Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 1
Cấu tạo nguyên tử
- BTH các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn
- Liên kết hoá học
- Phản ứng hoá học
- Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập đầu năm tiết 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2007
Ngày giảng: / / 2007
Tiết: 1
Ôn tập đầu năm
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
- Cấu tạo nguyên tử
- BTH các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn
- Liên kết hoá học
- Phản ứng hoá học
- Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
2.Về kỹ năng:
- Viết cấu hình, từ đó xác định vị trí, tính chất và ngược lại
- Vận dụng các quy luật biến đổi tuần hoàn
- Mô tả sự hình thành một số loại liên kết
- Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử
- Kĩ năng xét tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
II. Chuẩn bị:
GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập ôn tập
HS: Tự hệ thống kiến thức cơ bản ở lớp 10
III. Phương pháp
Nêu vấn đề + đàm thoại
IV. Tổ chức hoạt động:
ổ định lớp
Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên dùng một số bài tập sau để ôn tập:
Hoạt động 1:
Bài1: Cho các nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13
Viết cấu hình (e), xác định vị trí , tích chất? so sánh tính chất?
Viết công thức các oxit cao nhất
So sánh tính axit – bazơ của các hiđroxit ?
Bài 2:
a. Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử H2 , Cl2 , HCl
b. Dựa vào thuyết lai hoá, mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử CH4, C2H4, C2H2.
Bài 3: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau đây:
KMnO4 + HCl
FeS2 + O2
Fe + H2SO4 đặc, nóng
Bài 4: Phản ứng sau đây xảy ra trong bình kín:
CaCO3(r)CaO(r)+CO2(k); ẹH = 178kJ
Phản ứng trên toả nhiệt hay thu nhiệt?
cân bằng p/ư sẽ chuyển dịch về phía nào khi:
Giảm nhiệt độ
Thêm CO2 vào bình
Tăng dung tích của bình
HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV
HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV
HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV
HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV
4. Củng cố
Đã kết hợp với bài giảng
5. Hướng dẫn hs học ở nhà
Chuẩn bị trước trước bài sau theo SGK
V. Rút kinh nghiệm
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2007
Ngày giảng: / / 2007
Tiết: 2
Sự điện li
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức.
Biết được các khái niệm về chất điện li, chất không điện li, sự điện li.
Hiểu nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch chất điện li.
Hiểu phân tử H2O là phân tử phân cực, nước là một dung môi phân cực.
Hiểu cơ chế của quá trình điện li.
2. Kỹ năng.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm: quan sát, so sánh.
Rèn luyện khả năng lập luận logic.
Rèn luyện cho học sinh viết phương trình điện li của axit, bazơ, muối.
3. Tình cảm thái độ.
Rèn luyện đức tính cẩn thận nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Phần mềm.Microsoft Power PointMô phỏng
Phiếu học tập.
Củng cố kiến thức cuối giờ.
III. Phương pháp dạy học chủ yếu
Dạy học nêu vấn đề.
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.
IV. Thiết kế các hoạt động dạy học.
1, ổ định lớp
2, Kiểm tra bài cũ: kết hợp bài mới
3, Bài mới
Hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
GV cho HS quan sát thí nghiệm, nhận xét, điền vào bảng và rút ra kết luận.
Hoạt động 2:
GV dẫn dắt: điều kiện để 1 dung dịch, 1 vật dẫn được điện?GV dẫn dắt: Kim loại là chất dẫn điện, các phần tử mang điện trong kim loại là các electron. Dung dịch điện li dẫn được điện. Vậy trong dung dịch điện li có phần tử mang điện nào? Năm 1887 Arêniut đã chỉ ra rằng: tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích gọi là các ion. Các phân tử axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion.
Hoạt động 3GV đưa ra định nghĩa chất điện li, sự điện li và phương trình điện li. Sau đó GV viết phương trình điện li của HCl.
GV lưu ý cho HS: Vì phân tử trung hoà về điện nên về số trị tổng điện tích của cation phải bằng tổng điện tích của anion.Tên gọi cation = “cation” + tên kim loại (+ điện tích của nguyên tố).
Tên gọi anion = “anion” + tên gốc axit.
Hoạt động 4:
GV cho HS xem thí nghiệm sự phân cực của nước, dẫn dắt HS giải thích hiện tượng quan sát được. ( GV cung cấp cho HS: phân tử H2O là phân tử có góc)
GV kết luận : nước là phân tử phân cực, dung môi nước là dung môi phân cực.
