Do yêu cầu của Bộ Giáo Dục Đào Tạo, do Sở Giáo Dục Đào Tạo và do yêu cầu của Phòng Giáo Dục “Năm học 2008 – 2009 là năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học như là công cụ hổ trợ đắc lực trong đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Và công nghệ thông tin là phương tiện để “xã hội hóa học tập”.
21 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 11475 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tạo slide bài tập trắc nghiệm và bài tập điền khuyết trong soạn giảng bài giảng điện tử bằng microsoft powerpoint 2003, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Tạo slide bài tập trắc nghiệm và bài tập điền khuyết trong soạn giảng bài giảng điện tử bằng Microsoft PowerPoint 2003.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Ý nghĩa cấp thiết của vấn đề:
Do yêu cầu của Bộ Giáo Dục Đào Tạo, do Sở Giáo Dục Đào Tạo và do yêu cầu của Phòng Giáo Dục “Năm học 2008 – 2009 là năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học như là công cụ hổ trợ đắc lực trong đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Và công nghệ thông tin là phương tiện để “xã hội hóa học tập”.
2. Vì sao có sáng kiến kinh nghiệm:
- Do sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, sản phẩm công nghệ thông tin hiện nay giá thành không cao phù hợp với khả năng mua sắm phần lớn của mọi người. Do đó trường tôi đã có trang bị các thiết bị: Như màn hình tinh thể lỏng với kích thước lớn dùng để giảng dạy. Do bản thân có tìm tòi học hỏi từ những đồng nghiệp bên bộ môn Tin Học của nhà trường.
- Do giáo viên hiện nay chỉ sử dụng Microft Office PowerPoint mang tính chất đơn thuần là trình diễn trong giảng dạy.
- Do phần mềm Microft Office PowerPoint còn rất nhiều tính năng hổ trợ rất cao khác mà hiện nay giáo viên chúng ta chưa tìm hiểu tới.
3. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ đâu:
Đây là năm thứ hai tôi sử dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, tôi thấy có sự khác biệt như sau:
- Trong một bài giảng điện tử mang tính chất đơn thuần là trình diễn, người giáo viên trình diễn câu hỏi học sinh trả lời giáo viên tạo hiệu ứng ra đáp án. Không tạo được sự hứng thú và kích thích trong học tập của học sinh vì nó cũng giống như giáo viên sử dụng bảng phụ nêu câu hỏi rồi học sinh trả lời.
- Trong một bài giảng điện tử học sinh thao tác được trên màn hình trong lúc trình diễn sẽ tạo cho học sinh một cảm giác thích thú và tập trung vào bài học hơn. Tạo cho tiết học thêm, sinh động phong phú hơn.
4. Sáng kiến kinh nghiệm đã giải quết khó khăn trong công tác như thế nào:
Sự đầu tư trong tạo slide trắc nghiệm và điền từ đòi hỏi giáo viên phải tốn nhiều công sức hơn, nhưng bù lại nó tạo cho học sinh thích thú hơn trong học tập, nắm vững được kiến thức trọng tâm của bài, rèn luyện được kĩ năng sử dụng máy vi tính của học sinh, tạo không khí cho lớp học sinh động hơn.
B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
I. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Đa số hiện nay giáo viên soạn một bài giảng điện tử trong phần củng cố giữa bài hoặc cuối bài, thông thường giáo viên chỉ soạn nội dung câu hỏi trắc nghiệm, bài tập dạng điền khuyết, sau đó giáo viên gọi học sinh nêu câu trả lời, giáo viên chạy hiệu ứng ra đáp án. Cho nên đa số giáo viên chúng ta chưa tận dụng hết mọi tính năng của phần mềm Microsoft Office PowerPoint, chưa tạo được cơ hội cho học sinh có thể thao tác trên máy trong lúc giáo viên giảng dạy.
II. Biện pháp thực hiện: Ở đây tôi xin trình bày trong bộ Microsoft Office PowerPoint 2003.
1. Tạo Slide trắc nghiệm củng cố từng phần hoặc cuối bài:
Các bước thực hiện như sau: Ở đây tôi xin bỏ qua các thao tác soạn thảo văn bản trong Microsoft Office PowerPoint 2003.
- Bước 1: Tạo môi trường làm việc: Bạn tạo một slide với nội dung câu hỏi như sau:
* Lưu ý: Mỗi câu a, b, c, d là một Text Box.
