Bài giảng Phần I : oxit - Axit - baz ơ – muối

1. Oxit, axit, bazơ, muối là gì? Phân loại mỗi loại? Cách gọi tên? Cho ví dụ minh họa.

2. Viết công thức axit hoặc bazơ tương ứng với các oxits sau:

CaO, Fe2O3, SO2, K2O, CO2, SO3, FeO, N2O5, P2O5.

Đọc tên các oxit và các axit, bazơ tương ứng?

3. Phân loại và đọc tên các chất sau?

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 17284 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phần I : oxit - Axit - baz ơ – muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THCS VÀ THPT KPĂ KLƠNG PHẦN I : OXIT - AXIT - BAZ Ơ – MUỐI 1. Oxit, axit, bazơ, muối là gì? Phân loại mỗi loại? Cách gọi tên? Cho ví dụ minh họa. 2. Viết công thức axit hoặc bazơ tương ứng với các oxits sau: CaO, Fe2O3, SO2, K2O, CO2, SO3, FeO, N2O5, P2O5. Đọc tên các oxit và các axit, bazơ tương ứng? 3. Phân loại và đọc tên các chất sau? H2S, HCl, CuO, Al(OH)3, NaOH, NaHSO4, CaCl2, KNO3, Ca3(PO4)2, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2, N2O3, K2O. PHẦN II – OXI, HIDRO VÀ NƯỚC 1. Oxi: - Tính chất vật lý, công thức phân tử, khối lượng phân tử, hóa trị, tính chất hóa học? - Điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp? 2. Hidro: - Tính chất vật lý, công thức phân tử, khối lượng phân tử, hóa trị, tính chất hóa học? - Điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp? 3. Nước: - Thành phần hóa học của nước? - Viết phương trình phản ứng của nước + Với các kim loại: Na, K, Ca. + Với các oxit: CaO, K2O, CO2, SO2, N2O5, P2O5. PHẦN III – PHẢN ỨNG HÓA HỌC 1. Phản ứng hóa hợp là gì? Cho ví dụ minh họa. 2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho ví dụ minh họa. 3. Phản ứng oxi hóa khử là gì? Thế nào là chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa? 4. Phản ứng thế là gì? Cho ví dụ minh họa. 5. Thế nào là sự cháy, sự oxi hóa chậm. Điều kiện phát sinh sự cháy? 6. Hãy lập các phương trình hóa học theo sơ đồ phản ứng sau: a) Sắt (III) oxit + nhôm nhôm oxit + sắt b) Nhôm oxit + cacbon nhôm cacbua + khí cacbon oxit c) Hiđro sunfua + oxi khí sunfurơ + nước d) Đồng (II) hiđroxit đồng (II) oxit + nước e) Natri oxit + cacbon đioxit Natri cacbonat. g) Đồng (II) oxit + hidro đồng + nước Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. 7. Hoàn thành phương trình hóa học của những phản ứng giữa các chất sau: a) Al + O2 ..... b) H2 + Fe3O4 .... + ... c) P + O2 ..... d) KClO3 .... + ..... e) S + O2 ..... f) PbO + H2 .... + .... - Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế? 8. Viết các phương trình phản ứng lần lượt xảy ra theo sơ đồ: C CO2 CaCO3 CaO Ca(OH)2 phản ứng nào là phản ứng phân huỷ, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp? PHẦN IV – DUNG DỊCH 1. Nêu định nghĩa dung dịch? Thế nào là chất tan? Thế nào là dung môi? 2. Dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa là gì? 3. a) Trình bày tính tan của một số axit, bazơ, muối? b) Độ tan là gì? Nêu sự ảnh hưởng của độ tan theo nhiệt độ. 4. Nồng độ phần trăm, nồng độ mol/lit. Công thức tính? Chú ý: Dung dịch axit làm đổi màu chất chỉ thị: Quì tím đỏ. Dung dịch kiềm làm thay đổi màu một số chất chỉ thị: - Quỳ tím xanh. - Dung dịch phenolphtalein không màu hồng. BÀI TẬP Bài 1. Hòa