1) Mục đích – Yêu cầu − Trọng tâm :
a) Biết các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.
b) Biết được thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, và cách điều chế các loại phân bón này.
2) Đồ dùng dạy học – Hóa chất và dụng cụ :
Các mẫu phân bón hóa học
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6239 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : .
BÀI 12 – CB : PHÂN BÓN HÓA HỌC.
Mục đích – Yêu cầu − Trọng tâm :
Biết các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng.
Biết được thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, … và cách điều chế các loại phân bón này.
Đồ dùng dạy học – Hóa chất và dụng cụ :
Các mẫu phân bón hóa học.
Tiến trình – Bài giảng :
Phương pháp
Nội dung
GVPV : Cây cần những loại nguyên tố nào Þ Nghiên cứu N, P, K.
Phân đa lượng : “Loại phân mà cây trồng cần với lượng nhiều” .
GVDG :
VD : Xác định hàm lượng N có trong NH4Cl .
GV : NH4NO3 hút ẩm mạnh, vón cục Þ có thích hợp ở VN không ?
GV : Phân Amoni được sản xuất như thế nào ?
(NH4)2CO3 là muối của Axit và Bazơ yếu hay mạnh.
Yêu cầu HS xác định hàm lượng Nitơ trong NaNO3 .
Cho HS tính hàm lượng P2O5 trong Ca(H2PO4)2 .
Quặng Đôlômit : CaCO3.MgCO3 .
ÞThành phần Supe Photphat đơn gồm gì ?
Phân tích tên loại phân Þ Thành phần .
Tăng sức đề kháng .
Cây muốn phát triển tốt cần nhiều loại nguyên tố khác nhau, với hàm lượng thích hợp :
Ba loại phân hóa học chính : Phân đạm, phân lân và phân kali.
I. PHÂN ĐẠM :
– Cung cấp Nitơ cho cây dưới dạng Ion NH4+ hoặc NO3– .
– Tác dụng : Làm tăng tỉ lệ các Prôtit thực vật, giúp cây phát triển xanh tươi, cho nhiều hạt củ, hoa, quả .
– Chất lượng phân được tính theo hàm lượng của nguyên tố N.
1. Phân đạm Amoni :
– Là các muối amoni : NH4Cl , (NH4)2SO4 , NH4NO3 ,…
− Được điều chế khi cho NH3 tác dụng với axit tương ứng, TD:
.
2. Phân đạm Nitrat :
– Là các muối Nitrat : NaNO3 ; Ca(NO3)2 … được điều chế từ Axit Nitric và Muối Cacbonat kim loại tương ứng. TD :
.
3. Phân Urê : (NH2)2CO :
– Là phân đạm phổ biến nhất hiện nay (chứa 46%N), màu trắng, tan tốt trong nước, dưới tác dụng của vi sinh Urê bị phân hủy cho NH3.
– Không làm thay đổi độ chua của đất vì trong đất:
– Nhược điểm : dể chảy rửa .
– Sản xuất : (Nhà máy phân đạm Bắc Giang, Phú Mỹ).
II. PHÂN LÂN :
– Cung cấp Photpho cho đất dưới dạng Ion Photphat: PO43– .
– Phân lân đặc biệt cần thiết cho cây ở thời kỳ sinh truởng, thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất, trao đổi năng lượng của cây.
– Đánh giá chất lượng phân qua % hàm lượng P2O5.
– Nguyên liệu : Quặng Apatit hoặc Photphorit .
1. Supephotphat :
Có hai loại là Supe Photphat đơn và kép .
a. Supephotphat đơn : chứa 14 − 20% P2O5
* Cách điều chế : Trộn quặng Photphat với dung dịch H2SO4 đđ :
* Cây trồng đồng hóa dể dàng Ca(H2PO4)2 , còn CaSO4 không có ích ® làm rắn đất.
* VN : ® CTY :Supephotphat & Hóa chất Lam Thao, quặng Apatit từ Lào Cai.
b. Supephotphat kép : chứa 40 −50% P2O5, chỉ có Ca(H2PO4)2.
* Cách điều chế : Trộn quặng Ca3(PO4)2 với H3PO4:
2. Phân nung chảy :
* SX : Nung hỗn hợp quặng Apatit + đá xà vân (thành phần chính là Magiê Silicat) + Than cốc ở 10000C ® làm nguội nhanh sản phẩm ® vỡ vụn thành các hạt ® sấy khô ® nghiền thành bột.
* Thành phần chính : Hỗn hợp Photphat và Slicat của Ca và Mg (12 −14% P2O5). Không tan trong nước, thích hợp đất chua.
* VN : Nhà máy ở Văn Điển (Hà Nội) + 1 số địa phương khác.
III. PHÂN KALI :
– Cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng K+ , các loại phân thường dùng : KCl ; K2SO4 ; K2CO3. Tro thực vật (chứa K2CO3).
– Giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo chất đường, bột, xơ, dầu. Tăng cường sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn…
− Độ dinh dưỡng tùy vào hàm lượng %K2O.
− Phân phức hợp : là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thới bằng tương tác hóa học của các chất. TD: Amophot : hỗn hợp của NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4, thu được khi cho khí NH3 + H3PO4.
IV. PHÂN VI LƯỢNG :
− Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như Bo (B), Kem (Zn, Mangan (Mn), Đồng (Cu), Molipđen (Mo), … ở dạng hợp chất.
® Cây trồng cần 1 lượng nhỏ ® kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp.
® Bón cùng phân vô và hữu cơ, hàm lượng tùy loại đất ® nếu quá liều sẽ có hại cho cây trồng.
CỦNG CỐ :
Hiện nay người ta dùng loại phân phức hợp N , P ,K được trộn với hàm lượng xác định .
Phân đạm, lân, kali. Các loại phân hỗn hợp, phức hợp, phân vi lượng …
BÀI TẬP : 1 − 4 (Sách Giáo khoa − Trang 58) + Đề cương Hóa 11 .
File đính kèm:
- Chuong2-Bai12(PhanBonHoaHoc).DOC