Bài giảng Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Nguyên nhân và diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5/7/1885, từ đó là mở đầu của PT Cần vương chống pháp cuối TKXIX

 Những nét khái quát nhất của PT Cần Vương ( 1885-1896)

 Vai trò của văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 8819 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 19.02 Tuần 24 Dạy ngày: 20.02 TIẾT 40 Bài 26 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (Tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh cần nắm các yêu cầu sau đây: 1. Kiến thức: Nguyên nhân và diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5/7/1885, từ đó là mở đầu của PT Cần vương chống pháp cuối TKXIX Những nét khái quát nhất của PT Cần Vương ( 1885-1896) Vai trò của văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương. 2.Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật trận đánh Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu 3.Tư tưởng: GD học sinh lòng yêu nước, tự hào dân tộc Trân trọng và biết ơn những văn thân sĩ phu yêu nước đã hy sinh vì dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1.Thiết bị – tài liệu: Lược đồ vụ binh biến Kinh thành Huế Chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết Bảng phụ, phiếu học tập. 2. Phương án: Học sinh học tập trên lớp thông qua các hoạt động: cá nhân, lớp, nhóm nhỏ 3. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn của tiết trước III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’) GV nêu câu hỏi và gọi từ 1 đến 2 HS trả lời các nội dung sau: Câu hỏi: -Nêu nội dung hiệp ước Pa tơ nốt ? Có gì khác với Hacmăng ? -Vì sao Pháp ký Hiệp ước Patơnốt với nhà Nguyễn ? Đáp án: Cơ bản giống hiệp ước Hac-măng, chỉ khác là trả lại Bình thuận và Thanh – Nghệ –Tĩnh cho Trung kì Mục đích : Xoa dịu sự căm phẩn của nhân dân và mua chuộc triều đình Huế 3. Giới thiệu bài mới : ( 1’ ) Sau hiệp ước 1884, nội bộ triều đình càng thêm mâu thuẩn, phái chủ chiến hành động, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục kháng chiến dưới ngọn cờ Cần vương . TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 16’ HOẠT ĐỘNG 1 : NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN CỦA CUỘC PHẢN CÔNG KINH THÀNH HUẾ I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương” 1. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế 7.1885 - Sau H.Ư Patơnốt, phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp. -Chuẩn bị: +Xây dựng căn cứ ở Tân sở (Quảng Trị) chuẩn bị lực lượng, khí giới, lương thảo... + Thủ tiêu phần tử thân Pháp ... đưa Ưng Lịch lên ngôi (Hàm Nghi) -Thái độ của Pháp: lo sợ tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến => Tình thế hết sức căng thẳng, phái chủ chiến quyết định tấn công trước để giành thế chủ động. - Đêm mồng 4 rạng 5.7.1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở đồn Mang cá và tòa Khâm sứ nhưng thất bại. GV nêu câu hỏi định hướng và gợi nội dung kiến thức tiết trước: H: Sau khi vua Tự Đức chết thì nội bộ triều đình Huế phân hoá như thế nào ? GV: Triều đình phân hoá thành 2 phái: Chủ hoà và chủ chiến tiếp tục mâu thuẩn. H: Phe chủ chiến có những hành động gì ? GV Chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu hành động quyết liệt GV: Giới thiệu ảnh “Tôn Thất Thuyết” Þ Thượng thư bộ binh, thành viện hội đồng phụ chính (giúp vua lo việc nước ) H: Chuẩn bị như thế nào ? GV hướng dẫn HS xem ảnh vua Hàm NghiÞLúc này khi lên ngôi chỉ mới 14 tuổi nhưng là người rất yêu nước, thương dân . H: Vì sao Tôn Thất Thuyết quyết định lập Hàm Nghi mới 14 tuổi làm vua ? GV: Hàm Nghi còn nhỏ tuổi, Tôn Thất Thuyết sẽ dễ điều đình. Hơn nữa Hàm