Hoạt động 5
GV gợi ý cho HS nhớ lại thí nghiệm về tính dẫn điện của các dung dịch và nêu vấn đề: Tại sao nước nguyên chất, NaCl khan không dẫn điện nhưng khi hoà tan NaCl trong nước dung dịch lại dẫn được điện. Chứng tỏ giữa nước và tinh thể NaCl có sự tương tác với nhau sinh ra các ion. Để biết nước và tinh thể NaCl tương tác với nhau như thế nào cô và các em hãy xem phần mô phỏng hoà tan NaCl trong nước
GV viết phương trình điện li đúng và đơn giản của NaCl.
GV có thể trình bày thêm: trong dung dịch các ion Na+ và Cl- không tồn tại độc lập mà bị các phân tử nước bao vây, hiện tượng đó gọi là hiện tượng hiđrat hoá.
Hoạt động 6
GV nêu vấn đề: ở trên chúng ta đã thấy các phân tử có liên kết ion khi tan trong nước phân li thành các ion. Vậy khi các phân tử có liên kết cộng hoá trị khi tan trong nước có phân li thành ion không? Nếu có thì phân li như thế nào? Hãy xét quá trình phân li của HCl trong nước.
GV gợi ý cho HS nhớ lại đặc điểm cấu tạo của phân tử HCl.
GV cho HS quan sát hình vẽ và gợi ý cho HS giải thích quá trình điện li của HCl trong nước.
I. Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm.
Nhận xét:
Nước cất không dẫn điện.
Dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch NaOH dẫn điện.
Dung dịch đường không dẫn điện.
Kết luận: Dung dịch muối, axit, bazơ dẫn điện. Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch: rượu, đường …không có khả năng dẫn điện.
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối trong nước.HS vận dụng kiến thức về dòng điện đã được học ở môn Vật lý để trả lời:- Có phần tử mang điện tích chuyển động tự do.
- Khi có dòng điện các phần tử mang điện chuyển động theo một hướng nhất định.
3. Định nghĩa.
- HS lên bảng viết phương trình điện li của H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, NaCl, Fe(NO3)3
- HS rút ra nhận xét:
axit H+ + ion âm gốc axit
bazơ ion dương kim loại + OH-
muối ion dương kim loại + ion âm gốc axit
- HS gọi tên các cation và anion trong các phương trình điện li vừa viết ở trên.
II. Cơ chế của quá trình điện li
1. Cấu tạo của phân tử H2OHS giải thích hiện tượng quan sát được dựa vào bản chất liên kết và cấu tạo phân tử nước:
- Liên kết trong phân tử H2O là liên kết cộng hoá trị có cực, cặp electron dùng chung giữa H và O bị lệch về phía nguyên tử O, do đó H mang 1 phần điện tích dượng và O mang 1 phần điện tích âm.
- Phân tử H2O không phải là phân tử thẳng hàng mà là 1 phân tử có góc.
2. Quá trình điện li của NaCl trong nước.
HS xem phần mô phỏng và nhận xét:
Khi cho các tinh thể NaCl vào nước, ion Na+ và Cl- trên bề mặt tinh thể hút về chúng các phân tử H2O: cation hút đầu âm và anion hút đầu dương của phân tử H2O.
3.Quá trình điện li của HCl trong nước.
+ -
HS nhớ lại đặc điểm cấu tạo phân tử HCl: Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết cộng hoá trị có cực. Vì vậy phân tử phân cực HCl có thể biểu diễn bằng hình vẽ:
HS giải thích: khi tan trong nước, các phân tử HCl hút về phía chúng những cực ngược dấu của các phân tử nước, kết quả là phân tử HCl bị điện li thành các ion H+ và Cl-.
4. Củng cố
Phiếu học tập
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được
KCl rắn khan C. Nước sông hồ ao
Nước biển D. Dung dịch KCl trong nước
Câu 2: Một học sinh hoà tan natri oxit vào nước và làm thí nghiệm thấy dung dịch thu được dẫn được điện. Bạn đó kết luận: “ natri oxit là chất điện li”. Kết luận như vậy đúng hay sai? Hãy giải thích?
Câu 3: Quan sát thí nghiệm và giải thích: Khi nhỏ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
5. Hướng dẫn hs học ở nhà
Chuẩn bị trước trước bài sau theo SGK
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2007
Ngày giảng: / / 2007
Tiết: 3
phân loại các chất điện li
I – Mục tiêu bài học
1- Về kiến thức:
Biết được thế nào là độ điện li, cân bădng điện li.