- Bước 2: Tạo dữ kiện cho từng câu a, b, c, d.
+ Tạo dấu khoanh tròn cho các câu a, b, c, d bằng cách chọn hình Oval trong menu Drawing phía dưới màn hình.
+ Khoanh tròn cho các câu a, b, c, d như sau:
* Lưu ý: Bạn có thể tạo một Oval rồi sao đó coppy ra ba vòng tròn còn lạ cho điều.
- Bước 3: Tạo hiệu ứng cho từng đối tượng hình Oval: Click phải vào một Oval xuất hiện cửa sổ (Hoặc bạn có thể click vào thẻ Design trên thanh công cụ, sau đó click tiếp vào hình tam giác quay xuống trên thanh Slide Design, bạn chọn đến thẻ Custom Animation). Bạn chọn Custom Animation, xuất hiện cửa sổ Custom Animation click chọn Add Effect xuất hiện một loạn các hiệu ứng cho ta chọn (Những hiệu ứng này tôi tạm gọi là hiệu ứng xuất hiện). Sau đó bạn chọn bất kì hiệu ứng nào bạn thích. Ở đây tôi chọn hiệu ứng Diamond.
- Bước 4: Tạo hiệu ứng đi ra cho đối tượng Oval: Tương tự như bước ba nhưng ở đây ta click chọn Exit (Những hiệu ứng này tôi tạm gọi là hiệu ứng mất đi). Sau đó bạn chọn bất kì hiệu ứng nào ở đây tôi chọn hiệu ứng Diamond.
Lúc này trong slide có hai hiệu ứng xuất hiện được đánh số 1, hiệu ứng mất đi được đánh số 2.
- Bước 5: Tạo kĩ thuật “cò súng” có nghĩa là khi học sinh chọn câu nào thì dùng trỏ chuột đưa ngay tại câu đó click chuột xuất hiện vòng Oval khoanh tròn câu đó. Nếu câu trả lời không đúng hoặc muốn chọn câu khác thì vẫn click chuột ngay tại câu ta chọn lúc này vòng Oval mất đi. Cách làm như sau:
+ Bước 5.1: Tạo kĩ thuật “cò súng” cho hiệu ứng xuất hiện:
++ Bước 5.1.1: Bạn click vào hiệu ứng 1 xuất hiện, sau đó click vào dấu mũi tên đi xuống chọn thẻ Timing xuất hiện hợp thoại Diamond.
++ Bước 5.1.2: Bạn click vào ô Triggers có dấu mũi tên quay xuống, sau đó bạn chọn mục start effect on click of, như hình sau.
++ Bước 5.1.3: Bạn click chọn vào dấu mũi tên đi xuống tìm đến dòng Rectangle 6: a. Tr…………… (Lưu ý các chữ trong ô này điều đã bị mã hóa cho nên bạn cần chọn cho cẩn thận theo tôi có các chữ cái a, b, c, d theo đúng như trong nội dung của câu hỏi) như hình bên dưới, click chuột chọn dòng đó, sau đó click OK. Vậy bạn đã tạo xong hiệu ứng “cò súng” xuất hiện cho câu a.
Lúc này trên màn hình của chúng ta hiệu ứng 1 chuyển sang dấu bàn tay hiệu ứng 2 chuyển sang hiệu ứng 1.
+ Bước 5.2: Tạo kĩ thuật cò súng cho hiệu ứng mất đi: Tương tự thực hiện từ bước 5.1.1 đến bước 5.1.3 ở trên nhưng lúc này ta thao tác trên hiệu ứng mất đi (đã chuyển sang hiệu ứng được đánh số 1). Sau khi thực hiện xong trên slide của chúng ta sẽ xuất hiện hai dấu bàn tay.
- Bước 6: Tương tự như thế các bạn thực hiện các thao tác từ bước 5.1 đến bước 5.2 cho các đáp án b, c, d còn lại trong câu trắc nghiệm này.
- Bước 7: Tạo hiệu ứng xuất hiện cho đáp án đúng: Trong câu hỏi này đáp án đúng là d bạn click vào textbook d.
