Bài giảng Phân tích nội dung tạo tập doanh nghiệp CN 10 - Nguyễn Văn Khôi

MỤC TIÊU

Phân tích, so sánh về cấu trúc nội dung “Tạo lập doanh nghiêp” trong Công nghệ 10 với cách tiếp cận của ILO trong dạy học KB để chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học chủ động, tích cực

Đề xuất được cấu trúc nội dung “Tạo lập doanh nghiêp” theo chủ đề phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TẠO LẬP DOANH NGHIỆP

Phương án 1: (như trong tài liệu HD)

Gồm 2 chương, 8 bài; trong đó có 02 bài Thực hành về các tình huống

Mỗi bài trong tài liệu được trình bày theo cấu trúc sau:

1. Mục tiêu (theo SGK)

2. Tóm tắt nội dung (các đề mục)

3. Phương pháp dạy học (các hoạt động dạy học: tên hoạt động; mục đích, cách tiến hành; nội dung rút ra/kết quả cần đạt)

Đánh giá (câu hỏi, bài tập)

Chú ý sơ đồ “Hệ thống hoá kiến thức phần II” trang 188 SGK

 

ppt23 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phân tích nội dung tạo tập doanh nghiệp CN 10 - Nguyễn Văn Khôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH NỘI DUNG TẠO TẬP DOANH NGHIỆP CN 10 Nguyễn Văn Khôi ĐT: 0903268448 Email: khoinv@hnue.edu.vn MỤC TIÊU Phân tích , so sánh về cấu trúc nội dung “ Tạo lập doanh nghiêp ” trong Công nghệ 10 với cách tiếp cận của ILO trong dạy học KB để chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học chủ động , tích cực Đề xuất được cấu trúc nội dung “ Tạo lập doanh nghiêp ” theo chủ đề phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể NỘI DUNG Gồm 2 phần : I. Phân tích “ Tạo lập doanh nghiệp ” ( lý thuyết ) II. Thảo luận ( bài tập vận dụng ) PHÂN TÍCH NỘI DUNG TẠO LẬP DOANH NGHIỆP Phương án 1: ( như trong tài liệu HD) Gồm 2 chương , 8 bài ; trong đó có 02 bài Thực hành về các tình huống Mỗi bài trong tài liệu được trình bày theo cấu trúc sau : 1. Mục tiêu ( theo SGK) 2. Tóm tắt nội dung ( các đề mục ) 3. Phương pháp dạy học ( các hoạt động dạy học : tên hoạt động ; mục đích , cách tiến hành ; nội dung rút ra/kết quả cần đạt ) Đánh giá ( câu hỏi , bài tập ) Chú ý sơ đồ “ Hệ thống hoá kiến thức phần II” trang 188 SGK PHÂN TÍCH NỘI DUNG Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) Có thể coi đây là một chủ đề “T ạo lập doanh nghiệp ” Nội dung chủ đề : Sơ đồ tổng thể về công nghệ-kinh doanh-tạo lập doanh nghiệp Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) Phân tích mục tiêu ( chuẩn KT, KN) của chủ đề theo CT GDPT (2006): Kiến thức - Biết được doanh nghiệp , doanh nghiệp nhỏ , kinh doanh hộ gia đình . - Biết được các hoạt động (hay lĩnh vực /SGK?) kinh doanh của doanh nghiệp . - Biết được các lĩnh vực kinh doanh , sản xuất và dịch vụ Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) - Biết : cách xác định nhu cầu của thị trường ; cách xác định quy mô và các điều kiện kinh doanh ; cách lập kế hoạch kinh doanh ; cách lập kế hoạch quản lí một doanh nghiệp - Biết khái niệm về giá thành và chi phí kinh doanh . - Biết được mô hình tổ chức doanh nghiệp ; các tiêu chí và cách đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) Kĩ năng - Hình thành được ý tưởng kinh doanh - Xác định được sản phẩm kinh doanh - Xác định được kế hoạch kinh doanh giả định - Xác lập được mô hình tổ chức một doanh nghiệp Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) Thái độ - Hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh - Có ý thức vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học vào thực tiễn Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) Nhận xét : Chuẩn KT, KN cho thấy : - Về kiến thức : yêu cầu của chuẩn chủ yếu chỉ ở mức độ thấp ( biết ) và có độ mở nhất định ( có thể gây cảm giác chưa rõ ràng ) - Kỹ năng : chỉ ở mức độ thấp ( Hình thành được ý tưởng kinh doanh ; Xác định được sản phẩm kinh doanh , kế hoạch kinh doanh giả định , mô hình tổ chức một doanh nghiệp ) Với 02 bài thực hành ( Lựa chọn cơ hội kinh doanh và Xây dựng kế hoạch kinh doanh ) là chưa đáp ứng hết các yêu cầu về kỹ năng ? Phương án 2: ( thiết kế theo chủ đề ) - Thái