1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
- Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp ở người và động vật. Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Sự oxi hóa- Phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 39 SỰ OXI HÓA- PHẢN ỨNG HOÁ HỢP
ỨNG DỤNG CỦA OXI
Ngày so ạn: 15 / 1 / 07
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
- Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp ở người và động vật. Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng viết công thức hoá học của oxit và phương trình hoá học tạo thành oxit.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận chính xác khi viết công thức hoá học và cân bằng phương trình hoá học. Đồng thời xây dựng các em ý thức học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Tranh điều chế oxi và ứng dụng của oxi
2. Học sinh : Làm bài tập, sưu tầm tranh ứng dụng của oxi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
8A1: .................................................... ; 8A2: ..........................................................
8A3: .................................................... ; 8A4: ..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
1. Trong các hợp chất hoá học oxi có hoá trị là bao nhiêu? Viết phương trình phản ứng cháy của S, P với oxi và gọi tên các sản phẩm ? (10đ)
2. Viết CTHH của oxi, phương trình phản ứng cháy của Fe với oxi, khí metan với oxi và gọi tên các sản phẩm ? (10đ)
Đáp án
Trình bày rõ ràng, viết công thức hóa học chuẩn
1. Trong các hợp chất hoá học oxi luôn có hoá trị II.
S (r) + O2(k) SO2 (r)
Lưu huỳnh đioxít
4P(r) + 5O2 (k) 2P2O5 (r)
Đi photpho pentaoxit
2. CTHH : O2
3Fe (r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
Sắt II, III oxít
CH4(k) + 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(l)
Khí cacbonic nước
Điểm
1đ
3đ
3đ
3đ
1đ
4đ
4đ
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, bình điểm.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Để biết thế nào là sự oxi hóa? Thế nào là phản ứng hóa hợp? Ta tìm đi vào hiểu bài: “ Sự oxi hóa - phản ứng hoá hợp - ứng dụng của oxi”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự oxi hoá
- GV: Yêu cầu học sinh nhìn vào các phương trình được lưu giữ lại khi kiểm tra
? Nhận xét các chất tham gia? ( các chất S, P, Fe, CH4 đều tác dụng được với oxi )
- GV: Những phản ứng hoá học của các chất trên tác dụng với khí oxi được gọi là sự oxi hóa.
? Sự oxi hoá một chất là gì?
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng hoá hợp
- GV bổ sung thêm vài phương trình hoá học
4P + 5O2 2P2O5
CaO + H2O Ca(OH)2
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
CaO + CO2 CaCO3
HS nhận xét chất phản ứng và sản phẩm
(Các phản ứng trên đều có 2 chất phản ứng và 1 sản phẩm tạo thành)
- GV: Những phản ứng trên là phản ứng hoá hợp.
HS: Định nghĩa phản ứng hoá hợp
HS hoạt nhóm thi đua viết phương trình phản ứng hoá hợp trên bảng nhóm.
- GV nhận xét phê điểm.
- GV: Ở nhiệt độ thường các phản ứng hoá học hầu như không xảy ra. Nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ khơi màu phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy đồng thời toả ra nhiều nhiệt. Những phản ứng này được gọi là phản ứng toả nhiệt.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của oxi
- GV treo tranh điều chế và ứng dụng của oxi
HS liên hệ thực tế và quan sát tranh kể ứng dụng của oxi.
? Trong thực tế, hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của khí oxi là gì?
HS đọc phần đọc thêm SGK/ 87
I. Sự oxi hóa
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
II. Phản ứng hoá hợp
Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ: CaO + H2O Ca(OH)2
III. Ứng dụng của oxi
- Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật.
- Cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố và luyện tập : bảng phụ
BT1 (SGK/87): Điền từ
Các từ cần điền
a. Sự oxi hóa
b. Một chất mới ; Chất ban đầu
c. Sự hô hấp ; Đốt nhiên liệu
BT2 (SGK/87): Lập phương trình hoá học
Mg + S MgS ; Zn + S ZnS
Fe + S FeS ; 2Al + 3S Al2S3
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học thuộc các định nghĩa và luyện viết các phương trình hoá học.
- Làm bài tập từ 1 5 SGK / 87.
- Chuẩn bị: “ O xít” SGK / 89 (Soạn : định nghĩa, kết luận, phân loại, gọi tên oxít)
- Ôn bài: “ Công thức hoá học”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- T39.doc