A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức hoá học cơ bản đã được học ở THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình lớp 10.
- Phân biệt được các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.
- Rèn luyện kĩ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản ứng, tỉ khối của chất khí.
115 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Ôn tập hóa học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ...../...../..........
Tiết 1 Ôn tập
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức hoá học cơ bản đã được học ở THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình lớp 10.
- Phân biệt được các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.
- Rèn luyện kĩ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình phản ứng, tỉ khối của chất khí.
- Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chát (m), số mol (n), hể tích khí ở ddktc (V) và số mol phân tử chất (A).
2. Kỹ năng : Hiểu rõ và xác định tính chất qua các công thức PTHH
3. Thái độ : Tích cực hoạt động
B. Phương pháp giảng dạy : Nêu vấn đề, hướng dẫn đàm thoại
C. Chuẩn bị giáo cụ:
- GV: Máy chiếu, giấy trong, hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý.
- HS: Ôn tập các kiến thức thông qua hoạt động giải bài tập.
D. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số :
Lớp
Sĩ số
Vắng
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Nội dung bài mới :
1. Đặt vấn đề :
2. Triển khai bài :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : (15 phút)
I. Ôn tập các khái niệm cơ bản.
I. Các khái niệm về chất
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm: nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, nguyên chấtá và hỗn hợp. Lấy ví dụ.
HS : Phát biểu -> đưa ra ví dụ
GV: Chiếu lên màn hình sơ đồ phân biệt các khái niệm
2. Mối quan hệ giữa khối lượng chất (m), khối lượng mol (M), số mol chất (n), số phân tử chất (A) và thể tích chất khí ở ddktc (V)
GV: Yêu cầu HS đưa ra các mối quan hệ
HS: Ghi các công thức :
->
- Khối lượng chất (m) « khối lượng mol (M)
- Khối lượng chất (m) « số mol (n)
- Khối lượng mol (M) « số mol (n)
- Khối lượng chất (m) « số mol (n)
- Số mol khí (n) « thể tích khí (V)
nkhí = ® V = 22,4.n
- Số mol (n) « số phân tử, nguyên tử (A)
(V là thể tích khí đo ở đktc)
n = ® A = N.n
(N=6.1023 phân tử, nguyên tử)
GV: chiếu lên màn hình sơ đồ
3. Tỉ khối hơi của khí A so với khí B
GV: từ mối quan hệ giữa n và V trong sơ đồ ta có :
VA = VB nA = nB
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về tỉ khối của chất khí
HS: Ghi công thức.
dA/B =
(mA, mB là khối lượng khí A và B do cùng thể tích , nhiệt độ và áp suất)
GV: Biết không khí chứa 20% VO2 và 80% VN2 ® tính dA/KK ?
dA/KK =
Hoạt động 2 : (25 phút)
II. Một số bài tập áp dụng
GV: Chúng ta sẽ luyện tập một số dạng bài tập vận dụng cơ bản đã được học ở lớp 8, 9
GV: Chiếu lên màn hình
HS: Điền vào bảng như sau :
Bài tập 1: a. Hãy điền vào ô trống của bảng sau các số liệu thích hợp
Số P
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
19
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 2
17
18
17
Nguyên tử 1
19
20
Nguyên tử 3
19
21
19
Nguyên tử 2
18
17
Nguyên tử 4
17
20
17
Nguyên tử 3
19
21
- Nguyên tử 1 và 3 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số p là 19 (nguyên tố kali)
Nguyên tử 4
17
20
b. Trong 4 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học ? Vì sao ?
- Nguyên tử 2 và 4 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số p là 17 (nguyên tố clo)
c. Từ 4 nguyên tử trên có khả năng tạo ra được những đơn chất và hợp chất hoá học nào ?
® Đơn chất : K, Cl2
® Hợp chất : KCl
Bài tập 2 : Xác định khối lượng mol của chất hữu cơ X, biết rằng khi hoá hơi 3gX thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,6g O2 trong cùng điều kiện
HS: VX = VO2 -> nx = nO2
->
GV: Gợi ý HS sử dụng mối quan hệ giữa V (khí hoặc hơi) và số mol n.