+ Bước 7.1: Bạn chọn cho textbook một hiệu ứng bất kì nào đó tùy bạn. Ở đây tôi sẽ chọn hiệu ứng thay đổi màu sắc trạng thái Emphasis chọn Flash Bulb của textbook như hình sau:
+ Bước 7.2: Sau đó bạn chọn thuộc tính chạy liên tục cho hiệu ứng bạn vừa chọn được đánh số 1, bằng cách bạn đưa trỏ chuột đến ô chứa hiệu ứng vừa tạo nằm bên trái của màn hình, sau đó click vào dấu mũi tên quay xuống, click tiếp vào thẻ Timing, di chuyển xuống đến dòng thứ tư Repeat click vào dấu mũi tên quay xuống, click chọn dòng Until Next Click, sau đó click OK.
Như vậy bạn đã tạo xong một slide dạng câu hỏi trắc nghiệm dùng để củng cố bài hoặc cũng cố từng phần trong một bài giảng điện tử.
Trong lúc giảng dạy bạn cho học sinh chọn đáp án, lúc này bạn cho học sinh hoặc bạn tự dùng chuột di chuyển đến ngay câu a, hoặc b, hoặc c, hoặc d (câu mà học sinh chọn) click, thì lúc này vòng tròn khoanh các câu a, hoặc b, hoặc c, hoặc d sẽ xuất hiện. Sau đó cho học sinh nhận xét, nếu sai thì bạn đưa trỏ chuột đến câu đã chọn rồi và click chuột lúc này vòng tròn sẽ mất đi rồi chọn câu khác, nếu không có ý kiến nào khác của học sinh lúc này bạn đưa trỏ chuột ra ngoài trống và click chuột sẽ xuất hiện hiệu ứng cho đáp án câu đúng xuất hiện.
Lưu ý trong phần này: Khi các bạn tạo kĩ thuật “cò súng”. Các bạn cần chọn đối tượng cho chính xác, ví dụ: Bạn tạo kĩ thuật “cò súng” xuất hiện và mất đi cho câu a, b, c , d thì các bạn cần chọn chính xác câu a, b, c, d (sẽ có nội dung kèm theo sau mỗi câu) trong bước 5. Nếu các bạn chọn sai đối tượng khi thiết lập hiệu ứng cho đối tượng sẽ không đúng, dẫn đến lúc trình diễn trong trong lúc giảng dạy sẽ không như ý muốn của mình.
2. Tạo Slide bài tập điền khuyết củng cố cuối bài:
2.1. Làm quen với Visusl Basic:
- Trước khi soạn thảo bạn cần phải kiểm tra xem trong Microsoft Office PowerPoint 2003 trên máy của bạn đã có chương trình Visual Basic chưa. Nếu chưa có bạn vào menu View vào Toolbars chọn mục Visual Basic lúc đó trên thanh menu sẽ xuất hiện thanh thuộc tính của Visual Basic như hình sau.
- Tiếp tục bạn vào menu View chọn mục Toolbars chọn mục Contronl Toolbok lấy các công cụ của Visual Basic đưa lên thanh menu như hình sau. (Trong phần này chỉ sử dụng nút lệnh Command Button và Label) như hình dưới đây.
Label
Command Button
- Tiếp theo bạn click chọn vào menu Microsoft Script Editor trên thanh công cụ (có hình số tám nằm ngang).
- Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Microsoft Office PowerPoint bạn chọn Yes .
- Tiến trình cài đặt Visual Basic vào Microsoft Office PowerPoint 2003 được tiến hành. Nếu trong quá trình cài đặt máy đòi bạn chèn thêm đĩa Microsoft Office 2003 thì bạn để đĩa Microsoft Office 2003 vào khay đĩa để cài đặt thêm. Sau đó bạn thoát khỏi chương trình Microsoft Office PowerPoint 2003. Tiếp theo bạn khởi động Microsoft Office PowerPoint 2003 lại và bạn chọn mục Security trên thanh công cụ.
- Xuất hiện hộp thoại Security bạn chọn mục Low trong bản này và click OK.
- Lúc này thì chương trình Visual Basic trong Microsoft Office PowerPoint 2003 đã sẵn sàng cho bạn làm việc.
