Bài giảng Tiết 03 – bài 02 : một số oxit quan trọng

I- MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức :

- Biết được các tính chất hóa học của Canxi oxit – CaO, biết CaO thuộc loại oxit bazơ.

- Biết các ứng dụng và phương pháp điều chế CaO trong công nghiệp.

2/ Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của CaO.

- Rèn kỹ năng quan sát, viết PTHH ; biết vận dụng kiến thức để giải một số bài tập.

 3/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn và khám phá khoa học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 03 – bài 02 : một số oxit quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt Ngày soạn: / / 2011. Ngày giảng: / / 2011.. TIẾT 03 – BÀI 02 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG I- MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : - Biết được các tính chất hóa học của Canxi oxit – CaO, biết CaO thuộc loại oxit bazơ. - Biết các ứng dụng và phương pháp điều chế CaO trong công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của CaO. - Rèn kỹ năng quan sát, viết PTHH ; biết vận dụng kiến thức để giải một số bài tập. 3/ Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn và khám phá khoa học. II- CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh. - Hoá chất: CaO; dung dịch HCl; H2SO4 (loãng); CaCO3; dung dịch Ca(OH)2. - Bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh lò nung vôi công nghiệp và thủ công. 2/ Học sinh: - Tìm hiểu ứng dụng của vôi và cách sản xuất vôi. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../.... 9A2: .../.... 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học của oxit bazơ? Viết PTPƯ minh hoạ? ? Chữa bài tập số 1(SGK/6)? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức GV ? GV ? HS GV GV HS ? HS GV ? HS ? HS GV ? GV ? HS 1/ Hoạt động 1: Cho HS quan sát mẫu CaO. CaO có những tính chất vật lý nào? Cung cấp kiến thức: Nhiệt độ nóng chảy của CaO rất cao (khoảng 2585oC). CaO thuộc loại oxit nào? Vì sao? CaO là oxit bazơ vì là oxit của kim loại. Khẳng định: CaO là oxit bazơ Có tính chất hoá học của oxit bazơ. Yêu cầu HS làm thí nghiệm chứng minh: - Cho 2 mẩu nhỏ CaO vào 2 ống nghiệm. - Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm 1(dùng đũa thuỷ tinh trộn đều). Để yên ống nghiệm 1 thời gian sờ tay vào thành ống nghiệm và quan sát hiện tượng. - Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm 2 quan sát, nhận xét. Làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát: Nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm số 1? Viết PTPƯ? Hiện tượng: Phản ứng toả nhiều nhiệt sinh ra chất rắn màu trắng... Phản ứng của CaO với H2O được gọi là phản ứng tôi vôi. Sản phẩm sinh ra là Ca(OH)2 còn được gọi là vôi tôi. CaO có tính hút ẩm mạnh,... Nhận xét hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm số 2? Viết PTPƯ? Nêu hiện tượng CaO tác dụng với dung dịch HCl, phản ứng toả nhiều nhiệt dung dịch trong suốt. Vôi sống để lâu trong không khí có hiện tượng gì ? Hiện tượng: Cứng lại... Giải thích: Do CaO đã hấp thụ CO2 có trong không khí CaCO3. Viết PTPƯ? Liên hệ: Vôi sống ra lò nên tôi ngay để lâu sẽ giảm chất lượng. Qua các thí nghiệm và hiện tượng thực tế trên rút ra kết luận về CaO? Kết luận, nhận xét. A/ CAN XI OXIT (CaO = 56): I/ Can xi oxit có những tính chất nào? 1/ Tính chất vật lí: - CaO là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao (khoảng 2585oC). 2/ Tính chất hoá học: a/ Tác dụng với nước: - CaO phản ứng rất mạnh với nước sinh ra chất rắn màu trắng, tan ít trong nước. - PTHH: CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2(r) - Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ. - CaO khan có tính chất ẩm mạnh Dùng để làm khô nhiều chất. b/ Tác dụng với axit: - CaO phản ứng mạnh với HCl, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sinh ra CaCl2 tan trong nước. - PTHH: CaO(r) + 2 HCl(dd) CaCl2(dd) + H2O(l) c/ Tác dụng với oxit axit: - CaO phản ứng với oxit axit tạo thành muối. - PTHH: CaO(r) + CO2(k) CaCO3(r) *) Kết luận: - Canxi oxit là oxit bazơ. ? ? HS GV 2/ Hoạt động 2: Dựa vào tính chất của CaO và những kiến thức thực tế hãy cho biết CaO có những ứng dụng gì? Nêu các ứng dụng của CaO? Giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng đó? Trả lời, nhận xét. Bổ sung, kết luận. II/ Can xi oxit có những ứng dụng gì? - CaO được dùng để: + Làm nguyên liệu trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học, hóa chất,… + Khử chua đất; xử lý nước thải công nghiệp; sát trùng, diệt nấm, khử độc, … ? HS GV ? GV Trong thực tế, canxi oxit được sản xuất từ những nguyên liệu nào? Quan sát sơ đồ lò nung vôi thủ công và lò nung vôi công nghiệp. Thuyết trình quá trình hoạt động của lò nung vôi và các phản ứng xảy ra trong lò nung vôi. Viết các PTPƯ? Gọi học sinh đọc “Em có biết?”