Bài tập 3 : Xác định d A/H2 biết ở ddktc 5,6 lít khí A có khối lượng 7,5g ?
HS: nA = (mol)
-> MA =
GV: Tính nA -> MA -> dA/H2
-> d A/H2 =
Bài tập 4: Một hỗn hợp khí A gồm SO2 và O2 có d A/CH4 = 3. Trộn V lít O2 với 20 lít hỗn hợp A thu được hỗn hợp B có dB/CH4 = 2,5. Tính V?
HS: = 3.16 = 48
GV: Tính = -> V
Hoạt động 3
Dặn dò - Bài tập về nhà (5 phút)
- Nhắc HS nội dung sẽ luyện tập ở tiết 2 và yêu cầu HS ôn tập các nội dung sau :
1. Cách tính theo công thức và tính theo phương trình phản ứng trong bài toán hoá học.
2. Các công thức về dung dịch : độ tan, nồng độ C%, nồng độ CM ...
GV: Cho HS ghi một số BT thuộc dạng sau để về nhà chuẩn bị bài được tốt hơn.
Ngày soạn : ...../...../..........
Tiết 2 Ôn tập (tiếp)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
1. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tính theo công thức và tính theo phương trình phản ứng mà ở lớp 8, 9 các em đã làm quen.
2. Ôn lại các khái niệm cơ bản về dung dịch và sử dụng thành thạo các công thức tính độ tan, nồng độ C%, nồng độ CM, khối lượng riêng của dung dịch.
2. Kỹ năng :
3. Thái độ :
B. Phương pháp giảng dạy :
C. Chuẩn bị giáo cụ:
- GV: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ, hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý.
- HS: Ôn tập các nội dung mà GV đã nhắc nhở ở tiết trước và giải một số bài tập vận dụng theo đề nghị của GV.
D. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số :
Lớp
Sĩ số
Vắng
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Nội dung bài mới :
1. Đặt vấn đề :
2. Triển khai bài :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : (10 phút)
I. Ôn tập các khái niệm và công thức về dung dịch
GV: Yêu cầu các nhóm HS hệ thống lại các khái niệm và công thức thường dùng khi giải các bài tập về dung dịch
HS: Thảo luận nhóm (3 phút)
GV: Chiếu lên màn hình các nội dung mà HS đã thảo luận (lưu lại ở góc bảng để tiện sử dụng)
HS: Ghi các kết quả trên màn hình vào vở học.
Chất tan (rắn, lỏng, khí)
1. Dung dịch mdd = m1 + mdm
Dung môi (H2O)
2. Các loại công thức tính nồng độ dung dịch :
a. Nồng độ phần trăm C% ® số gam chất tan trong 100g dung dịch.
C% = ®
b. Nồng độ CM ® mol chất tan trong 1 lít dung dịch (1000ml)
CM = ®
5. Mối quan hệ giữa C% và CM
Hoạt động 2 : (30 phút)
II. Hướng dẫn giải một số dạng bài tập
GV: Chiếu đề bài tập 1 lên màn hình để HS theo dõi
Bài tập 1: Cho m gam CaS tác dụng với m1 gam dung dịch HBr 8,58% thu được m2 gam dung dịch trong đó muối có nồng độ 9,6% và 672 ml khí H2S (đktc)
HS: Chuẩn bị 3 phút
a. Tính m, m1, m2 ?
b. Cho biết dung dịch HBr dùng đủ hay dư ? Nếu còn dư hãy tính nồng độ C% HBr dư sau phản ứng ?
GV: Viết phương trình phản ứng khi hoà tan CaS vào dung dịch HBr ? Tính số mol H2S ?
HS: CaS + 2 HBr -> CaBr2 + H2S
nH2S = 672:(22,4.100) = 0,03 (mol)
GV: Nếu CaS tan hết (HBr đủ hoặc dư) hãy tính số mol các chất trong phương trình phản ứng theo số mol H2S ?