Biết được thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
2- Về kỹ năng:
Vận dụng độ điện li để biết chất điện li mạnh, yếu.
Dùng thực nghiệm để nhận biết chất điện li mạnh, yếu không điện li.
3- Về tình cảm thái độ:
Tin tưởng vào thực nghiệm, bằng thực nghiệm có thể khám phá được thế giới vi mô.
II- Chuẩn bị:
Giáo viên: Bộ dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch, dung dịch HCl 0,1M và CH3COOH 0,1M.
III- Phương pháp
Nêu vấn đề + đàm thoại + thí nghiệm trực quan
IV- Tổ chức dạy học:
1- ổn định tổ chức: Sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ: (Câu hỏi SGK…)
3- Nội dung bài giảng:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Độ điện li:
Hoạt động1:
1- Thí nghiệm:
+) Hướng dẫn học sinh tiến hành
Hoạt động1:
thí nghiệm.
+) Học sinh tiến hành thí nghiệm.
+) Gọi 1 học sinh lên bàn giáo viên
+) Học sinh quan sát và nhận xét.
để theo tác thí nghiệm.
+) Ghi vở nội dung kết luận.
+) Kết luận: Các chất khác nhau
có khả năng phân li khác nhau.
2- Độ điện li
Hoạt động 2:
hoạt động 2:
+) Đặt vấn đề: Để chỉ mức độ phân li
của chất điện li người ta dùng đại
lượng độ điện li.
a =
+) Phát biểu khái niệm độ điện li.
Độ điện li a được xác định bằng tỉ số
a : độ điện li
giữa nồng độ mol của chất bị phân li
n: Số phân tử phânli thành ion
thành Ion và nồng độ mol chất điện li
nO : Số phân tử chất đó hoà tan.
đó hoà tàn.
? Hãy phát biểu khái niệm về độ
+) 0 < a Ê 1
điện li.
+) Các yếu tố ảnh hưởng tới độ điện
li a .
* Bản chất của chất điện li và dung
môi.
* Nhiệt độ và áp suất.
* Nồng độ.
II- Chất điện li mạnh và chất điện li
yếu:
1- Chất điện li mạnh.
Hoạt động 3:
hoạt động 3:
+) Thế nào là chất điện li mạnh
+) Phát biểu.
? Chất điện li mạnh có độ điện li
+) Chất điện li mạnh là chất khi tan
bằng bao nhiêu.
trong nước, các phân tử hoà tan đều
phân li ra Ion.
+)
Chất điện
a = 1
li mạnh
+) Lấy ví dụ các chất điện li mạnh.
A xít mạnh
Muối tan
Bazơ mạnh
+) Viết PT điện li.
? Hãy lấy VD các axit mạnh, bazơ
HNO3 đ H+ + NO
mạnh và các muối.
Ba(OH)2 đ Ba2+ + 2OH-
+) Trong phương trình điện li, ta
Fe2(SO4)3 đ 2Fe3+ + 3SO
dùng (đ ) để chỉ chiều điện li của
chất điện li mạnh.
+) Tính nồng độ Ion trong một số dung
dịch KNO3 0,1M, MgCl2 0,05M
+) ? Hãy viết PT điện li của một số
chất điện li mạnh.
+) Dựa vào PT điện li, có thể tính
được nồng độ các Ion trong dung
Giải: KNO3 đ K+ + NO
dịch khi biết nồng độ chất điện li.
Theo PT điện li:
+ ? Hãy nghiên cứu VD trong SGK
n(K+) = n(NO) = nKNO3
và vận dụng tính nồng độ Ion trong
Vì có cùng thể tích dung dịch là V(l)
dung dịch: KNO3 0,1M, MgCl2 0,05M
đ CM(K+) = CM(NO) = CM(KNO3) = 0,1M
[K+] = [NO) = 0,1M
2- Chất điện li yếu:
Hoạt động 4
Hoạt động 4:
+ ? Thế nào là chất điện li yếu ?
+) Phát biểu:
Chất điện li yếu có độ điện li a bằng
Chất điện li yếu là chất khi tan trong
bao nhiêu.
H2O chỉ có 1 một phần số phần tử hoà
tan phân li ra Ion, phần còn lại vẫn
tồn tại dưới dạng phân tử trong dung
Chất điện
dịch.
li yếu
0 < a < 1
+) Lấy ví dụ chất điện li yếu.
+) Viết PT điện li.
Axít yếu
Muối ít tan
Bazơyếu
Không tan
? Hãy lấy VD về chất điện li yếu.
