1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết
- Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Công thức hoá học của oxit, cách gọi tên oxit.
- Oxit gồm 2 loại chính là: oxit axit và oxit bazơ, dẫn ra ví dụ minh hoạ.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Oxít tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 40 OXÍT
Ngày soạn: 15 / 1 / 07
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết
- Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Công thức hoá học của oxit, cách gọi tên oxit.
- Oxit gồm 2 loại chính là: oxit axit và oxit bazơ, dẫn ra ví dụ minh hoạ.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng vận dụng quy tắc, lập công thức hóa học của oxit và gọi tên oxit.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận khi viết công thức hóa học của oxít và gọi tên oxit.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Bảng phụ kiến thức và bài tập.
2. Học sinh : Ôn bài công thức hóa học, bảng nhóm, xem trước bài oxit.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
8A1: .................................................... ; 8A2: ..........................................................
8A3: .................................................... ; 8A4: ..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
1. Thế nào là sự oxi hoá, phản ứng hóa hợp? Nêu ví dụ mỗi loại?(10đ)
2. BT 2( SGK / 87)
Đáp án
Trình bày rõ ràng, viết công thức hóa học chuẩn
1. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
HS nêu đúng mỗi loại 1 ví dụ đạt (1 đ)
2. Mg + S MgS
Zn + S ZnS
Fe + S FeS
2Al + 3S Al2S3
Điểm
1đ
3đ
3đ
3đ
2,5đ
2,5đ
2,5đ
2,5đ
- Học sinh nhận xét, bổ sung (nếu có)
- GV kết luận, bình điểm.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Oxít là gì ? Có mấy loại oxit ? Công thức hóa học của oxit gồm những nguyên tố nào ? Cách gọi tên các oxit đó như thế nào ? Chúng ta đi vào tìm hiểu bài: “Oxít”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa oxit
- GV: Yêu cầu HS kể tên một số oxit mà em biết ?
HS nhận xét thành phần p tử các oxit đó.
- GV: Ghi bảng Grap hóa ý học sinh nhận xét
Hợp chất
Oxit Tạo bới 2 nguyên tố
1 nguyên tố là oxi
HS nêu định nghĩa oxit
* Hoạt động 3: Xác định công thức của oxit
HS nhắc lại quy tắc về hoá trị hợp chất hai nguyên tố hoá học.
( Trong CTHH tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia)
HS nhận xét thành phần trong công thức oxit? (Kí hiệu nguyên tố O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc hoá trị)
? Công thức chung của oxit?
GV nhắc lại cách lập CTHH nhanh của hợp chất cho học sinh khắc sâu hơn.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cách phân loại oxit.
HS hoạt động nhóm phân loại oxit và nêu ví dụ?
HS: Làm BT 4 (SGK/91)
Có các công thức hóa học sau:
a) SO3 b) N2O5 c) CO2
d) Fe2O3 e) CuO g) CaO
Chất nào thuộc loại oxit bazơ, chất nào thuộc loại oxit axit?
+ Oxit axit: SO3 ; N2O5 ; CO2
+ Oxit bazơ: Fe2O3 ; CuO ; CaO
* Hoạt động 5: Tìm hiểu cách gọi tên oxit
- GV nêu câu hỏi
HS thảo luận nhóm (2 nhóm thảo luận một ý nhỏ)
Gọi tên các oxit sau và cho biết cách gọi tên
a. K2O , ZnO , Al2O3
b. FeO , Fe2O3 , FeCl3
c. CO , CO2 , SO3 , P2O5
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung ( nếu có )
- GV kết luận
- GV nhấn mạnh thêm: Đối với phi kim có nhiều hóa trị, dùng các tiền tố tiếp đầu ngữ để chỉ số nguyên tử:
1: mono ; 2: đi ; 3: tri
4: tetra ; 5: penta
I. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CO2 Cacbon đioxit
Na2O Natri oxit
II. Công thức
Công thức chung của oxit MxOy gồm có kí hiệu của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu của một nguyên tố khác M ( có hóa trị n) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng qui tắc về hóa trị :
II x y = n x x
III. Phân loại
Oxit gồm 2 loại
- Oxit bazơ: Là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ.
Ví dụ: Na2O tương ứng với NaOH
CaO Ca(OH)2
- Oxit axit: Là oxit của phi kim tương ứng với một axit.
Ví dụ: SO3 tương ứng với H2 SO4
CO2 H2CO3
P2O5 H3PO4
IV. Cách gọi tên
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
Ví dụ : Na2O Natri oxit
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên oxit bazơ: tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit.
Ví dụ: FeO Sắt (II) oxit
Fe2O3 Sắt (III) oxit
- Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit.
Ví dụ: CO2 Cacbon đioxit
SO3 Lưu huỳnh trioxit
P2O5 Điphotpho pentaoxit
4. Củng cố và luyện tập : Bảng phụ bài tập
- BT1 (SGK/91): Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.
- BT2 (SGK/91): Lập CTHH của oxit (Gọi 2 HS lên bảng lập công thức)
+ Một loại oxit của photpho: P2O5
+ Crom (III) oxit: Cr2O3
- BT3 a (SGK/91) Mỗi dãy bàn là một đội chơi trò chơi tiếp sức thi đua viết CTHH
+ Đội A: Viết CTHH của oxit axit
+ Đội B: Viết CTHH của oxit bazơ
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học thuộc tất cả các lý thuyết.
- Làm BT 1 5 SGK/91
- Chuẩn bị: “ Điều chế oxi- phản ứng phân huỷ”
+ Đọc trước các thí nghiệm và xem hình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
+ Soạn định nghĩa phản ứng phân hủy, chọn viết các phương trình đã học làm ví dụ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- T40.doc