HS: CaS + 2HBr -> CaBr2 + H2S
0,03 ¬ 0,06 ¬ 0,03 ¬ 0,03
GV: Từ đó hãy đề xuất cách tính m, m1, m2 ?
HS: m=mCaS = 72.0,03 = 2,16 (g)
mCaBr2 = 200.0,03 = 6 (g)
-> m2 = = 62,5 (g)
GV: Làm thế nào để tính được m1 ?
HS: Áp dụng ĐLBTKL:
m + m1 = m2 + mH2S
-> m1 = 62,5 + 34.0,03 -2,16=61,36 (g)
GV: Làm thế nào để chứng tỏ HBr dư để chấp nhận giả thiết CaS tan hết ?
HS: mHBr bđ =
Theo phản ứng :
mHBr pư = 81.0,06 = 4,86 (g)
-> HBr dư -> giả thiết CaS tan hết là đúng.
GV: Tính C% HBr dư ?
HS: mHBr dư = 5,26 - 4,86 = 0,4 (g)
-> C% (HBr dư) = = 0,64%
GV: Nhận xét và chấm điểm. Giải đáp thắc mắc của HS. Nêu rõ những chú ý khi tính toán theo C%.
GV: Chiếu đề bài tập 2 lên màn hình :
Bài tập 2 : Cho 500ml dung dịch AgNO3 1m (d=1,2g/ml) vào 300ml. Tính nồng độ mol các chất tạo thành trong dung dịch sau pha trộn và nồng độ C% của chúng ? Giả thiết chất rắn chiếm thể tích không đáng kể.
HS: Chuẩn bị 3 phút.
GV: Tính số mol AgNO3 và HCl ban đầu?
HS: nAgNO3 = 0,5.1 = 0,5 mol
nHCl = 0,3 . 2 = 0,6 mol
GV: Viết phương trình phản ứng xãy ra khi trộn 2 dung dịch ?
HS: AgNO3 + HCl -> AgCl + HNO3 (1)
0,5 0,5 -> 0,5
GV: Xác định lại thành phần của chất tan trong dung dịch sau phản ứng ?
HS:
dd sau phản ứng :
(Chú ý loại các chất kết tủa)
GV: Để tính được CM cần phải biết V ?
HS: Vdd = 0,5 + 0,3 = 0,8 lít
-> CM (HNO3) = = 0,625 M
CM(HCl) =
GV: Để tính được C% cần phải tính khối lượng dd sau khi trộn
HS: mddAgNO3 = 500.1,2 = 600(g)
mddHCl = 300.1,5 = 450 (g)
(1) -> mAgCl¯ = 0,5 . 143,5 = 71,75 (g)
-> mdd sau pư = mddAgNO3 + mddHCl - AgCl¯
= 600 + 450 - 71,75 = 978,25 (g)
-> C% (HNO3) =
C%(HCl) =
GV: Nhận xét và chấm điểm. Nêu rõ cách áp dụng các công thức tính CM, C% và ĐL BTKL
Hoạt động 3
Dặn dò - Bài tập về nhà (5 phút)
GV: Yêu cầu HS ôn lại một số kiến thức trọng tâm cơ bản của lớp 8, 9 để chuẩn bị cho chương trình lớp 10.
Hoà tan 15,5g Na2O vào nước thu được 0,5 lít dung dịch A.
a. Viết phương trình phản ứng và tính CM dung dịch A ?
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% (d=1,14g/ml) cần dùng để trung hoà hết dung dịch A ?
c. Tính CM các chất trong dung dịch sau phản ứng trung hoà ?
Ngày soạn : ...../...../..........
