Bài giảng Thao tác lập luận bắc bỏ

1.Mục đích

Tìm hiểu ý kiến sau:

Có một ông bố có ý kiến cho rằng: “Con gái không cần học nhiều, chỉ cần biết cái chữ, sau đó là theo chồng theo con.”

Theo các em thì ý kiến đó đúng hay là chưa

đúng? Tại sao?

 

ppt29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Thao tác lập luận bắc bỏ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. 1.Mục đích Tìm hiểu ý kiến sau: Có một ông bố có ý kiến cho rằng: “Con gái không cần học nhiều, chỉ cần biết cái chữ, sau đó là theo chồng theo con.” Theo các em thì ý kiến đó đúng hay là chưa đúng? Tại sao? Trả lời Đó là ý kiến chưa đúng. Vì: + Đó là quan điểm phong kiến, cổ hủ. + Nam nữ là bình đẳng. + Mọi người đều có quyền được học tập, + Phụ nữ có học thức giúp gia đình phát triển, nuôi dạy con cái tốt. + Có nhiều phụ nữ thành đạt. Qua ví dụ vừa rồi thì mục đích của thao tác lập luận bác bỏ là gi? Đó là: Phủ định những ý kiến chưa chuẩn xác. Khẳng định chân lý. 2 Yêu cầu. * Để phủ định một cách thuyết phục chúng ta làm gì? - Nắm vững sai lằm của họ. - Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, bằng chứng thuyết phục. * Thái độ của chúng ta khi bác bỏ là gì? - Thái độ thẳn thắn cẩn trọng. - Phù hợp hoàn cảnh đối tượng. Như vậy thao tác lập luận bác bỏ là gì? Khái niệm: Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. II CÁCH BÁC BỎ 1 Phân tích ngữ liệu. a) Bác bỏ luận điểm Khởi đầu chương IV nói về cá tính của Nguyễn Du ta đọc thấy: “ Trước hết ta phải ghi điều nhận xét quan trọng này: Nguyễn Du là con bệnh thần kinh” rồi xa một chút ít: :..một cảnh đêm thu, trong một túp lều dưới ngọn đồi, thi sĩ đang quằn quại trên giường, vì bệnh thần kinh của mình”. Ta tự hỏi:Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn Du mắc bệnh thần kinh, một thứ “ bệnh thần kinh không có sự tổn thương về khí quan” Căn cứ vào những chứng ngôn của người đồng thời với Nguyễn Du, hay những di bút của thi sĩ?. Không thế đâu. Về cái đi bút của Nguyễn Du tác giả có dẫn mấy câu trích bài “ Mạn hứng” bài “U ca” nhưng những câu ấy chỉ nói rằng Nguyễn Du mắc bệnh thôi, chứ không nói là mắc bệnh thần kinh. Pa-xcan cũng là người mang bệnh, mà tư tưởng ông vẫn sáng suốt và khỏe mạnh phi thường. Tác giả đã căn cứ vào cái khiếu ảo giác của Nguyễn Du biểu thị ra ngoài ở bài “ Văn tế thập đại chúng sinh” và mấy bài thơ khác nữa. Tác giả cho thấy Nguyễn Du đã trông thấy ma quỷ thực chứ không phải thấy chúng trong tưởng tượng. Căn cứ vào mấy bài thơ mà quyết đoán người làm ra nó mắc chứng bệnh loạn thần kinh đến nỗi luôn luôn trông thấy ảo hình, đã là một sự quá bạo. Gia dĩ tác giả lại không đem bằng chứng nào khác nữa bênh vực thuyết của ông ngoài cái lòng tin quả quyết của ông…. Để chứng rằng một người trông thấy ma quỷ thực mà dẫn mấy câu tựa như: “Dĩ ngạn băng bạo lôi- Hồng đào kiến kì quỷ”, thì lập luận ấy có khoa học không. Nếu không có bằng chứng gì khác mấy bài thơ tả sợ hãi và sầu muộn của Nguyễn Du, thì cái tác giả bảo là ảo giác, ta cho là tưởng tượng của nghệ sĩ. Có những thi sĩ Anh Cát Lợi, Na Uy, Đan Mạch thường sẵn thứ tưởng tượng kì dị, có khi quái dị ấy. Thiết tưởng một người ban ngày trông thấy ma quỷ, ban đêm trông thấy âm hồn, tất phải là một người có thần kinh rối loạn và khủng hoảng tới cực độ và người ấy không tài nào có được cái nghệ thuật minh mẫn của kẻ tạo ra “Truyện Kiều.” ( Đinh Gia Trinh, Hoài vọng của lí trí, NXB Văn học, Hà Nội, 1996) Nội dung nào bị bác bỏ trong đoạn trích? Nội dung bác bỏ: Ý kiến: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. Tác giả đã bác bỏ như thế nào? Hay cách thức bác bỏ? Cách thức bác bỏ: Chỉ ra cái sai của ý kiến đó. Chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ: + Qua mấy bài thơ (U cư, Mạn hứng) + Khiếu ảo giác (Văn tế thập loại chúng sinh) + Mấy bài thơ tả nỗi sầu muộn và sợ hãi. -> Quyết đoán rằng Nguyễn Du bị mắc chứng loạn thần kinh. Tác giả đã nêu ý kiến gì của mình? Một người có thần kinh rối loạn và khủng hoảng tới cực độ và người ấy không tài nào có được cái nghệ thuật minh mẫn của kẻ tạo ra “Truyện Kiều.” Như vậy nói Nguyễn Du mắc bênh thần kinh là sai, không có căn cứ. Qua đoạn trích thứ 2: Bác bỏ luận cứ Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông đân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo. Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không viết tác những tác phẩm tường tự? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người. Tương tự như đoạn trích một các em trả lời câu hỏi. Nội dung nào bị bác bỏ? Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tiếng nước mình còn nghèo nàn”. Cách thức bác bỏ? Trực tiếp phê phán: “Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả”. Tác giả chỉ ra những nguyên nhân nào mà lại nói tiếng nước ta nghèo? Chỉ ra nguyên nhân :“Họ chỉ biết những từ thông dụng và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào”. Tác giả đưa ra bằng chứng gì? Đưa bằng chứng: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu.” Đoạn trích tiếp theo: C) Bác bỏ lập luận. Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu.Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ. Nêu nội dung bác bỏ? Nội dung bác bỏ: Ý kiến “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi”. Bác bỏ bằng cách nào? Phân tích tác hại do những người hút thuốc lá gây ra: Đầu độc, gây bệnh cho những người xung quanh. Làm nhiễm độc, suy yếu thai nhi. Nêu gương xấu cho con trẻ. Qua phân tích hai ví dụ. Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nào? 2 kết luận. 1 Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,,, từ đó nêu ý kiến của mình. 2 Bác bỏ bằng cách chỉ ra nguyên nhân, nêu tác hại, phân tích khía cạch sai lệch… 3 Thái độ khách quan. Chú ý: Ghi nhớ sách giáo khoa Trang 26. III Luyện tập Chủ đề: Tình yêu tuổi học sinh trung học phổ thông. Ý kiến thứ nhất: Học sinh trung học phổ thông không nên yêu, phải chú tâm vào học tập định hướng cho tương lai. Ý kiến thứ hai: Học sinh trung học phổ thông có thể yêu thoải mái vì đó là bản năng của con người. Em hãy bác bỏ hai ý kiến trên? Và nêu ý kiến của bản thân mình. Ý kiến thứ nhất: Học sinh trung học phổ thông không nên yêu, phải chú tâm vào học tập định hướng cho tương lai. Nội dung bác bỏ? Hoc sinh THPT không nên yêu Bác Bỏ bằng cách nào? Chỉ ra bản chất: Tình yêu là một tình cảm đặc biệt của con người, khó có thể ép buộc, đến tự nhiên và ra đi bất ngờ. Đó là một quá trình tâm lí, bản năng khó có thể kiểm soát. Đưa ra lí lẽ: Thực tế có nhiều trường hợp hoc sinh vừa yêu vưà học tập tốt. Nêu tác hại của việc ngăn cấm: Thực tế cũng có các học sinh vì bị ngăn cấm tình yêu mà học sút kém hay có thể tự sát. Ý kiến thứ hai kiến thứ hai: Học sinh trung học phổ thông có thể yêu thoải mái vì đó là bản năng của con người. Ý Nội dung bác bỏ: Học sinh THPT có thể yêu thoải mái. Cách thức bác bỏ? Chỉ ra nguyên nhân: Học sinh THPT tâm lí chưa phát triển toàn diện, đôi khi đó chỉ là tình cảm bạn bè thân thiết chưa phải tình yêu. Cơ thể chưa phát triển toàn diện cả về thể chất và tâm sinh lí. Có nhiều trường hợp trở thành ông bố bà mẹ bất đắc dĩ. Hoc hành sút giảm, thậm chí bỏ học. Như vậy ý kiến của em là thế nào về vấn đề này. Học sinh THPT nên hình thành và phát triển những tình bạn đẹp, trong sáng. Cần quan tâm đến việc học, định hướng cho tương lai là quan trọng nhất. Có thể có tình yêu học đường, nhưng cần sự định hướng quan tâm của gia đình, nhà trường để không gây ra hậu quả không muốn. Bài tập tiếp Mời các em xem clip: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LuẬN ANH HÙNG. Tào Tháo dùng những lý lẽ gì để bác bỏ ý kiến của Lưu Bị? - Tào Tháo dùng 6 lý lẽ để bác bỏ ý kiến của Lưu bị: + Viên Thuật - xương khô trong mả. + Viên Thiệu - nhút nhát, ích kỷ. + Lưu Biểu - hư danh, không thực tài. + Tôn Sách - nhờ tiếng bố. + Lưu Chương - như chó giữ nhà. + Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại - lũ tiểu nhân. Lý lẽ của Tào Tháo có xác đáng hay không? Tại sao? - Lý lẽ Tào Tháo xác đáng vì: + Dựa trên những chỗ còn phiến diện trong lập luận của Lưu Bị. + Trên thực tế, những nhân vật Tào Tháo bác bỏ sau này đều bị tiêu diệt hoặc quy phục Tào Tháo. - Đó là kết luận đúng đắn, sắc bén. Bài tâp 1 (sách giáo khoa) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. a) Người ta thường nói: cứng quá thì gãy. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng quá mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và giữ được chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ cứng cỏi. (Nguyễn Dữ, Chức phán sự đền Tán Viên) Nguyễn Dữ bác bỏ nội dung gì? Kẻ sĩ cứng quá thì gẫy. Nguyễn Dữ đã bác bỏ ý kiến đó như thế nào? Dùng lí lẽ để bác bỏ: Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm? Dùng tiếp đẫn chứng, bằng chứng để bác bỏ: Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng quá mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Khẳng định: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ cứng cỏi. Như vậy chúng ta có thể phối hợp nhiều cách thức bác bỏ khác nhau… Các bài tập còn lại các em về nhà chuẩn bị, lần sau thầy kiểm tra. Soạn bài Tràng Giang của Huy Cân. Tiết học kết thúc Xin cảm thầy cô giáo và các bạn đã theo dõi !!!!

File đính kèm:

  • pptthao tac lap luan bac bo.ppt
Giáo án liên quan