1. Kiến Thức: HS ôn lại kiến thức.
- Hóa trị ? Cách tìm công thức hóa học dựa trên hóa trị của nguyên tố
- Khái niệm hiện tượng hóa học , hiện tượng vật lý
- Phản ứng hóa học ? Diễn biến của phản ứng hóa học ? Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
- Định luật bảo toàn khối lượng
- Khái niệm mol , khối lượng mol và thể tích mol
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập học kì I tiết 35 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Tuần :18
Tiết : 35
Ngày soạn:6/12/2009
Ngày dạy : 8/12/2009
I/MỤC TIÊU:
Kiến Thức: HS ôn lại kiến thức.
Hóa trị ? Cách tìm công thức hóa học dựa trên hóa trị của nguyên tố
Khái niệm hiện tượng hóa học , hiện tượng vật lý
Phản ứng hóa học ? Diễn biến của phản ứng hóa học ? Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra
Định luật bảo toàn khối lượng
Khái niệm mol , khối lượng mol và thể tích mol
Các công thức hóa học cần nhớ .
Kĩ Năng:Rèn các kĩ năng
Lập công thức hoá học dựa trên hóa trị của nguyên tố
Cân bằng phản ứng hóa học
Sử dụng thành thạo các công thức
Tính thành phần phần trăm các nguyên tố hóa học trong hợp chất .
Tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm tạo thành.
Thái độ: Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng dạy học :
Giáo Viên: Thiết bị sử dụng bài giảng điện tử .
Bảng nhóm
Phiếu học tập :
Học sinh: Bảng con , chuẩn bị trước bài
Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp tái hiện ...
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : * ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài giảng:
Vào bài: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra 1 tiết , bài hocï hôm nay sẽ giúp các em ôn lại kiến thức chương II S
GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Oân lại kiến thức cần nhớ của chương III
Gv chiếu nội dung từng câu hỏi và yêu cầu lần lượt Hs trả lời dựa và nội cung của đề cương
? Hóa trị là gì ? Biểu thức ?
? Hiện tượng hóa học là gì ?
- Gv chiếu bải tập vận dụng 1 :
? Hiện tượng vật lý là gì ?
? Phản ứng hóa học là gì ?
? Diễn biến của phản ứng hóa học
? Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
- Chiếu bài tập vận dụng 2 :
? Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ? Biểu thức của định luật ?
? Phương trình hóa học ?
? Mol là gì ?
? Khối lượng mol là gì ?
? Thể tích mol là gì ?
I . Kiến thức cần nhớ
- Hs lần lượt trả lời :
1. Hóa trị của nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử )la con số biểu thị khả năng liên kết của nhóm nguyên tử ( hay nhóm nguyên tử )
Axa B yb
- Theo quy tắc : x x a = y x b
2. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất mới là hiện tượng hóa học
3. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu là hiện tượng vật lý
4. Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác .
5. Trong 1 phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đội thành phân tử khác .
6. Dấu hiệu phản ứng hóa học : Có chất mới tạo thành , màu sắc , trạng thái , tỏa nhiệt , phát sáng
à Hs làm
7. Trong một phản ứng tổng khối lựợng của sản phẩm bằng tổng khối lượng của chất tham gia
A + B à C + D
à Biểu thức : m A + m B à m C + m D
8. Phươnbg trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
9. Mol là lượng chất chứa 6x10 23 nguyên tử hay phân tử chất đó
+Khối lượng mol của một chất là khối lượng của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
+ Thể tích mol là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó .
Hoạt động 2: Luyện tập
Dạng 1: Tìm dấu hiệu của phản ứng hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng khi biết chất tham gia và sản phẩm
- Gv chiếu đề bài tập
2. Dạng 2: Lập CTHH của các hợp chất gồm
a. Kali (I) và nhóm (SO)4 (II)
c. Bari (II) và Cl (I)
b. Natri (I) và oxi
d. sắt (III )và nhóm(OH) (I)
? nhắc lại các bước lâp công thức hoá học?
? Nhắc lại qui tắc hoá trị ?
?gọi 4 HS làm ?
? Chiếu kết quả bài tập
3. Dạng 3 : cân bằng các PTHH sau:
a. Al + Cl2 AlCl3
b. Fe2O3 + H2 Fe + H2O
c. P + O2 P2O5
d. Al(OH)3 Al2O3 + H2O
? Nhắc lại các bước lập PTHH?
4. Dạng 4 : Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất
a. Fel2O3 (Fe = 56, O = 16 )
b. H2SO4 ( H= 1 , S = 32 , O = 16 )
II. Luyện tập
Dạng 1 : Tìm dấu hiệu của phản ứng hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng khi biết chất tham gia và sản phẩm
- Dấu hiệu : sủi bọt khí
- Phương trình chữ :
Axitclohidric + canxicacbonat à canxiclorua + nước + khicacbonic
2. Dạng 2 : Lập CTHH
a. K2SO4 ;
b. BaCl2
c. Na2 O
d. Fe (OH)3
3. Dạng 3 : cân bằng các PTHH sau:
a. 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
c. 4P + 5O2 2P2O5
d. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
4. Dạng 4 : Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
a. M = 56.2 + 16.3 = 160 g
Trong 1 mol Fe2O3 có:
2mol nguyên tử Fe : 2x56 = 112 g
3mol nguyên tử O : 3x16 = 48 g
%Fe = (112/ 160).100% = 70%
%O = (48/ 160) 100% = 30%
Hoặc %O = 100% - 70% = 30%
b. M = 98 g
-Trong 1 mol hợp chất H2SO4 có:
2 mol nguyên tử H : 2x1 = 2 g
1 mol nguyên tử S : 1 x 32 = 32 g
4 mol nguyên tử O: 4x 16 = 64 g
- M = 98 g
- Thành phần phần trăm các nguyên tố trong 1 mol hợp chất H2SO4 là
%H = = 2.04 %
%S = = 32,65%
% O = 100% - ( %H + %S )
= 100 – 34,69 = 67,31%
IV: CỦNG CỐ –DẶN DÒ:
Củng cố:
-Oân lại kiến thức cần nhớ
Dặn dò : Học bài.
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học, và phần ôn tập
Xem lại các dạng bài tập đã ôn tập trong bài ôn tập, cách lập CTHH từ % các nguyên tố
Tiết sau kiểm tra học kì I, chuẩn bị giấy nháp, bút, thước , máy tính …
V: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- TEIT 35. ON TAP.doc