Chương I : nguyên tử
Tiết 3 thành phần nguyên tử
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
1. Giúp HS làm quen với các hạt cơ bản cấu thành nguyên tử : proton (p), electron (e) và nơtron (n). Từ đó hiểu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm lớp vỏ electron của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
2. Hiểu và sử dụng các đơn vị đo lường về khối lượng, điện tích và kích thước của nguyên tử như : u, đtđv, nm, A.
3. Tập phát hiện và giải quyết vấn đề qua các thí nghiệm khảo sát về cấu trúc nguyên tử.
2. Kỹ năng :
3. Thái độ : Tích cực hoạt động.
B. Phương pháp giảng dạy :
- GV: Thiết kế thí nghiệm mô phỏng về ống tia âm cực của Tôm xơn hoặc phóng to hình 1.3 SGK
D. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số :
Lớp
Sĩ số
Vắng
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Nội dung bài mới :
1. Đặt vấn đề :
2. Triển khai bài :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử (30/)
GV: Đặt vấn đề : Từ trước CN đến thế kỷ XIX người ta cho rằng các chất dều được tạo nên từ những hạt cực kỳ nhỏ bé không thể phân chia được nữa gọi là nguyên tử. Ngày nay, người ta biết rằng nguyên tử có cấu tạo phức tạp: gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điện tích âm.
Hoạt động 1 : (10 phút)
1. Electron
a. Sự tìm ra electron
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm minh hoạ ở hình 1.3 (SGK) theo phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
GV: Khi phóng diện với một nguồn điện (15KV) giữa 2 điện cực bằng kim loại gắn vào 2 đàu một ống thuỷ tinh kính trong đó còn rất ít không khí (gần như chân không)-> thấy thành ống thuỷ tinh phát sáng màu lục nhạt -> chứng tỏ điều gì ?
HS: Phải có chùm tia không nhìn thấy được phát ra từ cực âm đập vào thành ống.
GV: Người ta gọi chùm tia đó là những tia âm cực (phát ra từ cực âm)
HS: Chùm tia kông nhìn thấy phát ra từ cực âm gọi là tia âm cực.
GV: Trên đường đi của tia âm cực nếu ta đặt một chong chóng nhẹ -> thấy chong chóng quay -> chứng tỏ điều gì?
HS: Tia âm cực là một chùm hạt chuyển động rất nhanh.
GV: Hạt vật chất trong tia âm cực có mang điện hay không ? Mang điện dương hay âm ? Làm thế nào chứng minh được điều này ?
HS: Có thể đặt ống phóng tia âm cực giữa 2 bản điện cực mang điện trái dấu.
-> Nếu tia âm cực mang điện thì nó phải lệch về phía bản điện cực mang điện ngược dấu.
GV: minh hoạ qua thí nghiệm mô phỏng hoặc mô tả -> Tia âm cực lệch về phía bản cực dương.
HS: Tia âm cực là chùm hạt mang điện âm.
Vậy tia âm cực là chùm hạt mang điện dương hay âm ?
GV kết luận : Người ta gọi những hạt tạo thành tia âm cực là electron có mặt ở mọi chất, nó là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử của mọi nguyên tố hoá học.
HS: Tia âm cực là chùm hạt electron (e)
=> Electron tạo nên l ớp vỏ nguyên tử của mọi nguyên tố hoá học.
b. Khối lượng và điện tích của electron
GV: Yêu cầu HS đọc và ghi khối lượng và điện tích electron vào vở
HS: me = 9,1.10-31 kg = 9,1.10-28g » 0,00055u
GV: Để biểu thị khối lượng của nguyên tử và các tiểu phân của nó, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là u (atomic mass unit): một u là khối lượng của một nguyên tử đồng vị các bon -12 (có gái trị là 19,9265.10-27 kg).
-> 1u =
= 1,6605.10-27kg = 1,6605.10-24 g
GV: Electron có điện tích âm và có gía trị qe = -1,602.10-19 culông, đó là điện tích nhỏ nhất nên được dùng làm điện tích đơn vị (ddtdddv) : qe = 1-
HS: qe = -1,602.10-19C = 1-
Hoạt động 2 : (10 phút)
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử.
