Bài giảng Thực hành: tính chất của rượu và axit tuần 31

Mục tiêu:

a. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các tính chất của rượu etylic và axit axetic.

b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm, các thao tác đúng, kĩ năng quan sát thí nghiệm và nêu các hiện tượng xảy ra.

c. Thái độ: Tính chăm, giữ sạch sẽ nơi thực hành .

2.Chuẩn bị:

a. GV: SGK, giáo án,

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thực hành: tính chất của rượu và axit tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31 Tiết PPCT: 60 THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT Ngày dạy: ……………… 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại các tính chất của rượu etylic và axit axetic. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm, các thao tác đúng, kĩ năng quan sát thí nghiệm và nêu các hiện tượng xảy ra. c. Thái độ: Tính chăm, giữ sạch sẽ nơi thực hành . 2.Chuẩn bị: a. GV: SGK, giáo án, Dụng cụ: Giá thí nghiệm, giá sắt, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, nút cao sau, ống dẫn khí, đèn cồn, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, chổi rửa. Hóa chất: CH3C00H đặc, H2S04 đặc, H20, Zn, CaC03, Cu0, giấy quỳ tím. b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới. 3. Trọng tâm: Tính chất hóa học của C2H5OH và CH3COOH. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức, kiểm diện HS: Kiểm diện HS 4.3. Bài mới: HOẠT ĐÔNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - GV ổn định, kiểm tra sỉ số các nhóm, phân dụng cụ, và hóa chất cho các nhóm. * Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm. - GV làm mẫu thí nghiệm cho các nhóm quan sát và các nhóm thực hành làm. û Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic. Lấy 4 ống nghiệm và cho lần lượt vào 4 ống : Ê Ống 1: Mẫu giấy quỳ tím. Ê Ống 2: Mảnh kẽm. Ê Ống 3: Mẫu CaC03. Ê Ống 4: Bột Cu0. - Sau đó cho 2ml CH3C00H đặc vào từng ống nghiệm, -HS quan sát hiện tượng xảy ra của từng ống nghiệm và ghi chép lại. * Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic. - Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml rượu khan (hoặc cồn 90o) , khoảng 2ml CH3C00H đặc dùng ống nhỏ giọt nhỏ thêm vài giọt H2S04 đặc, , đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm theo ống dẫn thủy tinh, nối đầu ống dẫn với ống nghiệm B ngâm trong cốc chứa nước lạnh (lắp dụng cụ như hình vẽ 5.5 trang 141 SGK Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm A, hơi bay ra từ ống nghiệm A được ngưng tụ trong ống nghiệm B, khi thể tích dung dịch trong ống nghiệm A còn khoàng một phần ba thể tích ban đầu thì ngừng đun. Lấy ống nghiệm B ra khỏi cốc nước, cho vào ống nghiệm khoảng 2 - 3ml dung dịch muối ăn bão hòa, lắc đều ống nghiệm, sau đó thì để yên. - Các nhóm HS quan sát hiện tượng mùi chất lỏng nổi lên trên mặt nước trong ống nghiệm B. * Hoạt động 2: Viết bản tường trình. - HS tự viết bản tường trình theo các thí nghiệm vừa thực hiện xong, GV theo dõi, nhắc nhở các em khi thắc mắc. I. Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic Ê Ống 1: Mẫu giấy quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Ê Ống 2: Mảnh kẽm sẽ từ từ tan dần, đồng thời có khí sinh ra. 2CH3C00H + Zn 2(CH3C00)2Zn +H2. ( Kẽm axetat). Ê Ống 3: Có hiện tượng sủi bọt (có khí thoát ra) và nước đọng trên thành ống nghiệm. 2CH3C00H + CaC03 (CH3C00)2Ca+ C02 + H20. Ê Ống 4: sản phẩm tạo thành là 1 dung dịch muối và nước. 2CH3C00H + Cu0(CH3C00)2Cu + H20. 2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic và axit axetic. - Chất lỏng không màu, không tan trong nước, nổi lên trên mặt nước, có mùi thơm.(đó là este etyl axetat). CH3C00H + C2H50H CH3C00C2H5 + H20. - Sản phẩm sinh ra sẽ là 1 dung dịch Natri axetat và 1 este. CH3C00C2H5 + NaClCH3C00Na + C2H5Cl. II. Viết bản tường trình: - HS tự viết bản tường trình vào vở như mẫu đã hướng dẫn. 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố: GV thu bản tường trình của lớp. Ÿ GV nhận xét về ý thức, thái độ của các em trong buối thực hành đồng thời nhận xét về kết quả thực hành của HS các nhóm. Ÿ GV hướng dẫn HS dọn dẹp hóa chất và dụng cụ thực hành, vệ sinh sạch sẽ nơi nhóm mình vừa thực hành. 4.5 Hướng dẫn HS tự học: Ôn lại các kiến thức cơ bản và các dạng BT đã học. CB:” Glucozơ ” (soạn và xem trước các kiến thức trong bài: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và hóa học, ứng dụng của glucozơ). 5. RÚT KINH NGHIỆM: * Ưu điểm: * Hạn chế:

File đính kèm:

  • docT-60.doc
Giáo án liên quan