HF đ H+ + F-
+) Trong phương trình điện li của
CH3COOH đ CH3COO- + H+
chất điện li yếu dùng (đ ) thay
H2CO3 đ H+ + HCO
cho (đ )
HCO đ H+ + CO
? Hãy viết PT điện li của một số
chất điện li yếu.
Hoạt động 5:
hoạt động 5:
+) Đặt vấn đề: Sự điện li của chất
a) Cân bằng điện li.
điện li yếu có đầy đủ những đặc
+) Nhắc lại:
trưng của quá trình thuận nghịch
- Quá trình thuận nghịch sẽ đạt đến
? Đặc trưng của quá trình thuận
trạng thái cân bằng. Đó là cân bằng
nghịch là gì ?
động.
- Trạng thái cân bằng được đặc trưng
bằng hằng số cân bằng.
+ Tương tự như vậy thì quá trình
- Chuyển dịch cân bằng tuân theo
điện li sẽ đạt đến trạng thái cân
nguyên lý Lơ Satơliê.
bằng gọi là cân bằng điện li.
Vậy: Khi quá trình điện li đạt đến
? Hãy nêu đặc điểm của cân bằng
trạng thái cân bằng gọi là cân bằng
điện li.
điện li.
+) Cân bằng điện li được đặc trưng
? Hãy viết biểu thức tính hằng số
bởi hằng số điện li.
điện li cho quá trình điện li.
Sự chuyển dịch cân bằng điện li cũng
AB đ A+ + B-
tuân theo nguyên li LơSatơlie.
+) AB đ A+ + B-
K =
? Hãy xây dựng biểu thức biểu diễn
b) ảnh hưởng của sự pha loãng đến
giữa hằng số điện li K và độ điện
độ điện li a của chất điện li yếu.
li a .
AB đ A+ + B-
Bđ: CO 0 0
Pli C(Pli) C(Pli) C(Pli)
CB C-C(Pli) C(Pli) C(Pli)
? Độ điện li a phụ thuộc vào nồng
C(Pi) = a CO
độ như thế nào .
đ K = =
Với chất điện li yếu a << 1
? Tại sao khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li tăng
đ K = a2. C đ a =
đ CO càng nhỏ đ a càng lớn.
+) Giải thích (SGK)
4- Củng cố bài:
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch.
CH3COOH đ H+ + CH3COO-
Độ điện li a của CH3COO sẽ biến đổi như thế nào khi:
a) Nhỏ vài giọt dung dịch HCl
c) Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH
b) Pha loãng dung dịch
5- Hướng dẫn học ở nhà.
Câu hỏi: + Bài tập SGK - SBT Hoá 11.
Câu hỏi: + Bài tập nâng cao (Bộ đề tuyển sinh)
V. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: / /2007
Ngày giảng: / / 2007
Tiết: 4, 5, 6
Bài 3: Axit, bazơ và muối
I/ Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
Học biết:
- Khái niệm axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và thuyết Bron-stêt.
- ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.
- Muối là gì và sự điện li của muối
2.Về kỹ năng:
- Vận dụng thuyết axit - bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và thuyết Bron-stêt để phân biệt được axit, bazơ.
- Biết viết phương trình điện li của các axit, bazơ và muối.
- Dựa vào hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch.
II/ Chuẩn bị:
- Dụng cụ: ống nghiệm.
- Hoá chất: Các dung dịch NaOH, HCl, NH3, ZnSO4, quỳ tím.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm axit và bazơ đã học ở lớp 8 và lấy ví dụ minh hoạ.
GV: Cho 2 hs lên bảng viết phương trình điện li của HCl, H3PO4 và NaOH, Mg(OH)2.
GV: Tuỳ đối tượng học sinh, GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi sau:
- Axit nào là axit mạnh? axit yếu? chất điện li mạnh? chất điện li yếu?
(GV cung cấp hằng số Ka như SGK)
- Bazơ nào là bazơ mạnh? bazơ yếu? chất điện li mạnh? chất điện li yếu?(trang 9 sách giáo khoa)
- Trong trường hợp cần thiết có thể cho học sinh biết trước là axit có nhiều hiđro có thể phân li ra ion H+ thì sẽ lần lượt phân li ra từng ion H+ theo từng nấc. Với bazơ có nhiều nhóm hiđroxit cũng lần lượt phân li ra các ion OH- theo từng nấc.