GV đặt vấn đề : Ở trên chúng ta đã biết nguyên tử chứa các hạt electron mang điện tích âm mà nguyên tử thì trung hoà về điện. Vậy chắc chắn phải chứa những phần tử mang điện tích dương. Để chứng minh điều này, chúng ta tiến hành tìm hiểu thí nghiệm của Rơ dơ - pho được minh hoạ ở hình 1.4 SGK
GV: Mô tả thí nghiệm ở hình 1.4 (sử dụng hình vẽ phóng to hoặc mô phỏng thí nghiệm bằng máy tính):
HS: Nghiên cứu các thiết bị của thí nghiệm và mục đích của chúng.
GV thông báo kết quả thí nghiệm
- Hầu hết các hạt a xuyên qua tấm vàng mỏng.
- Một số ít hạt a (khoảng 1/10000 tổng số hạt a) bị trật trở lại
HS: Hầu hết các hạt a xuyên qua tấm vàng mỏng -> chứng tỏ nguyên tử không phải là những hạt đặc khít mà có cấu tạo rỗng.
=> Kết quả này chứng tỏ điều gì ?
- Các hạt a tích điện dương, chúng bị lệch đường đi hoặc bị bật trở lại -> chúng đến gần các phần tử tích điện dương nên bị đẩy.
GV hướng dẫn HS kết luận :
Nguyên tử có cấu tạo rỗng, hạt nhân của nguyên tử mang điện dương nằm ở tâm của nguyên tử và có kích thước nhỏ bé so với kích thước của nguyên tử. Xung quanh hạt nhân có các electron tạo nên vỏ nguyên tử khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân
- Vì chỉ có một phần rất nhỏ các hạt a bị lệch hướng -> các hạt tích điện dương trong nguyên tử gây nên va chạm chỉ chiếm một thể tích rất nhỏ trong nguyên tử.
HS : ghi kết luận.
Hoạt động 3 (10 phút)
3. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
GV đặt vấn đề : Hạt nhân nguyên tử còn phân chia được nữa không, hay nó được cấu tạo từ những hạt nhỏ nào ?
a. Sự tìm ra proton
GV: Mô tả thí nghiệm của Rơ dơ pho năm 1918: Khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt a, ông đã thấy xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và một loại hạt có khối lượng 1,6726.10-27 kg mang một đơn vị điện tích dương, đó là proton.
GV: Kết luận : Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
HS: Ghi kết luận và nhận xét.
* Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
GV: Khối lượng và điện tích hạt nhân proton là bao nhiêu ?
* qP = 1,602.10-19C = eo = 1+
mp = 1,6726.10-27 kg » 1u
(hắt máy chiếu các thông tin về hạt proton)
b. Sự tìm ra nơtron
GV: Năm 1932, Chát uých dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử Beri thấy xuất hiện một loại hạt mới không mang điện: hạt nơtron.
HS: Nghe và ghi thông tin
GV: Hắt máy chiếu thông tin về hạt nơtron:
Notron cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử qn = 0, mn = 1,6748.10-27 kg » u
c. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
GV: Vậy từ các thí nghiệm trên, hãy kết luận về cấu tạo hạt nhân nguyên tử
HS: Nêu kết luận (SGK tr7)
II. Kích thước và khối lượng nguyên tử (10 phút)
Hoạt động 4 (5 phút)
1. Kích thước
GV: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau. Nếu hình dung nguyên tử như một quả cầu trong đó có các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân, thì nó có đường kính khoảng 10-10m con số này là rất nhỏ, nên người ta dùng đơn vị nanomet (nm) hay angstrom (A) để biểu diễn kích thước của nguyên tử và các hạt p, n, e. Chú ý :
HS: Đơn vị để đo kích thước nguyên tử và các hạt p, n, e là nanomet (mm) hoặc angstron (A)
1nm = 10-9m = 10A
1A = 10-10m = 10-8 cm
1nm = 10-9m = 10A
1A = 10-10m= 10-8 cm
GV thông báo :
HS:Ghi các kết luận thông báo của GV
- Đường kính nguyên tử khoảng 10-1nm
- Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5 nm.