tan 7,18 gam muối NaCl vào 20 gam nước ở 200C thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là bao nhiêu gam? Bài 2. Hoà tan 25,5 gam NaCl vào 80 gam nước ở 200C được dung dịch A. Hỏi dung dịch A đã bão hòa hay chưa? Biết độ tan của NaCl ở 200C là 38 gam. Bài 3. Khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa NaCl từ 900C xuống 100C thì có bao nhiêu gam muối NaCl tách ra. Biết rằng độ tan của NaCl ở 900C là 50 gam và ở 100C là 35 gam Bài 4. Đốt cháy 54g NH3 trong bình kín chứa 78,4 lít O2 tạo thành khí N2 và hơi nước. a) Chất nào dư sau phản ứng, bao nhiêu mol? b) Tính khối lượng khí N2 và hơi nước tạo thành. Bài 5. Để điều chế 8,96 ml khí O2 (đktc) thì cần bao nhiêu gam: a) Kali pemanganat (KMnO4) b) Kali clorat (KClO3) Bài 6. Cho dung dịch axit clohidric tác dụng với 32 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Al. Biết rằng khối lượng Mg chiếm 45% khối lượng hỗn hợp. Tính: a) Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. b) Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra của hỗn hợp trên. c) Khối lượng muối tạo thành của hỗn hợp. Bài 7. Tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau: a) 20 gam Fe(NO3)3 hòa tan vào 180 gam H2O. b) 0,65 gam CuSO4 trong 320g dung dịch. Bài 8. Hòa tan 300g dung dịch KCl 5% vào 200g dung dịch KCl 10%. Hỏi dung dịch mới có nồng độ bao nhiêu? Bài 9. Tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau: a) 480g CuSO4 trong 2 lit dung dịch. b) 54,4 gam ZnCl2 trong 800 ml dung dịch. Bài 10. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg và dung dịch HCl 14,6%. a) Tính số gam MgCl2 sinh ra? Số gam H2 thoát ra. b) Tính số gam dung dịch HCl 14,6% cần dùng. c) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính số gam dung dịch thu được sau phản ứng. d) Tính nồng độ % của dung dịch MgCl2 sau phản ứng? Bài 11. Cho 6,5 gam Zn vào 200ml dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ 1M. a) Hỏi chất nào còn dư sau phản ứng? Dư bao nhiêu mol? b) Hỏi thu được bao nhiêu mol muối tạo thành? c) Tính nồng độ mol/lit của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không đổi. Bài 12. Có 4 lọ mất nhãn riêng biệt: nước cất, dung dịch HCl, dung dịch KOH, dung dịch NaCl. Bằng các nào nhận biết được các chất trong mỗi lọ? Bài 13. Phân biệt các chất rắn : NaCl, NaOH, BaSO4. Bài 14. Có 4 bình đựng riêng các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các chất khí trong mỗi bình. Giải thích và viết các phương trình phản ứng (nếu có). I. Oxit 1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố khác. - Công thức tổng quát: RxOy - Ví dụ: Na2O, CaO, SO2, CO2... 2. Phân loại: a. Oxit bazơ: Là oxit của kim loại, tương ứng với một bazơ. Chú ý: Chỉ có kim loại mới tạo thành oxit bazơ, tuy nhiên một số oxit bậc cao của kim loại như CrO3, Mn2O7... lại là oxit axit. Ví dụ: Na2O, CaO, MgO, Fe2O3... b. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim, tương ứng với một axit. Chú ý: Oxit của phi kim đều là oxit axit. Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5... c. Oxit không tạo muối (CO, N2O) 3. Cách gọi tên: - Theo quy định của hiệp hội quốc tế hoá học cơ bản và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry - IUPAC) Tên oxit: Tên nguyên tố tạo oxit + oxit. Ví dụ: CaO: canxi oxit K2O: kali oxit - Nếu một nguyên tố tạo thành nhiều oxit (có nhiều hoá trị): * Oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit. Ví dụ: FeO sắt (II) oxit Fe2O3 sắt (III) oxit SnO thiếc (II) oxit SnO2 thiếc (IV) oxit * Oxit axit: (tiền tố chỉ số nguyên tử) tên PK + (tiền tố chỉ số nguyên tử) oxit. - Các tiền tố: 1. mono 2. di 3. tri 4. tetra 5. penta 6. hexa 7. hepta 8. octa 9. nona 10. deca Riêng tiền tố mono (số 1) thường chỉ dùng với CO (cacbon monooxit) - Ví dụ: SO2 Lưu huỳnh dioxit SO3 Lưu huỳnh trioxit N2O dinitơ oxit NO nitơ oxit N2O3 dinitơ trioxit NO2 nitơ dioxit N2O5 dinitơ pentoxit Cl2O7 diclo heptoxit P4O10 tetraphotpho decaoxit Sở dĩ không gọi NO2 là nitơ (IV) oxit và P4O10 là photpho (V) oxit vì như vậy sẽ không phân biệt được với N2O4 và P2O5. II. Axit 1. Định nghĩa Là hợp chất mà phân tử có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit. - Công thức tổng quát: HnR (n: bằng hoá trị của gốc axit, R: gốc axit). - Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, H2SO3, HNO3... Một số gốc axit thông thường Kí hiệu Tên gọi Hoá trị - Cl Clorua I = S Sunfua II - NO3 Nitrat I = SO4 Sunfat II = SO3 Sunfit II - HSO4 Hidrosunfat I - HSO3 Hidrosunfit I = CO3 Cacbonat II - HCO3 Hidrocacbonat I PO4 Photphat III = HPO4 Hidrophotphat II - H2PO4 Đihidropphotphat I - OOCCH3 Axetat I 2. Phân loại - Axit không có oxi: HCl, HBr, H2S, HI... - Axit có oxi: H2CO3, H2SO3, H2SO4, HNO2, HNO3... 3. Tên gọi * Axit không có oxi: - Tên axit: axit + tên phi kim + hidric. - Ví dụ: HCl axit clohidric H2S axit sunfuhidric HBr axit bromhidric * Axit có oxi: - Tên axit: axit + tên phi kim + ic (ơ). - Ví dụ: H2SO4 axit sunfuric H2SO3 axit sunfurơ HNO3 axit nitric HNO2 axit nitrơ III. Bazơ (hidroxit) 1. Định nghĩa Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại (hay nhóm -NH4) liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH). - Công thức tổng quát: M(OH)n M: kim loại (hoặc nhóm -NH4). n: bằng hoá trị của kim loại. - Ví dụ: Fe(OH)3, Zn(OH)2, NaOH, KOH... 2. Phân loại - Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2... - Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3... 3. Tên gọi - Tên bazơ: tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + hidroxit. - Ví dụ: Fe(OH)3 sắt (III) hidroxit Fe(OH)2 sắt (II) hidroxit Zn(OH)2 kẽm hidroxit NaOH natri hidroxit IV. Muối 1. Định nghĩa Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại (hoặc nhóm - NH4) liên kết với gốc axit. - Công thức tổng quát: MnRm (n: hoá trị gốc axit, m: hoá trị kim loại). - Ví dụ: Na2SO4, NaHSO4, CaCl2, KNO3, KNO2... 2. Phân loại Theo thành phần muối được phân thành hai loại: - Muối trung hoà: là muối mà trong thành phần gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: Na2SO4, K2CO3, Ca3(PO4)2... - Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ: NaHSO4, KHCO3, CaHPO4, Ca(H2PO4)2... 3. Tên gọi Tên muối: tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit. Ví dụ: Na2SO4 natri sunfat NaHSO4 natri hidrosunfat KNO3 kali nitrat KNO2 kali nitrit Ca(H2PO4)2 canxi dihidrophotphat

File đính kèm:

  • docOn tap hoa hoc lop 8 ki II(1).doc
Giáo án liên quan