GV: Cho học sinh nhận xét về các ion do axit và bazơ phân li ra và từ đó rút ra định nghĩa axit, bazơ theo A-rê-ni-ut.
Hoạt động 2:
GV: Cho học sinh nhận xét về số ion H+ do mỗi phân tử axit trên đã phân li ra, từ đó kết luận về axit một nấc hay axit nhiều nấc.
GV: Cho học sinh lấy ví dụ về axit một nấc, nhiều nấc.
GV: Cho học sinh nhận xét về số ion OH- do mỗi phân tử bazơ trên đã phân li ra, từ đó kết luận về bazơ một nấc hay bazơ nhiều nấc.
GV: Cho học sinh lấy ví dụ về bazơ một nấc, nhiều nấc.
Hoạt động 3:
GV: Làm TN: cho Zn(OH)2 + dd HCl
cho Zn(OH)2 + dd NaOH
GV: Yêu cầu hs nhận xét hiện tượng và chỉ rõ vai trò của Zn(OH)2 gây ra hiện tượng ở mỗi thí nghiệm
GV: Cho học sinh viết ptpư xảy ra ở mỗi thí nghiệm
(Đàm thoại với học sinh viết dạng axit của Zn(OH)2 là H2ZnO2, và một số hiddroxit khác như Al(OH)3 là HAlO2.H2O ....)
GV: Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tính chất axit, bazơ của Zn(OH)2, từ đó đàm thoại với học sinh về phân li kiểu axit và phân li kiểu bazơ của Zn(OH)2
GV: Yêu cầu học sinh rút ra khái niệm về hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa axit, bazơ của A-rê-ni-ut.
Hoạt động 4:
GV: Làm TN cho quỳ tím vào dung dịch NH3, yêu cầu học sinh quan sát nhhận xét hiện tượng.
GV: Ghi lên bảng và đàm thoại với học sinh để chỉ rõ:
- Theo A-rê-ni-ut thì NH3 có thể là bazơ không? vì sao?
- NH3 và H2O đã tác dụng với nhau như thế nào để sinh ra ion OH-, chất nào cho proton H+, chất nào nhận proton H+
GV: Đàm thoại với hs về vai trò của CH3COOH và H2O khi CH3COOH tan vào H2O tạo ra dung dịch axit.
GV: Yêu cầu học sinh rút ra định nghĩa về axit, bazơ trên cơ sở nhường hay nhận proton H+ của Bron-stêt, chỉ rõ chất nào là axit, bazơ hay lưỡng tính từ các vd.
GV ra bài tập: Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra của HCO3- với H2O để chứng minh HCO3- là ion lưỡng tính?
GV: Yêu cầu hs tóm tắt những ưu điểm của thuyết axit-bazơ của Bron-stêt
4. Củng cố :
GV lưu ý học sinh: Axit mạnh nhiều nấc cũng như bazơ mạnh nhiều nấc chỉ phân li hoàn toàn ở nấc thứ nhất.
Bài 3: Axit, bazơ và muối
I-axit và bazơ theo thuyết a-rê-ni-ut
1. Định nghĩa
HS: khái niệm axit và bazơ đã học ở lớp 8:
- Axit là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử hiđro kết hợp với gốc axit.
Vd: HCl, HNO3, H2SO4, H3PO4, ...
- Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại kết hợp với một hay nhiều nhóm hiđroxit.
Vd: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3 ...
HS: Viết phương trình điện li:
- Pt điện li của axit HCl và H3PO4
HCl H+ + Cl-
H3PO4 H+ + H2PO4- ; K1 = 7,6.10-3
H2PO4- H+ + HPO42- ; K1 = 6,2.10-8
HPO42- H+ + PO43-; K3 = 4,4.10-13
- Pt điện li của bazơ NaOH và Mg(OH)2
NaOH Na+ + OH-
Mg(OH)2 Mg(OH)+ + OH-
Mg(OH)+ Mg2+ + OH-
a. Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+
b. Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
2. Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc
a. Axit nhiều nấc
HS: Nhận xét:
- Một phân tử HCl phân li ra một ion H+ HCl là axit một nấc
- Một phân tử H3PO4 phân li ra 3 ion H+ H3PO4 là axit 3 nấc
HS:Rút ra kết luận :
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc
Vd: HCl, HNO3, CH3COOH ...
- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc
Vd: H3PO4, H2SO4, H2S, H2CO3 ...
b. Bazơ nhiều nấc
HS: Nhận xét:
- Một phân tử NaOH phân li ra một ion OH- NaOH là bazơ một nấc
- Một phân tử Mg(OH)2 phân li ra 2 ion OH- Mg(OH)2 là bazơ 2 nấc
HS:Rút ra kết luận :
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc
Vd: NaOH, KOH ...
- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc
Vd: Mg(OH)2, Ba(OH)2, Fe(OH)3 ...
3. Hiđroxit lưỡng tính
HS: nhận xét hiện tượng và viết ptpư:
Zn(OH)2 tan trong dd HCl
Zn(OH)2 là bazơ
Zn(OH)2 + 2HCl ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 tan trong dd NaOH
Zn(OH)2 là axit
Zn(OH)2+ 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O
Natri zincat
Zn(OH)2 vừa có thể là axit, vừa có thể là bazơ đó chính là hiđroxit lưỡng tính.
HS: Viết phương trình phân li của Zn(OH)2 theo A-rê-ni-ut:
Zn(OH)2 phân li kiểu bazơ:
Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 phân li kiểu axit:
Zn(OH)2 2H+ + ZnO22-
HS:Rút ra khái niệm :
Khái niệm: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Một số hiđroxit thường gặp: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Cu(OH)2 ... đều ít tan trong nước và lực axit, lực bazơ đều yếu
II- khái niệm về axit và bazơ theo thuyết bron-stêt
1. Định nghĩa
Ví dụ 1:
HS: Quỳ tím chuyển sang màu xanh, chứng tỏ dung dịch NH3 có ion OH-
HS: Theo A-rê-ni-ut NH3 không thể là bazơ vì không có nhóm hiđroxit.
NH3 + H2O NH4+ + OH-
HS: NH3 nhận proton H+ của H2O
H2O cho NH3 proton H+
Ví dụ 2:
H2O + CH3COOH H3O++ CH3COO-
HS: CH3COOH cho H2O proton H+
H2O nhận proton H+ của CH3COOH
HS: Định nghĩa: Axit là chất nhường proton H+, bazơ là chất nhận proton H+
HS: NH3 là bazơ vì nhận proton H+
CH3COOH là axit vì cho proton H+
H2O là chất lưỡng tính vì vừa có khả năng cho, vừa có khả nang nhận proton H+
HS: HCO3- + H2O H3O ++ CO32-
HCO3- nhường proton H+ là axit
HCO3- + H2O H2CO3 + OH-
HCO3- nhận proton H+ là bazơ
Theo thuyết Bron-stêt, axit và bazơ có thể là phân tử hoặc ion
2. ưu điểm của thuyết Bron-stêt
- Thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut chỉ đúng trong trường hợp dung môi là nước
- Thuyết axit-bazơ của Bron-stêt tổng quát hơn
Bài tập củng cố:
1/ Phương trình phân li của H2CO3 như thế nào sau đây là đúng nhất?
a. H2CO3 2H+ + CO32-
b. H2CO3 H+ + HCO3-
c. H2CO3 H+ + HCO3-
HCO3- H+ + CO32-
d. H2CO3 + 2H2O 2H3O + + CO32-
2/ Phương trình phân li của H2SO4 như thế nào sau đây là đúng nhất?
a. H2SO4 2H+ + SO42-
b. H2SO4 H+ + HSO4-
c. H2SO4 + 2H2O 2H3O + + SO42-
d. H2SO4 H+ + HSO4-
HSO4- H+ + SO42-
3/ Cho các hiđroxit: Zn(OH)2, Ba(OH)2 Pb(OH)2, KOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. Có bao nhiêu hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit đã cho?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
4/ Trong dung dịch CH3COOONa ion CH3COO- phản ứng với H2O theo phương trình sau:
H2O + CH3COO- OH-+ CH3COOH
ion CH3COO- là axit, bazơ, trung tính hay lưỡng tính ?
a. Axit b. Bazơ
c. Trung tính d. Lưỡng tính
5/ Ion H2PO4-
là axit vì
H2PO4- + H2O H3O+ + HPO42-
là bazơ vì
H2PO4- + H2O OH- + H3PO4
là trung tính vì ion H2PO4- không có khả năng cho hay nhận proton H+
là lưỡng tính vì
H2PO4- + H2O H3O+ + HPO42-
H2PO4- + H2O OH- + H3PO4
6/ Biết rằng H3PO3 là axit 2 nấc. hãy cho biết ion HPO32-
là axit vì
HPO32-+ H2O H3O+ + PO33-
là bazơ vì
HPO32- + H2O OH- + H2PO3-
File đính kèm:
- On ap hoa CIII .doc