Kết luận : Các electron có kích thước rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử
- Đường kính của electron, proton vào khoảng 10-8 nm.
Hoạt động 5 (5 phút)
2. Khối lượng
GV: Cần phân biệt khối lượng nguyên tử tuyệt đối và tương đối.
HS: Khối lượng nguyên tử tuyệt đối là khối lượng thực của một nguyên tử.
a. Khối lượng tuyệt đối là khối lượng thực của một nguyên tử, bằng tổng khối lượng của tất cả các hạt trong nguyên tử.
-> m = mP + mn + me
m = mP + mn + me
Ví dụ : Khối lượng nguyên tử H là :
HS: Ghi ví dụ
mH = 1,67.10-24g
Khối lượng nguyên tử C là :
mC = 19,92.10-24g
b. Khối lượng tương đối của một nguyên tử là khối lượng tính theo đơn vị nguyên tử (u) với quy ước:
HS: Khối lượng tương đối của một nguyên tử là khối lượng theo đơn vị nguyên tử (u)
1u = khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử 12C
GV: Vậy 1u bằng bao nhiêu gam ?
HS: 1u =
GV: Công thức (1) dùng để chuyển đơn vị giữa u và g hoặc ngược lại
Ví dụ : Tính khối lượng nguyên tử tương đối của nguyên tử H biết :
HS: Theo (1) ta có :
KLNT (H) = » 1u
mH = 1,67.10-24 g
Chú ý : Khối lượng nguyên tử dùng trong bảng tuần hoàn chính là khối lượng tương đối gọi là nguyên tử khối.
HS: Ghi chú ý
Hoạt động 6 : Củng cố bài :
proton (p)
lõi (hạt nhân)
mang điện dương nơtron (n)
Nguyên tử
trung hoà điện
Vỏ (các electron)
mang điện âm
Ngày soạn : ...../...../..........
Tiết 4 : hạt nhân nguyên tử
nguyên tố hoá học, đồng vị
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Giúp học sinh hiểu được các khái niệm điện tích hạt nhân, số khối, nguyên tử khối và cách tính
- Từ đó hiểu được định nghĩa nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tử của nguyên tố
2. Kỹ năng :
3. Thái độ : Tích cực hoạt động.
B. Phương pháp giảng dạy : Nêu vấn đề, tổ chức đàm thoại.
C. Chuẩn bị giáo cụ:
- Máy tính, máy chiếu, bút dạ, giấy trong
- Mô hình hoặc hình vẽ cấu tạo hạt nhân của một số nguyên tố.
D. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số :
Lớp
Sĩ số
Vắng
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Nội dung bài mới :
1. Đặt vấn đề :
2. Triển khai bài :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : (10 phút)
Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà
- GV: yêu cầu một học sinh trình bày tóm tắt thành phần cấu tạo của nguyên tử và cho biết điện tích, khối lượng hạt nhân cơ bản
Học sinh: Phải trình bày được nguyên tử gồm 2 phần
Hạt nhân (p,n)
Lớp vỏ electron (e)
- GV: gọi một học sinh khác làm nhanh bài tập trắc nghiệm 1,2,3 (sgk) và 2 học sinh khác lên bảng làm bài tập 4,5 (sgk)
HS: làm bài tập
- GV: Nhận ét cho điểm
I. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ (10 PHÚT)
Hoạt động 2 (5')
1. Điện tích hạt nhân
- GV: ở bài trước các em đã biết hạt nhân nguyên tử gồm p và n nhưng chỉ co p mang điện. Mỗi hạt p mang điện tích 1+. Vậy suy ra số đơn vị điện tích của hạt nhân phải bằng số hạt nào trong hạt nhân
HS: số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số proton (p)
- GV: Nếu hạt nhân có X proton thì điện tích của hạt nhân bằng X+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z
- GV: Điện tích của mỗi hạt e là 1- mà nguyên tử trung hoà về điện, vậy có nhận xét gì về số p và só e trong nguyên tử?
