hiệu nguyên tử
VD: Xác định số p, e, n của nguyên tử .
III. Đồng vị
+ Cùng số p nhưng khác nhau về số n, do đó số khối A khác nhau.
VD:
IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học
1) Nguyên tử khối
Đn: Cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.
+ Khối lượng nguyên tử = mp + mn
Nên NTK = số khối A =Z + N
VD:
2) Nguyên tử khối trung bình
Có hai đồng vị X và Y có nguyên tử khối lần lượt là X và Y. Phần trăm đồng vị X, Y lần lượt là a, b
=
IV- Củng cố, dặn dò
Bài tập củng cố:
1) Nguyên tố X có tổng số các loại hạt cơ bản là 82. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22. Xác định số khối, số hiệu nguyên tử, số p, số e, số n của nguyên tử nguyên tố X.
2) Cho hai nguyên tố M và X biết:
-Trong nguyên tử nguyên tố M có số n > số p là 13.
- Trong nguyên tử M và X có số pM – số pX = 6.
- Tổng số n trong M và X là 36.
- Tổng số khối của các nguyên tử trong phân tử MCl là 76 (với ).
Tính AM và AX.
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :6
Bài 3: Luyện tập
Thành phần nguyên tử
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
Học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức:
+ Thành phần cấu tạo nguyên tử.
+ Số khối, nguyên tử khối, nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối trung bình.
2. Kĩ năng
+ Xác định số e, p, n và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử.
+ Xác định nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học.
II- Chuẩn bị
- GV cho HS làm trước bài luyện tập.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
Lời dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
GV: Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Tổng kết lại theo sơ đồ.
GV: Hãy nhác lại các đại lượng đặc trưng cho một nguyên tử hoá học?
HS: Trả lời
GV: Nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình là gì? Viết biểu thức tính ?
HJS: Trả lời
GV: Giới thiệu thêm tỉ số giữa hạt n và hạt p trong nguyên tử. Vận dụng làm bài tập.
GV: Nguyên tử được kí hiệu như thế nào? Nó cho biết những điều gì?
I. Kiến thức cần nhớ
1) Thành phần cấu tạo nguyên tử
Lớp vỏ e (-) và me 0,00055u
Hạt nhân: p (+) và n (0); mp = mn 1u
Nguyên tử
2) Các đại lượng đặc trưng cho nguyên tử.
* Số khối: A = Z + N
* Số hiệu nguyên tử Z = số p = số e = điện tích hạt nhân.
* NTK = A
* Nguyên tử khối trung bình
=
* Mở rộng: Các nguyên tử có Z 82 thì:
* Kí hiệu hóa học:
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 1: Một nguyên tử R có tổng số các loại hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Tìm số proton , số khối và tên của R.
Bài 2: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định R .
IV- Củng cố, dặn dò
BTVN: Magiê có hai đồng vị là X và Y. Nguyên tử khối của X là 24. Đồng vị Y hơn X 1 hạt nơtron. Số nguyên tử X và Y trong tự nhiên chiếm theo tỉ lệ 3:2. Tính nguyên tử khối trung bình của Magiê.
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :
Bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
HS hiểu:
Trong nguyên tử , e chuyển động xung quanh hạt nhân tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Cấu tạo vỏ nguyên tử. Lớp, phân lớp e. Số e có trong mỗi lớp, phân lớp.
2. Kĩ năng
- HS được rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập liên quan đến các kiến thức sau: Phân biệt lớp e và phân lớp e. Số e tối đa trong một phân lớp, trong một lớp; Các kí hiệu lớp, phân lớp. Sự phân bố e trên các lớp và phân lớp.
II- Chuẩn bị
- GV: bản vẽ các loại mô hình vỏ nguyên tử.
- HS: Học bài cũ
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Lời dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển động của các e trong nguyên tử.
GV: Giới thiệu mô hình hành tinh nguyên tử. Và phân tích ưu và nhược điểm của mô hình này.
GV: Do mô hình cũ có nhược điểm là không giải thích được hết các tính chất của nguyên tử nên người ta tìm và đưa ra mô hình mới (mô hình hiện đại).
Hoạt động 2: Tìm hiểu lớp và phân lớp.
GV: Giới thiệu khái niệm lớp?
GV: Giới thiệu tên lớp ứng với lớp thứ 1, 2, 3…
GV: Giới thiệu khái niệm phân lớp, và kí hiệu các phân lớp.