Nghi là người có tư tưởng chống Pháp đến cùng, có tinh thần yêu nước... H: Dựa vào đâu mà phe chủ chiến lại quyết định chống Pháp đến cùng ? ÞLàm chỗ dưạ, cổ vũ, động viên cho phe chủ chiến hành động . H: Trước hành động quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, Pháp phản ứng như thế nào ? GV: Pháp uy hiếp trắng trợn phe chủ chiến, tìm mọi cách bắt cho được Tôn Thất Thuyết Þ Tình hình hết sức căng thẳng . H: Trước tình hình đó, phe chủ chiến quyết định như thế nào ? Phe chủ chiến quyết định nổ súng trước giành thế chủ động GV: Quá trình phản công được diễn ra như thế nào ? GV treo lược đồ và yêu cầu HS tóm tắt diễn biến, trình bày trên lược đồ. GV: Trình bày trên lược đồ: +Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá.... +Pháp rối loạn nhưng kịp củng cố tinh thần và phản công... +Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết cõng Hàm Nghi lên Tân Sở. Pháp truy kích, tàn sát hàng trăm người dân vô tội... GV: Vì sao TT Thuyết đưa Hàm Nghi lên Tân Sở, tại đây có những hoạt động gì.... chúng ta tìm hiểu ở phần 2. chuyển hoạt động HS đọc to nội dung SGK HS: Trả lời: -Phân hoá thành 2 phe -Phe chủ chíên tích cực chuẩn bị... -Phe chủ hoà cam tâm làm tay sai cho Pháp HS: Nuôi hy vọng sẽ giành lại chủ quyền đất nước từ tay Pháp khi có điều kiện . HS:+Xây dựng căn cứ ở Tân sở (Quảng trị )chuẩn bị lực lượng, khí giới, lương thảo... + Lập Lập các đồn sơn phòng , +Xây dựng đội quân “Đoàn kiệt”, “Phấn nghĩa” ... + Thủ tiêu phần tử thân Pháp ... đưa Ưng Lịch lên ngôi (Hàm Nghi) HS: -Dễ điều đình... -Là người có tư tưởng chống Pháp... HS: + Tôn Thất Thuyết đang giữ trong tay quân đội + Phong trào chống Pháp trong nhân dân đang phát triển mạnh HS: Pháp rất lo sợ ® lập tức cử Cuốc-Xi kéo quân từ Bắc vào kinh thành Huế với mục đích bắt Tôn Thất Thuyết, dập tắt phong trào kháng chiến trong triều đình HS: Phe chủ chiến quyết định nổ súng trước . HS tóm tắt diễn biến và trình bày trên lược đồ HS theo dõi, lĩnh hội kiến thức, chốt nội dung HS lĩnh hội kiến thức. 19’ HOẠT ĐỘNG II TÌM HIỂU PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG 2. Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng -Phong trào Cần Vương là giúp vua cứu nước, bảo vệ chế độ phong kiến. -Sau vụ binh biến kinh thành Huế thất bại, 13.7.1885, tại Tân Sở nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước giúp vua cứu nước. -Địa bàn: Phong trào diễn ra sôi nổi khắp Trung kỳ và Bắc kỳ. -Tầng lớp lãnh đạo: văn thân và sỹ phu yêu nước. - Diễn biến: Phong trào diễn ra từ năm 1885 đến 1896 có 2 giai đoạn. +Giai đoạn 1: 1885-1888 +Giai đoạn 2: 1889-1896 *Giai đoạn 1: Phong trào diễn ra sôi nổi khắc Trung bắc kỳ. Mang nghĩa thật là giúp vua cứu nước. *Giai đoạn 2: trở thành phong trào yêu nước với danh nghĩa Cần Vương có những cuộc khởi nghĩa lớn qui mô. - Với danh nghĩa Cần Vương, đã phát huy tinh thần chống Pháp sôi nổi của văn thân sĩ phu, góp phần làm chậm quá trình xâm lược của Pháp. GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân và giải thích khái niệm phong trào Cần Vương: H: Phong trào Cần Vương là gì ? GV: Phong trào Cần Vương là giúp vua cứu nước, bảo vệ chế độ phong kiến. H: Vì sao phong trào Cần Vương bùng nổ ? Gợi ý: Sau vụ loạn kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết có hoạt động gì ? GV: Sơ kết lại nội dung cơ bản của câu hỏi ® rút ra kiến thức chính về hoàn cảnh ra đời. H: Thái độ của nhân dân như thế nào ? GV: Nhân dân yêu nước hửng ứng mạnh mẽ khắp Trung kỳ và Bắc kỳ... H: Các cuộc khởi nghĩa do tầng lớp nào lãnh đạo ? GV: Do tầng lớp văn thân và sĩ phu lãnh đạo. H: Văn thân và sĩ phu giống và khác nhau như thế nào ? => là tầng