2.2. Ý tưởng:
Ở đây tôi xin lấy ví dụ ở Bài tập 1 bài: Đơn chất và hợp chất – Phân tử, hóa học 8 trang 25. Xây dựng câu hỏi dạng điền vào chổ trống với những từ cho trước như hình phía dưới. Kết quả của ví dụ này là một slide trên đĩ cĩ 4 chổ trống cần điền và 4 cụm từ cho trước (Hình 1). Người học sẽ điền vào chổ trống bằng cách click vào cụm từ cho sẵn: Hợp chất, nguyên tố hóa học, đơn chất, sau đĩ click vào một ơ trống đã chọn. Người học cĩ quyền làm lại bằng cách nhấn vào mục “Làm lại” khi nhận thấy mình đã chọn sai. Sau khi đã chọn xong người học click vào nút “Kết quả” để xem kết quả đạt được (Hình 2).
Hình 1. Hình 2.
2.3. Tạo môi trường cho làm việc cho slide:
- Bước 1: Tạo slide có nội dung và được sắp xếp như hình sau:
Lưu ý: Bạn phải chú ý đến các chổ trống vừa đủ với từ cần điền vào.
- Bước 2: Tạo ra và qui định thuộc tính cho Label điền từ.
+ Bằng cách click trên thanh công cụ của Visual Basic vào chữ A.
+ Sau đó bạn di chuyển chuột xuống slide và bạn vẽ một label.
Label 1được vẽ.
+ Tiếp theo bạn qui định các thuộc tính cho Label1 bằng cách bạn click chọn label vừa tạo ra, sau đó click vào hình bàn tay trên thanh công cụ (properties).
+ Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại Properties về các thuộc tính của label 1 vừa tạo. Dùng để điều chỉnh các thuộc tính như: Phong chữ, màu chữ, cở chữ, màu nền, canh giữa của Label vừa tạo.
++ Chọn Font chữ và màu chữ bằng cách click vào ô Font trong Properties, click tiếp vào ô có dấu ba chấm sẽ xuất hiện hộp thoại Font chữ bạn chọn Font VNI – Times, Size: 36 (Font và Size tùy theo bạn chọn) click OK.
++ Chọn màu chữ xuất hiện trong Label trong hộp thoại Properties, bạn click vào thẻ ForeColor sẽ xuất hiện hình tam giác quay xuống, bạn click tiếp vào hình tam giác, sau đó hộp thoại màu sẽ xuất hiện, lúc này bạn chọn màu tùy thích, ở đây tôi xin chọn màu đỏ.
++ Chọn màu nền của Label bằng cách vẫn ở bảng thuộc tính (Properties), ở thẻ Back color click chuột sẽ xuất hiện dấu hình tam giác quay xuống bạn click chuột sẽ xuất hiện hộp thoại màu cho bạn chọn. Tùy bạn chọn màu theo ý thích ở đây tôi xin chọn màu xanh.
++ Chọn canh giữa trong Label, cũng vẫn ở hợp thoại Properties, bạn click vào thẻ TextAlign sẽ xuất hiện hình tam giác quay xuống, bạn click chọn vào dòng thứ hai
2. fm TextAlignCenter.
- Bước 3: Tạo và sắp xếp các Label vào các ô trống.
+ Bạn di chuyển Label vừa tạo vào chổ trống thứ nhất. Lưu ý trước khi di chuyển Label vừa tạo vào chổ trống thứ nhất, bạn phải thu nhỏ hoặc kéo dài Label cho vừa từ của khoảng trống đó, bằng cách click vào ô đó, sau đó bạn dùng trỏ chuột click vào các nút tròn ở các cạnh của Label.
Các nút tròn dùng để mở rộng hoặc thu nhỏ Label
+ Tiếp theo bạn coppy Label vừa tạo ra thành từng Label một và sắp xếp chúng lại theo từng khoảng trống trong bài tập.
Label 9
Label 8
Label 5
Label 4
Label 1
Label 7
Label 6
Label 3
Label 2
- Bước 4: Tạo các từ trong các Label 6, Label 7, Label 8.
+ Bạn click phải vào Label 6 xuất hiện hộp thoại, bạn chọn đến thẻ Label Object, chọn Edit.
+ Lúc này xuất hiện trỏ chuột trong Label 6 và bạn gõ từ vào.
+ Tương tự như thế bạn gõ từ “nguyên tố hóa học” vào Label 7, từ “đơn chất” vào Label 8.
- Bước 5: Tạo các nút lệnh “Làm lại” và “Kết quả”.
+ Bằng cách bạn click vào nút Command Button trên thanh công cụ.
+ Sau đó bạn vẽ nút lệnh này vào Slide tương tự như tạo ra Label.
