1. Kiến thức: Giúp HS
- nắm được ý nghĩa của PTHH .Biết xác định tỉ lệ về số ngtử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập PTHH
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 23 PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Ngày dạy: 01 / 12 / 06
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- nắm được ý nghĩa của PTHH .Biết xác định tỉ lệ về số ngtử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập PTHH
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Bảng phụ bài tập
2. Học sinh : Bảng nhóm, ĐDHT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
8A1: .................................................... ; 8A2: ..........................................................
8A3: .................................................... ; 8A4: ..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
1) PTHH dùng để biểu diễn gì?
Nêu các bước lập PTHH? (10đ)
2) Lập PTHH theo sơ đồ sau: (10đ)
Na + O2 ---> Na2O
P2O5 + H2O ---> H3PO4
HgO ---> Hg + O2
Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + H2O
Đáp án
HoÏc sinh soạn và làm đủ các bài tập về nhà +1đ
PTHH dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. (2,5đ)
Các bước lập PTHH
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng, gồm CTHH của chất phản ứng và sản phẩm. (2,5đ)
Bước 2: Cân bằng số ngtử mỗi ngtố tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức. (2,5đ)
Bước 3: Viết thành phương trình hóa học. (2,5đ)
2) Lập PTHH: (đúng mỗi PT 2,5đ)
4Na + O2 ® 2Na2O
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
2 HgO ® 2 Hg + O2
2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O
Điểm
1đ
4đ
5đ
4đ
5đ
HS nhận xét, bổ sung – GV nhận xét chung – Ghi điểm
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu
Tiết trước chúng ta đã học cách lập phượng trình hóa học. Vậy nhìn vào phương trình hóa học chúng ta biết được những gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của PTHH.
GV: Dùng PTHH ở phần KTBC để cho HS thảo luận nhóm.
GV: Nhìn vào PTHH chúng ta biết được những điều gì?
HS: Nhóm tiến hành thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo và so chiếu với các câu trả lời các nhóm khác.
GV: Bổ sung và rút ra kết luận:
* Hoạt động 3: Bài tập vận dụng.
Bài tập 2b /57.
HS đã cân bằng ở phần KTBC.
Cho biết tỉ lệ số ngtử , số phân tử?
GV: Lưu ý HS nội dung ghi SGK : (Hiểu là …… Al2O3)
HS:Nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét.
HS nhóm tiến hành làm bài tập 3/58 SGK.
GV:Gọi 2HS lên trình bày bài giải, các HS khác làm vào vở bài tập.
I. Ýù nghĩa của PTHH
PTHH cho biết: tỉ lệ số ngtử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
Thí dụ: 4Na + O2 ® 2Na2O
Trong PTHH trên cho ta biết tỉ lệ số ngtử Na : số ptử O2 : số ptử Na2O = 4 : 1 :2
II. Aùp dụng
Bài tập 2b:
P2O5 + H2O ---> H3PO4
P2O5 + 3H2O ® 2 H3PO4
Tỉ lệ : số ptử P2O5 : số ptử H2O : số ptử H3PO4 = 1 : 3 : 2
Bài tập 3:
2HgO ® 2Hg + O2
Tỉ lệ : số ptử HgO : số ngtử Hg : số ptử O2 = 2 : 2 : 1
2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O
Tỉ lệ : số ptử Fe(OH)3 : số ptử Fe2O3 : số ptử H2O = 2 : 1 : 3
4. Củng cố và luyện tập : (Phiếu học tập)
1. Hãy tính phân tử khối của SO2 và Al2O3 và suy ra khối lượng mol của SO2 và Al2O3 ? (Phân tử khối của SO2 = 64 đvC khối lượng mol của SO2 = 64g ; Phân tử khối của Al2O3 = 102 đvC khối lượng mol của Al2O3 = 102g
2. Hãy khoanh tròn chữ Đ nếu là câu phát biểu đúng, S nếu là câu phát biểu sai:
Ở đktc thể tích của 0,5 mol khí H2 là 11,2 lít. Đ S
Ở cùng điều kiện 0,5 mol khí N2 lớn hơn thể tích 0,5 mol khí SO3 . Đ S
Thể tích của 0,5 mol khí H2 bằng thể tích của 1g khí O2 . Đ S
Thể tích của 0,5 mol khí H2 ở nhiệt độ phòng là 11,2 lít. Đ S
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập : 1, 2, 3, 4 / 65 SGK
- Chuẩn bị trước nội dung bài : “Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất”
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- T23.doc