GV: Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của nó.
GV: Các e ở các phân lớp s, p, d, f tương ứng được gọi là electron s, p, d, f.
Hoạt động 3: Tìm hiểu số e tối đa trong một phân lớp và một lớp.
GV: Giới thiệu số e tối đa trong một phân lớp.
GV: Dựa vào số e tối đa trong một phân lớp và số phân lớp trong một lớp, hãy tính số e tối đa trong một lớp.
GV: Hệ thống lại bằng bảng.
Hoạt động 4: Củng cố
Bài 1: Xác định số lớp e của các nguyên tử N, Mg.
Bài 2: Nguyên tử agon có kí hiệu là Ar.
Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử.
Hãy x/định sự phân bố e trên các lớp e.
I. Sự chuyển động của các e trong nguyên tử.
1) Mô hình hành tinh nguyên tử
- Các e chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo xác định.(giống hệ mặt trời)
* Ưu điểm: T/d lớn đến sự phát triển LT CTNT.
* Nhược điểm: Không giải thích đầy đủ mọi t/c.
2) Mô hình hiện đại.
- Các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân, không theo quỹ đạo nhất định tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
II. Lớp e và phân lớp e
1) Lớp e
- Xếp vào các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ trong ra ngoài).
- Các e có mức năng lượng gần bằng nhau xếp vào 1 lớp.
n
1
2
3
4…
Tên lớp
K
L
M
N
2) Phân lớp e
- Mỗi lớp e chia thành các phân lớp.
- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường: s, p, d, f.
- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của nó.
Lớp
Tên lớp
Số phân lớp
Phân lớp
1
K
1
1s
2
L
2
2s2p
3
M
3
3s3p3d
4
N
4
4s4p4d4f
Các e ở phân lớp s gọi là electron s.
Các e ở phân lớp p gọi là electron p….
II. Số e tối đa trong một phân lớp và một lớp
1) Số e tối đa trên một phân lớp
- Phân lớp s chứa tối đa 2 e.
- Phân lớp p chứa tối đa 6 e.
- Phân lớp d chứa tối đa 10 e.
- Phân lớp f chứa tối đa 14 e.
* Phân lớp có đủ e tối đa gọi là phân lớp e bão hoà.
2) Số e tối đa trên một lớp
Lớp e
Phân bố e trên các lớp
Số e tối đa của lớp
K (n=1)
1s2
2
L (n=2)
2s22p6
8
M (n=3)
3s23p63d10
18
n
2.n2
IV- Củng cố, dặn dò
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :
Bài 5: Cấu hình electron của nguyên tử
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
HS biết: Quy luật sắp xếp các e trong vỏ nguyên tử của nguyên tố.
2. Kĩ năng
- HS vận dụng: Viết cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu.
3. Tư duy
4. Thái độ
II- Chuẩn bị
- GV: Sơ đồ phân mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.
Bẳng cấu hình e của 20 nguyên tố đầu.
- HS: Học bài cũ.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết sự phân bố e trên các lớp và các phân lớp trong nguyên tử Cl?
3. Bài mới
Lời dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử.
GV: Giới thiệu.
Lưu ý HS bắt đầu từ phân lớp 3d có sự chèn mức năng lượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu hình e của nguyên tử.
GV: Giới thiệu khái niệm, qui ước và các bước viết cấu hình e của nguyên tử.
GV: Lưu ý HS cách xác định nguyên tố s, p, d, f dựa vào cấu ình e của nguyên tử.
GV: Làm VD: Viết cấu hình e của Fe ( Z=26). Cho biết nó thuộc nguyên tố gì?
GV: Yêu cầu HS về nhà viết cấu hình e của 20 nguyên tố đầu rồi tham khảo SGK.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp e ngoài cùng.
GV: Nghiên cứu SGK cho biết số e tối đa trong lớp goài cùng?
Loại nguyên tố phụ thuộc vào số e lớp ngoài cùng như thế nào?
GV: Từ đó rút ra nhận xét gì?
Hoạt động 4: Củng cố
VD: Viết cấu hình e của các nguyên tử có Z= 28, 19, 12, 6 và cho biết nó thuộc loại nguyên tố gì?
I. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử.
