1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Giúp HS lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, 0xit, axit, bazơ và muối được biểu diển bằng sơ đồ.
b. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết PTHH, BT tính theo PTHH, phân biệt các lọ mất nhãn.
c. Thái độ: Tính chăm, chịu khó, tự lực trong học tập.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ôn tập (phần I - Hóa vô cơ) tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33
Tiết PPCT: 63 ÔN TẬP
(PHẦN I - HÓA VÔ CƠ)
Ngày dạy: ……………….
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Giúp HS lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, 0xit, axit, bazơ và muối được biểu diển bằng sơ đồ.
b. Kĩ năng: rèn kĩ năng viết PTHH, BT tính theo PTHH, phân biệt các lọ mất nhãn.
c. Thái độ: Tính chăm, chịu khó, tự lực trong học tập.
2.Chuẩn bị:
a. GV: SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.
b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.
3. Trọng tâm: Hóa vơ cơ
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức, kiểm diện HS: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng: khơng kiểm tra
4.3. Bài mới:
Để củng cố kiến thức đã học về hóa học vô, cần nắm lại các tính chất hóa học, các công thức tính, áp dụng vào viết phương trình hóa học và tính toán các dạng bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
GV dùng hệ thống câu hỏi theo các nội dung đã học để HS thảo luận nhóm nhỏ và nêu.
GV dùng sơ đồ.
Kim loại
Phi kim
(3 ) (6)
0xit bazơ
Muối
0xit axit
Bazơ
Axit
(5) (8)
HS đại diện nhóm trình bày kết quả
HS nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
BT1 : Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau: CaC03, Na2C03, Na2S04.
Nhóm nhỏ HS thảo luận và giải, báo cáo.GV gọi nhóm khác nhận xét, sửa chữa.
BT2 : Lập PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
FeCl3 Fe(0H)3 Fe203 Fe FeCl2.
HS thảo luận đôi và viết PTHH, HS nhận xét, sửa chữa.
BT3 : Cho 2,11g hỗn hợp A gồm: Zn, Zn0 vào dung dịch CuS04 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc lấy phần rắn không tan, rửa sạch rồi cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì còn lại 1,28g chất rắn không tan màu đỏ.
Viết PTHH
Tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp A.
HS thảo luận và giải vào vở, GV chấm vài vở, nhận xét, sửa chữa.
I. Kiến thức cần nhớ:
Phân loại các hợp chất vô cơ.
Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ.
Mối liên hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Viết PTHH.
Kim loại D 0xit bazơ
2Cu + 02 2Cu0
Cu0 + H2 Cu + H20
0xit bazơ D bazơ
Na20 + H20 2Na0H.
2Fe(0H)3 Fe203 + 3H20.
Kim loại D Muối.
Mg + Cl2 MgCl2
CuS04 + Fe Cu + FeS04
0xit bazơ D Muối.
Na20 + C02 Na2C03.
CaC03 Ca0 + C02
Bazơ D Muối.
Fe(0H)3 + 3HCl FeCl3 + 3H20
FeCl3 + 3K0H Fe(0H)3 + 3KCl.
Muối D phi kim.
2KCl03 2KCl + 302.
Fe + S FeS.
Muối D 0xit axit.
K2S03 + 2HCl 2KCl + H20 + S02.
S03 + 2Na0H Na2S04 + H20.
Muối D Axit
BaCl2 + H2S04 BaS04 + 2HCl.
2HCl + Cu(0H)2 CuCl2 + 2H20.
Phi kim D 0xit axit
4P + 502 2P205.
0xit axit D axit.
P205.+ 3H20 2H3P04.
II. Luyện tập:
BT1 : Đánh số thứ tự các lọ và lấy mẫu thử ở mỗi lọ.
Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều:
Nếu thấy chất rắn không tan thì đó là lọ CaC03.
Nếu chất rắn tan tạo thành dung dịch thì đó là lọ Na2C03, Na2S04.
Nhỏ dung dịch HCl vào 2 muối còn lại, nếu thấy có hiện tượng sủi bọt thì đó là lọ Na2C03, còn lại là lọ Na2S04
BT2 : Lập PTHH theo sơ đồ chuyển hóa sau:
PTHH:
(1) FeCl3 + 3K0H Fe(0H)3 + 3KCl.
(2) 2Fe(0H)3 Fe203 + 3H20
(3) Fe203 + C0 2Fe + 3C02.
(4) Fe + 2HCl FeCl2. + H2.
BT3 :
PTHH:
Zn + CuS04 ZnS04 + Cu. (1)
- Vì CuS04 dư nên Zn phản ứng hết.
Zn0 + HCl ZnCl2 + H20.
- Khối lượng của Cu là 1,28g nên số mol của Cu là:
nCu = 0,02 (mol).
- Theo PT (1) thì: nZn = nCu = 0,02 (mol).
- Khôí lượng của Zn: mZn = 0,02 x 65 = 1,3 (g).
- Khối lượng của Zn0 : mZn0 = 2,11 - 1,3 = 0,81 (g).
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV nhận xét chung tiết học
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
- Ôn lại các kiến thức đã ôn và các dạng BT đã học
- CB:” Ôn tập (tt)” (soạn và xem lại các dạng BT đã học).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm:
* Hạn chế:
File đính kèm:
- T-63.doc