I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Nắm vững cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b = 0.
-Nắm vững cách giải và biện luận phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c =0.
-Nắm vững cách giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
-Nắm vững nội dung của định lý Vi-Et.
-Các cách giải hệ phương trình bậc hai hai ẩn.
3 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 945 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập chương 3 (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong
Ngày soạn: 2/11/2010 Tuần: 15
Ngày dạy: 16/11/2010 Tiết PPCT: 40
LỚP 10 Đại số nâng cao:
ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:
-Nắm vững cách giải và biện luận phương trình dạng ax+b = 0.
-Nắm vững cách giải và biện luận phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c =0.
-Nắm vững cách giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
-Nắm vững nội dung của định lý Vi-Et.
-Các cách giải hệ phương trình bậc hai hai ẩn.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS:
-Thành thạo các bước giải và biện luận phương trình bậc nhất và bậc hai một ẩn.
-Thành thạo các bước giải phương trình qui về bậc hai đơn giản.
-Thành thạo các bước giải một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
-Thành thạo trong việc vận dụng định lý Vi-Et vào gải các bài toán liên quan.
-Thực hiện được các bước và giải được một số bài toán lập phương trình bậc hai
3.Tư duy và thái độ:
-Chuẩn bị bài, tích cực xây dưng bài, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
-Nghiêm túc, tích cực, có tư duy logic.
-Biết đưa những kiến thức và kĩ năng mới về kiến thức và kĩ năng quen thuộc.
-Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình
-Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của thầy:Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, phiếu học tập.
2.Chuẩn bị của trò:
-Ôn lại một số kiến thức được học: Cách giải và biện luận phương trình bậc nhất, bậc hai.
-Đồ dùng học tập , SGK, máy tính.
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2.Bài cũ: (xen kẽ trong quá trình ôn tập)
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: GIẢI VÀ BIỆN LUẬN PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
-Hãy biến đổi phương trình về dạng
ax = b .
-Gọi HS lên bảng giải và biện luận phương trình ?
-Nhận xét ,sửa bài.
Bài 1:Giải và biện luận: m(mx - 1) = x + 1
Giải
Kết luận: m = 1: phương trình vô nghiệm
m = -1: phương trình vô số nghiệm
: phương trình có nghiệm
HOẠT ĐỘNG 2:GIẢI VÀ BIỆN LUẬN PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI. ỨNG DỤNG ĐỊNH LÍ VIET
-Gọi HS lên giải và biện luận phương trình .
-Gọi HS nhận xét .
-Củng cố lại các bước giải và biện luận phương trình dạng ax2 + bx + c = 0
-Phương trình có 2 nghiệm trái dấu khi nào?
-Định điều kiện của m để phương trình có 2 nghiệm ?
-Biểu diễn x12 + x22 theo tổng và tích hai nghiệm?
-hay S và P theo m ta được phương trình theo m nào?
Bài 2:Cho phương trình (m - 1)x2 + 2x – 1 = 0
a.Giải và biện luận phương trình
b.Tìm các giá trị của m sao cho phương trình có 2 nghiệm trái dấu
c.Tìm các giá trị của m sao cho phương trình có 2 nghiệm x12 + x22 = 1.
Giải
a. m < 0: phương trình vô nghiệm
m = 0: phương trình có nghiệm kép x = 1
m = 1: phương trình có nghiệm x = 1/2
0 < m : ptrình có 2 nghiệmx =
b. phương trình có 2 nghiệm trái dấu
c. phương trình có 2 nghiệm
x12 + x22 = (x1 + x2)2 – 2x1x2 = S2 – 2P
x12 + x22 = 1 S2 – 2P = 1
HOẠT ĐỘNG 3: HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐÓI XỨNG
- Cho HS nhận dạng hệ phương trình ?
- Nêu cách giải ?
- Gọi HS lên bảng trình bày cách giải.
- Gọi HSnhận xét
- GVnhận xét và củng cố .
+Là hệ đối xứng
+Cách giải: Đặt S = x + y và P = xy
Bài 3:
a. b.
- Đáp số:
a. (1 ; 2) ; (2 ; 1) ; ( - 1 ; - 2) ; ( - 2 ; - 1)
b. (1 ; - 1) ;( - 1 ; 1) ; (0 ; ) ;( ; ());(0 ; -) ;( -; ())
HOẠT ĐỘNG 4: ĐỒ THỊ HÀM SỐ BẬC HAI
-Yêu cầu học sinh phân tích yêu cầu bài toán và tìm hướng giải quyết cho bài toán này
-Cho học sinh làm nhóm
-Đại diện một nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác thảo luận và góp ý hoặc nêu cách giải khác.
-GV sửa và rút kinh nghiệm.
Bài 4:Tìm a, b, c để Parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh I(1;-4) và đi qua điểm M(2;3).Hãy vẽ Parabol nhận được.
Giải
Parabol có dạng: y = f(x) = ax2 +bx + c (a0)
Vì điểm I(1;-4) là đỉnh của Parabol nói trên nên
=1 và a-b+c = -4
Mặt khác còn đi qua điểm M(2;-3) nên ta có -3 = 4a+2b+c.
Ta có hệ
Giải hệ ta được a = 1, b=-2, c=-3
HOẠT ĐỘNG 5: Giải và biện luận các hệ sau : a) b)
-Gọi HS nêu hướng giải cho hai câu hỏi này.
-GV gọi hai HS trình bày lên bảng.
-HS trình bày.
-GV chữa bài làm của HS và rút ra kinh nghiệm.
a)-Nếu m3 và m -2 thì hệ có nghiệm duy nhất :
(x;y)= ()
-Nếu m = 3 thì hệ vô nghiệm.
-Nếu m =-2 thì hệ có nghiệm
b)-Nếu và a 7 thì hệ có nghiệm duy nhất (x;y) = ()
-Nếu a=-3 thì hệ vô nghiệm
-Nếu a = 7 thì hệ có nghiệm
4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Kết hợp trong quá trình luyện tập
5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập, tiếp tục thực hiện các bài tập còn lại , ôn học kỹ các kiến thức và chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì sắp tới
6.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- TIET 40.docx