+ Tương tự như thế bạn tạo ra nút lệnh thứ hai.
+ Đặt các thuộc tính tương tự như Label, bạn click vào Properties xuất hiện và làm như trên như: Font chữ, size chữ, màu chữ, màu nền, trong phần này, bạn không cần điều chỉnh canh giữa vì Command Button đã định sẵn canh giữa.
+ Đặt tên cho nút lệnh, tương tự như tạo tên cho Label 6, 7, 8. Nhưng ở đây khác so với Label là khi click phải bạn chọn Command Button Object. Sau đó bạn gõ vào “Làm lại” và “Kết quả”.
2.4. Viết các câu lệnh (đoạn code):
- Bước 1: Viết các đoạn code vào Label:
+ Bạn click đúp vào Label1 trên màn hình sẽ xuất hiện môi trường Visual Basic như sau:
Nơi viết đoạn code
Nơi viết đoạn code
Nơi viết đoạn code
Nơi viết đoạn code
Nơi viết đoạn code
Nơi viết đoạn code
Nơi viết đoạn code
+ Sau đó bạn viết đoạn code: Label1.Caption = Label5.Caption
Đoạn code đã viết xong
+ Tương tự như vậy bạn viết các đoạn code sau vào các Label còn lại.
Lưu ý: Khi bạn viết đoạn code cho Label nào thì bạn click vào Label đó.
++ Label 2: Label2.Caption = Label5.Caption
++ Label 3: Label3.Caption = Label5.Caption
++ Label 4: Label4.Caption = Label5.Caption
++ Label 5: Không viết đoạn code, để trống.
++ Label 6: Label5.Caption = Label6.Caption
++ Label 7: Label5.Caption = Label7.Caption
++ Label 8: Label5.Caption = Label8.Caption
++ Label 9: Không viết đoạn code, để trống.
+ Sau khi kiểm tra lại, bạn click vào dấu “X” đỏ để thoát khỏi môi trường Visual Basic.
- Bước 2: Viết các đoạn code vào hai nút lệnh (Command Button) “Làm lại” và “Kết quả”.
+ Tương tự như viết đoạn code vào trong Label, bạn click đúp vào nút lệnh “Làm lại”, xuất hiện màn hình Visual Basic.
+ Sau đó bạn viết đoạn code vào:
Label1.Caption = ""
Label2.Caption = ""
Label3.Caption = ""
Label4.Caption = ""
Label5.Caption = ""
Label9.Caption = ""
+ Tiếp theo, bạn viết đoạn code sau vào nút lệnh “Kết quả”.
Label9.Caption = "0"
If Label1.Caption = Label6.Caption Then Label9.Caption = Label9.Caption + 1
If Label1.Caption = Label8.Caption Then Label9.Caption = Label9.Caption + 1
If Label2.Caption = Label6.Caption Then Label9.Caption = Label9.Caption + 1
If Label2.Caption = Label8.Caption Then Label9.Caption = Label9.Caption + 1
If Label3.Caption = Label7.Caption Then Label9.Caption = Label9.Caption + 1
If Label4.Caption = Label6.Caption Then Label9.Caption = Label9.Caption + 1
+ Sau đó click vào dấu “X” màu đỏ thoát khỏi Visual Basic.
+ Riêng đối với Label 5, bạn click vào thuộc tính Properties, di chuyển xuống thẻ Visible click vào và điều chỉnh True thành False. Sự điều chỉnh này mang tính chất không cho Label 5 đóng vai trò trung gian xuất hiện khi trình diễn slide.
* Lưu ý: Trong phần này bạn chọn địa chỉ các Label phải cho chính xác khi viết các đoạn code. Ví dụ: Các Label 1, 2, 3, 4 dùng để điền từ, Label 5 dùng để điền các từ đã chọn, Label 6, 7, 8 điền các từ cho sẵn, Label 9 dùng để báo cáo số lượng các ô đúng.