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s….(*)
II. Cấu hình e nguyên tử
1) cấu hình e của nguyên tử
Đn: Cấu hình e của nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thược các lớp khác nhau.
+ Qui ước cách viết CH e của nguyên tử: SGK
+ Các bước viết cấu hình e:
B1: Xác định số e của nguyên tử
B2: Viết sự phân bố e vào các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng (giống *).
B3: Viết lại sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau (đảo lại cho đúng thứ tự các lớp).
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp s.
Tương tự đối với phân lớp p, d, f.
VD: H (Z=1): 1s1
He (Z=2): 1s2
Cl (Z=17): 1s22s22p63s23p5
Fe (Z=26):Năng lượng: 1s22s22p63s23p64s23d6
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d64s2
2) Cấu hình e của 20 nguyên tố đầu: SGK
3) Đặc điểm của lớp e ngoài cùng.
- Số e lớp ngoài cùng có tối đa là 8 e.
Số e lớp ngoài cùng
Loại nguyên tố
1, 2, 3
Kim loại
4
Kim loại/ Phi kim
5, 6, 7
Phi kim
8
Khí hiếm
KL: Khi biết cấu hình e của nguyên tử có thể dự đoán được loại nguyên tố.
IV- Củng cố, dặn dò
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :
Bài 6: Luyện tập
Cấu tạo vỏ nguyên tử
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
- HS nắm vững: Vỏ nguyên tử gồm các lớp và các phân lớp e. Các mức năng lượng của lớp, phân lớp. Số e tối đa trong một lớp, trong một phân lớp. Cấu hình e nguyên tử.
2. Kĩ năng
- HS được rèn luyện về một số dạng bài tập liên quan đến cấu hình e lớp ngoài cùng của 20 nguyen tố đầu. Từ cấu hình e nguyên tử suy ra tính chất tieu biểu của nguyên tố.
II- Chuẩn bị
- GV: Một số bài tập củng cố, nâng cao
- HS: Chuẩn bị trước bài luyện tập.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Vào bài.
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV: Về mặt năng lượng, các e như thế nào được xếp vào 1 lớp và 1 phân lớp?
GV: Số e tối đa ở lớp n là bao nhiêu?
Lớp n có bao nhiêu phân lớp? Lấy vd khi n=1, 2, 3.
GV: Số e tối đa ở mỗi phân lớp là bao nhiêu?
GV: Mức năng lượng của các lớp, các phân lớp được xếp theo thứ tự tăng dần, được thể hiện cụ thể như thế nào?
GV: Quy tắc viết cấu hình e nguyên tử?
GV: Số e lớp ngoài cùng ở nguyên tử của một nguyên tố cho biết tính chất hoá học điển hình gì của nguyên tử nguyên tố đó?
Hoạt động 2: Bài tập
Bài 2: Các e thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn, vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn.
Bài 3: Trong nguyên tử, những e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố đó.
VD: Oxi và lưu huỳnh đều có 6e lớp ngoài cùng nên đều thể hiện tính chất của phi kim.
Bài 4: Viết cấu hình e: 1s22s22p63s23p64s2.
Có 4 lớp e
Có 2e ở lớp ngoài cùng.
Là kim loại.
Bài 5: 2s2; 3p6; 4s2; 3d10
Bài 6: a) 15e, Số hiệu nguyên tử là 15; lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất; Có 3 lơp, cấu hình e theo lớp: 2,8,5. Là phi kim vì có 5e ngoài cùng.
Bài 8: a) 1s22s1; b) 1s22s22p3; c) 1s22s22p6; d) 1s22s22p63s23p3; e) 1s22s22p63s23p5; g) 1s22s22p63s23p6
Bài tập mở rộng:
1) Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện của A là 8. Xác định A và B.
2) Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định R.
3) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản (p, n, e) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử số khối và tên nguyên tố. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và của các ion tạo thành từ X.
Đá: Fe
4) Cho biết số thứ tự của Cu là 29 và lớp ngoài cùng có 1 electron. Viết cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+.
5) Viết cấu hình electon của các ion Fe2+, Fe3+, S2-, biết S ở ô 16; Fe ở ô 26 trong bảng hệ thống tuần hoàn.
IV- Củng cố, dặn dò
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn
Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
HS biết: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong BTH. Cấu tạo BTH.
2. Kĩ năng
3. Tư duy
- HS vận dụng: Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong BTH để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.