lớp trí thức nho học, khác là đỗ đạt khoa cử và chưa qua khoa cử. H: Em suy nghĩ gì về việc Vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương ? GV: Đây là lời kêu gọi nhân dân hết lòng giúp vua cưú nước, nhưng thực chất của phong trào Cần vương là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, phát huy truyền thống nho học -> giáo dục trung với Đảng hiếu với dân H: Phong trào Cần vương diễn ra có mấy giai đoạn ? GV: Khái quát lại diễn biến 2 giai đoạn chính của phong trào: giai đoạn 1: 1885-1888 (giai đoạn phong trào mang nghĩa thực là giúp vua cứu nước) giai đoạn 2: 1889-1896 (phong trào chuyển thành phong trào yêu nước chống Pháp dưới sự khởi xướng của ông vua yêu nước) H: Có nhận xét gì về giai đoạn đầu của phong trào Cần vương ? GV gợi ý : mức độ ? điạ bàn ? H: Ở Bình định chúng ta có những cuộc khởi nghĩa nào ? GV giáo dục tư tưởng, ... qua tấm gương Tăng Bạt Hổ, Mai Xuân Thưởng... H: Kết cục giai đoạn 1 như thế nào ? GV kể chuyện vua Hàm Nghia và thầy giáo Nguyễn Thuận... H: Hàm Nghi bị bắt có ảnh hưởng gì đến phong trào đấu tranh của nhân dân ? GV: Þ Phong trào Cần vương trước đây còn gọi là phong trào văn thân vì chủ yếu là do Văn thân, sĩ phu phát động và lãnh đạo H: Giai đoạn 2 phong trào diễn ra như thế nào ? GV trình bày và nhấn mạnh nội dung.. H: Phong trào Cần Vương có ý nghĩa như thế nào ? Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương HS làm việc cá nhân, trả lời tự do về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương HS nêu nghĩa từ Cần Vương: giúp vua HS Thảo luận + Đưa Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) + Ra chiếu Cần Vương + Xây dựng căn cứ mới để phát triển phong trào ở làng Phú Gia huyện Hương khê Hà tĩnh HS: Nhân dân hửng ứng mạnh mẽ khắp Trung-Bắc kỳ... HS: Do văn thân lãnh đạo HS so sánh giữa văn thân và sĩ phu HS: Vì về cơ bản chiếu Cần vương thể hiện Việc gắn bó quyền lợi của triều đình với việc gắn bó quyền lợi của dân tộc ® thúc đẩy, cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến HS: 2 giai đoạn + Giai đoạn 1: 1885-1888: Tôn Thất Thuyết mở rộng căn cứ..... + Giai đoạn 2: 1889-1896: sau khi vua Hàm Nghi bị bắt và đày sang Angiêri , phong trào... HS: + Mức độ: phát triển rộng khắp với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khác nhau . +Địa bàn: Rộng trong phạm vi cả nước từ thành Nghệ ® Quảng bình, Quảng Ngãi, Bình Định... HS lĩnh hội kiến thức. HS: Là 1 tổn thất lớn nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển thành những cuộc khởi nghĩa lớn ở giai đoạn 2 HS trả lời dựa vào sách giáo khoa. HS chốt nội dung…. 3’ HOẠT ĐỘNG III LÀM BÀI TẬP CỦNG CỐ NỘI DUNG - Cuộc phản công tại kinh thành Huế - Trong hoàn cảnh nào bùng nổ, diễn biến phong trào Cần vương GV treo bảng phụ lên bảng. GV yêu cầu học sinh làm bài tập, nhận xét và bổ sung… GV gọi học sinh bổ sung và giáo viên nhận xét, hệ thống nội dung GV củng cố bài học thơng qua nội dung bài tập trên bảng phụ. HS hoạt động cá nhân làm bài tập trên bảng phụ, cá nhân nhận xét, bổ sung.. HS chốt nội dung vào vở, hệ thống nội dung bài học. 4. Củng cố, dặn dò : ( 2’ ) Về nhà học Bài cũ, sưu tầm nột dung Chiếu Cần vương . Tranh ảnh : Tìm những tranh và hình ảnh nói về phong trào Cần Vương ở Bình Định... Chuẩn bị bài mới (mục II) Tìm hiểu ba cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa... Bài tập về nhà: Vì sao gọi là phong trào Cần vương ? thực chất đây là phong trào gì ? 5. RÚT KINH NGHIỆM : .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------- GIÁO VIÊN DỰ THI: HUỲNH QUỐC CHÍ

File đính kèm:

  • docBai 26Phong trao khang chien chong Phap trong nhung nam cuoi the ky XIX.doc
Giáo án liên quan