HS: số p = số e
Áp dụng: Cho điện tích hạt nhân của nguyên tử N là 7+. Hỏi nguyên tử N có bao nhiêu p và bao nhiêu e?
HS: số p = số e = 7
- GV: Biểu thức liên hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân Z, số proton và số electro:
HS: Z = số p = số e
Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số prôtn = số eleectron
Hoạt động 3 (5')
2. Số khối
- GV: nêu định nghĩa về số khối A
-> Công thức: A = Z + N
-> Nhận xét về số khối A
HS: ghi định nghĩa và công thức
A = Z + N
Z: số đơn vị điện tích hạt nhân (số hạt proton)
N: số hạt nơtron => số khối A là một số nguyên
- GV: tính số khối của Li biết hạt nhân Li có 3proton và 4 nơtron?
HS: A = 3+4 = 7
- GV kết luận: Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng chó nguyên tử, vì khi biết Z và A của một nguyên tử sẽ biết được số proton, số electron và cả số nơtron (N = A-Z) trong nguyên tử đó.
HS: ghi kết luận
Áp dụng: Trong nguyên tử Na biết A = 23, Z = 11. Tính số hạt cơ bản proton, nơtron và electron trong nguyên tử Na
Na có 11p, 11e và 23 - 11 = 12n
II. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (12 PHÚT)
Hoạt động 4 (5 phút)
1. Định nghĩa
- GV đặt vấn đề:
Tính chất hoá học của một nguyên tố phụ thuộc và số electron và dó đó phục thuộc vào số đơn vị điện tích hạt nhân Z của nguyên tử -> các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân Z thì có cùng tính chất hoá học
Giáo viên chiếu hình lên màn hình định nghĩa:
Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
HS: định nghĩa
- GV: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều thuộc nguyên tố natri. Chúng đều có 11p và 11e
- GV: cho đến nay, người ta biết khoảng 92 nguyên tố hoá học có trong tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố nhân tạo được tổng hợp ở các phòng thí nghiệm hạt nhân
(GV chiếu bảng tuần hoàn lên màn hình)
Hoạt động 5 (2 phút)
3. Số hiệu nguyên tử
- GV: Chiếu lên màn hình định nghĩa:
HS: Ghi định nghĩa
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
GV: Tìm số hiệu nguyên tử của nguyên tố Natri ?
HS: Z1Na = 11
Hoạt động 6 (5 phút)
3. Kí hiệu nguyên tử
GV: Chiếu lên màn hình, kí hiệu một nguyên tử :
HS: Ghi kí hiệu nguyên tử
GV: Nguyên tử Na có 11p, 11e và 12n. Hãy cho biết kí hiệu nguyên tử Na ?
HS: A = 11+12 = 23
GV: Kí hiệu nguyên tử Oxi :
HS: Nguyên tử O có 8p, 8e và 8n
Hãy cho biết nguyên tử O có bao nhiêu p, n, e ?
III. Đồng vị
Hoạt động 7 : (10 phút)
GV: Hãy tính số p, số n của các nguyên tử sau :
HS trả lời
Proti: Chỉ có 1 p, không có n
Đơteri : 1p, 1n
Triti: 1p, 2n
(proti) (đơteri) (Triti)
GV: Hãy cho biết điểm chung của các nguyên tử trên ?
HS: Đều có cùng proton (1p) nên có cùng điện tích hạt nhân.
GV: Các nguyên tử trên có khối lượng như thế nào ? Tại sao ?
HS: Chúng có khối lượng khác nhau vì hạt nhân của chúng có số nơtron khác nhau.
GV: Các nguyên tử trên thuộc cùng một nguyên tố hoá học (nguyên tố hiđrô) gọi là các đồng vị. Vậy một em hãy cho biết khái niệm đồng vị ?
GV: Hiđrô trong tự nhiên là hỗn hợp của 3 đồng vị.
HS: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron nên số khối (A) của chúng khác nhau.
(99,984 số nguyên tử)
File đính kèm:
- giao an hoa hoc 10 HKIban co ban.doc