II- Chuẩn bị
- GV: BTH các nguyên tố hoá học dạng dài.
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Lời dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BHT.
GV: Dựa vào BTH HS hãy nhận xét.
+ Điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong một hàng.
+ Số lớp e của các nguyên tố trong một hàng, một cột.
+ Số e hoá trị của các nguyên tố trong một hàng, một cột.
GV: Rút ra nguyên tắc xây dựng BTH.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo BTH- Ô nguyên tố
GV: Dựa vào sơ đồ ô nguyên tố Al, hãy nhân xét về thành phần ô nguyên tố.
GV: Nhấn mạnh lại những thành phần không thể thiếu trong một ô nguyên tố: Kí hiệu hoá học của nguyên tố, số hiệu nguyên tử, NTKTB.
GV: Ô nguyên tố là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên BTH. Mỗi nguyên tố chiếm 1 ô. BTH có 110 ô.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chu kỳ
GV: Dựa vào BTH cho biết có bao nhiêu dãy nguyên tố theo hàng ngang?
GV: Nhận xét số lớp e của các nguyên tố trong 1 chu kỳ.
GV: Dựa vào BTH cho biết số lượng nguyên tố trong mỗi chu kỳ.
GV: Bổ xung: Các chu kỳ 1, 2, 3 là chu kỳ nhỏ. Từ chu kỳ 4 trở đi là chu kỳ lớn. Riêng chu kỳ 7 chưa hoàn thành.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nhóm nguyên tố
GV: Nhóm nguyên tố là gì?
GV: Nhóm nguyên tố gồm mấy loại? Có bao nhiêu nhóm A, nhóm B? Đặc điểm cấu tạo của các nguyên tố thuộc nhóm A, nhóm B?
GV: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f? Vị trí của các nguyên tố đó trong BTH.
Hoạt động 5: Củng cố
Bài tập: Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố selen (Z=34) và Kr (Z=36) và xác định vị trí của chúng trong BTH
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH.
1) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
2) Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp vào một hàng.
3) Các nguyên tố có cùng số e hoá trị được xếp vào một cột.
II. Cấu tạo BTH các nguyên tố hoá học
1) Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào 1 ô.
SST ô nguyên tố = Số hiệu nguyên tử Z
VD:
2) Chu kỳ
- Là dãy các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
- STT chu kỳ = Số lớp e
- Gồm 7 chu kỳ (gồm 3 chu kỳ nhỏ, 4 chu kỳ lớn)
+ Chu kỳ 1: 2 nguyên tố H và He
+ Chu kỳ 2: 8 nguyên tố Li bến Ne
+ Chu kỳ 3: 8 nguyên tố từ Na đến Ar
+ Chu kỳ 4: 18 nguyên tố từ K đến Kr
+ Chu kỳ 5: 18 nguyên tố từ Rb đến Xe
+ Chu kỳ 6: 32 nguyên tố từ Cs đến Rn
+ Chu kỳ 7: chưa hoàn thành
3) Nhóm nguyên tố
ĐN: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau, do đó tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp vào một cột.
- Gồm 8 nhóm A ( 8 cột) và 8 nhóm B (10 cột)
- STT nhóm = số e hoá trị
- Nguyên tố s: nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp s. Tương tự với phân lớp p, d, f.
+ Các nhóm A gồm các nguyên tố s và p.
+ Các nhóm B gồm các nguyên tố d và f.
IV- Củng cố, dặn dò
V- Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:……….
Tiết :
Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử
của các nguyên tố hoá học
(Ban cơ bản)
I- Mục tiêu
1- Kiến thức
HS hiểu:
+ Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố hoá học.
+ Mối quan hệ giữa cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong BTH.
+ Số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm A.
2. Về kĩ năng
HS vận dụng:
+ Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số e hoá trị của nó. Từ đó dự đoán tính chất của nguyên tố.
+ Giai thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
II- Chuẩn bị
- GV: BTH các nguyên tố hoá học
- HS: Ôn bài cấu tạo BTH các nguyên tố hóa học
III- Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bầy các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH? Chu kỳ, nhóm nguyên tố là gì? Xác định vị trí các nguyên tố sau trong BTH có Z = 16, 20.
3. Bài mới
Lời dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm A
File đính kèm:
- Giao an hoa hoc 10 Ban co ban(1).doc