2.5. Cách sử dụng:
Đối với slide bài tập điền khuyết này khi trình diễn trong Power Point, bạn hướng dẫn cho học sinh click chọn từ cần điền vào ô trống, sau đó di chuyển trỏ chuột click vào ô trống cần điền. Tiếp theo click vào ô “Kết quả” sau khi đã chọn xong, lúc đó ở ô kết quả sẽ xuất hiện bao nhiêu từ được điền đúng. Nếu có kết quả sai thì trong ô này báo chỉ đúng 3/4 ô, hoặc 2/4 ô, …………. Thì lúc này bạn hướng dẫn học sinh click vào ô “Làm lại” thì tất cả các ô trong bài tập sẽ mất đi và lúc này cho học sinh chọn lại.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN:
Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm và máy tính, từ khâu thiết kế bài giảng đến thực hành giảng dạy tôi đã thu được một số kết qủa như sau:
a. Đối với giáo viên:
- Chủ động tìm tòi sáng tạo nhiều hình thức khác nhau và khai thác các tính năng của phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003 để thiết kế bài giảng cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
- Mạnh dạn sử dụng tin học trong mọi lĩnh vực nhất là trong công tác chuyên môn.
- Tích cực sưu tầm, chọn lựa các tài liệu hỗ trợ cho bài dạy ngày một phong phú.
b. Đối với học sinh:
- Thích thú khi được học bộ môn.
- Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng. Các em mạnh dạn bày tỏ ý kiến riêng của mình, kể cả những em nhút nhát ít khi giơ tay phát biểu.
- Dưới sự định hướng của thầy, cô giáo, các em chủ động phát hiện kiến thức, nắm bắt kiến thức. Giờ dạy thật thoải mái, nhẹ nhàng. Học sinh tiếp thu được bài và vận dụng tốt vào thực hành.
IV. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI:
a. Thành Công:
- Tận dụng được lợi ích của công nghệ thông tin.
- Tạo cho bài giảng thêm phong phú đa dạng.
- Giáo viên đỡ đi công sức sử dụng bảng phụ.
- Giáo viên có thể sử dụng hai dạng bài tập này trong tất cả bài giảng của mình.
b. Tồn tại:
- Chưa có nhiều cơ hội soạn giảng bằng giáo án điện tử và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
- Khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Cơ sở dữ liệu còn thiếu thốn.
- Học sinh còn hạn chế trong sử dụng máy vi tính.
C. TÍNH THỰC TIỄN:
1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN:
Ứng dụng tạo slide bài tập trắc nghiệm và bài tập điền khuyết vào hoạt động dạy của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
2. KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG HAI DẠNG BÀI TẬP NÀY TRONG CỦNG CỐ BÀI:
Kết quả
Trước
Sau
Thái độ
Sự tập trung chú ý vào bài học chưa cao.
Sự tập trung chú ý vào bài học được nâng cao rõ rệt.
Hành vi
Một số học sinh yếu chưa chủ động tham gia nắm kiến thức và nêu kiến thức đã nắm bắt được mà chỉ dựa vào một số học sinh khá, giỏi.
Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham gia nêu lại các ý chính của bài. Học sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến của mình cùng các bạn khác.
Nhận thức
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 75%
-Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 70%.
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 95%-100%
-Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 90%-95%
3. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Đối với đề tài này bản thân nhận thấy có thể được áp dụng được trong các môn học xã hội như: Địa lý, Lịch sử, …………… Đối với các môn học tự nhiên như: Hóa học, Vật lý, ……………
4. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân nhận thấy có hai vấn đề:
- Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, bởi thiết kế một bài giảng điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng.
- Tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế một bài giảng và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Hóa học nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
C. KẾT LUẬN:
Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực. Yêu cầu sử dụng các dạng bài tập trong củng cố kiến thức đã học ở học sinh nhằm mục đích cuối cùng là học sinh nắm vững kiến thức cũng như các kĩ năng trong môn Hóa Học. Do vậy, tôi đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng mọi hình thức nhằm giúp việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Tôi thiết nghĩ, mỗi giáo viên cần tìm cách khơi gợi, kích thích và tổ chức cho các em chú ý, tham gia vào bài học. Làm được như thế chúng ta góp được một phần nhỏ thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, của Sở Giáo Dục và Đào Tạo, và của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo, cũng như của Hội Đồng Bộ Môn.
Trên tinh thần trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Tôi rất mong được sự đóng góp của các vị lãnh đạo, các đồng nghiệp trong hội đồng bộ môn Hóa Học để có được một tiết dạy phong phú, và kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Long Điền A, ngày 11 tháng 02 năm 2009.
Người viết.
Trần Viết Phương.
File đính kèm:
- SKKN(2008 - 2009).doc