độ : mức độ thấp ( Hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh ; Có ý thức vận dụng kiến thức , kĩ năng đã học vào thực tiễn ). Như vậy , SGK chỉ là một phương án thể hiện chương trình mà thôi ; vì thế nó là tài liệu ( chính ) chứ không phải là pháp lệnh ( bắt buộc ) Phân tích nội dung chủ đề Có thể hướng dẫn HS tìm hiểu chủ đề này theo cách tự học thông qua 4 hoạt động để giải quyết 4 vấn đề chính sau đây : Vấn đề thứ nhất : Vì sao chúng ta cần hiểu chủ đề về “T ạo lập doanh nghiệp ” ? - Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ( đóng góp tới trên 80% tổng thu nhập , sử dụng trên 70% nhân lực lao động xã hội ; trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ ) Phân tích nội dung chủ đề - “ Việc làm ” và “ tự tạo việc làm ” đang là vấn đề “ nóng ” của mỗi gia đình , cộng đồng , xã hội ( phân biệt : “ việc làm ” và “ làm việc ”) - “ Làm gì sau khi rời ghế nhà trường phổ thông ?” luôn là câu hỏi thường trực nhưng khó trả lời của mỗi HS Vấn đề thứ hai : Tạo lập doanh nghiệp là gì ? Thông qua trả lời một số câu hỏi sau : Kinh doanh là gì ? Có những loại hình kinh doanh nào ? Ý tưởng kinh doanh là gì ? Cơ hội kinh doanh là gì ? Doanh nghiệp là gì ? Có những loại hình doanh nghiệp nào ? Thị trường của doanh nghiệp là gì ? . Vấn đề thứ ba : Tạo lập doanh nghiệp như thế nào ? Khi nào ? Thông qua trả lời một số câu hỏi sau : Gồm những bước nào ? Cần chuẩn bị những nội dung gì ? Liên quan đến những yếu tố nào ? ( vốn , địa điểm , thủ tục pháp lý ,) Có ý tưởng kinh doanh ; phát hiện được cơ hội kinh doanh ; đánh giá được nhu cầu thị trường ; . Vấn đề thứ tư : Tổ chức và quản lí doanh nghiệp như thế nào ? Thông qua trả lời một số câu hỏi sau : Mô hình tổ chức và hoạt động ? Quản lý hoạt động của DN? . Các sơ đồ , hình vẽ , ví dụ , tình huống đã nêu trong SGK là phương tiện để HS “ củng cố và vận dụng ” những hiểu biết về các nội dung trên Thiết kế các hoạt động Chủ đề này có thể gồm 4 loại hoạt động chính sau ( theo cách thức của ILO trong dạy học KAB): (i) Hoạt động khởi động : Trả lời vấn đề thứ nhất chính là “ hoạt động khởi động ”, mang tính đặt vấn đề cho các hoạt động tiếp theo ; hoạt động này chủ yếu là thể hiện vai trò của GV Thiết kế các hoạt động (ii) Hoạt động cơ bàn : Việc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở các vấn đề (2), (3), (4) nêu trên chính là “ hoạt động cơ bản ” ( để HS tìm hiểu , khám phá , xây dựng kiến thức cho riêng mình ) Hoạt động này có thể bao gồm nhiều hành động cụ thể ; Thiết kế các hoạt động (iii) Hoạt động thực hành : Việc yêu cầu HS thực hiện các ví dụ , bài tập trong SGK chính là “ hoạt động thực hành ” về : - Lựa chọn cơ hội kinh doanh và - Xây dựng kế hoạch kinh doanh Thiết kế các hoạt động (iv) Hoạt động ứng dụng : Tùy theo tính chất địa phương ( vùng , miền ) mà điều chỉnh các bài tập ( tình huống ) cho phù hợp với HS. Đây chính là “ hoạt động ứng dụng thực tế ”. Có thể yêu cầu HS thực hiện một dự án học tập : tìm hiểu hoạt động của các doanh nghiệp tại địa phương mình ( có những doanh nghiệp nào ? Thuộc loại hình kinh doanh nào ? Thuộc loại hình doanh nghiệp nào ?;) Kết luận Cách thức của ILO trong dạy học KAB phù hợp với các tiêu chí đổi mới PPDH hiện nay: - Phát huy tính tích cực, chủ động của người học (yếu tố tâm lý, tạo động lực). - Bồi dưỡng phương pháp tự học (yếu tố phát triển, học suốt đời). - Khai thác công nghệ thông tin và truyền thông (yếu tố công nghệ, tăng hiệu quả dạy học, đặc biệt là trong tìm kiếm và thông tin liên quan). BÀI TẬP THẢO LUẬN 1. Thày ( cô ) có nhận xét gì về cấu trúc nội dung dạy học theo cách của ILO trong dạy học KAB so với cấu trúc thường gặp ở Việt Nam? 2. Theo thày ( cô ), trọng tâm thiết kế dạy học của ILO trong dạy học KAB là gì ? 3. Theo thày ( cô ), khó khăn lớn nhất trong dạy học theo cách của ILO đối với Việt Nam là gì ? Cảm ơn sự chú ý và chia sẻ của thày ( cô )

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phan_tich_noi_dung_tao_tap_doanh_nghiep_cn_10_nguy.ppt