/9 để thấy được ưu điểm của lò nung vôi công nghiệp: Sản xuất liên tục, tiết kiệm chất đốt, không gây ô nhiễm không khí,... * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. III/ Sản xuất Canxi oxit như thế nào? - Nguyên liệu: Đá vôi (CaCO3), chất đốt (than đá, củi, dầu...) - Các PƯHH: C(r) + O2(k) CO2(k) + Q CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) IV- CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Viết PTPƯ cho mỗi biến đổi sau: CaSO4 Ca(OH)2 CaCO3 CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3 2. Nồng độ khí CO2 trong không khí tăng làm ảnh hưởng đến môi trường do: A. Là khí độc. B. Tạo ra bụi. C. Làm giảm lượng mưa. D. Gây hiệu ứng nhà kính. 3. Dùng chất nào trong các chất sau để thu được O2 tinh khiết từ hỗn hợp khí CO2 và O2. A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch H2SO4. C. CaO. D. Cả 3 chất trên. - Ôn lại tính chất hoá học của oxit axit. - Làm bài tập 1, 2, 3, 4/9. - Chuẩn bị bài: “Một số oxit quan trọng (tiếp theo)” –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ký duyệt Ngày soạn: / / 2011. Ngày giảng: ..../ / 2011. TIẾT 04 – BÀI 02 : MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (tiếp theo). I- MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : - Biết được các tính chất hóa học của Lưu huỳnh đioxit – SO2, biết SO2 là oxit axit. - Biết các ứng dụng và phương pháp điều chế SO2 trong công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của SO2. - Rèn kỹ năng quan sát, viết PTHH ; biết vận dụng kiến thức để giải một số bài tập. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn; yêu thích khoa học. II- CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập, Na2SO3, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch H2SO4 loãng, nước cất, bình cầu, phễu chiết, ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh. 2/ Học sinh: - Ôn lại các kiến thức đã học về oxit axit. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp: Trực quan, thí nghiệm kết hợp với đàm thoại, vấn đáp. III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../.... 9A2: .../.... 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học của oxit axit – Viết các PTPƯ minh hoạ? ? Chữa bài tập 4(SGK/ 9)? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức GV ? HS GV GV ? GV GV HS ? GV HS ? HS ? 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu về một số tính chất vật lý của SO2. Lưu ý: SO2 là khí độc Giáo dục ý thức an toàn trong thí nghiệm. SO2 thuộc loại oxit nào? SO2 là oxit axit. Khẳng định SO2 là oxit axit Có đầy đủ tính chất của oxit axit. Làm thí nghiệm chứng minh. TN1: Dẫn khí SO2 vào cốc đựng nước cất (khí SO2 được điều chế trực tiếp từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 loãng). Thử tính chất dung dịch thu được bằng giấy quỳ. Nêu hiện tượng của từng thí nghiệm, giải thích và viết PTHH? SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây mưa axit. TN2: Dẫn 1 ít khí SO2vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Quan sát và ghi lại hiện tượng vào phiếu học tập. Nêu hiện tượng của từng thí nghiệm, giải thích và viết PTHH? - TN1: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ chứng tỏ SO2 đã tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ. - TN2: Xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ SO2 đã tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra chất mới không tan, đó là CaSO3. Viết PTPƯ của SO2 với K2O? Trả lời, nhận xét. Kết luận chung về tính chất hóa học của SO2? B/ LƯU HUỲNH ĐI OXIT (SO2 = 64): I/ Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì? 1/ Tính chất vật lý: - SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí. - Là khí độc (gây ho, viêm đường hô hấp, …) 2/ Tính chất hoá học: a/ Tác dụng với nước: - SO2 tác dụng với nước tạo ra axit sunfurơ. - PTHH: SO2(k) + H2O(l) H2SO3(dd) SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây mưa axit. b/ Tác dụng với dung dịch bazơ: - SO2 đã tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra chất mới không tan, đó là CaSO3. - PTHH: SO2(k) + Ca(OH)2(dd) CaSO3(r) + H2O(l) c/ Tác dụng với oxit bazơ: - SO2 tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối. - PTHH: SO2(k) + K2O(r) K2SO3(r) *) Kết luận: - Lưu huỳnh đioxit - SO2 là oxit axit. GV 2/ Hoạt động 2: Nêu các ứng dụng của SO2? Nêu được các ứng dụng: Sản xuất H2SO4, tẩy trắng bột gỗ, diệt nấm mốc... Lưu ý ứng dụng quan trọng nhất của SO2 là để sản xuất H2SO4 II/ Lưu huỳnh dioxit có những ứng dụng gì? - SO2 được dùng để: + Sản xuất H2SO4. + Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. + Chất diệt nấm mốc,… GV HS ? GV GV ? 3/ Hoạt động 3: Treo bảng phụ ghi câu hỏi sau: 1- Trong PTN có thể điều chế SO2 từ những cách nào sau đây? A. Đốt S trong không khí. B. Cho muối sunfit tác dụng với dung dịch axit. C. Cả 2 cách trên. 2- Thu khí SO2 bằng cách nào sau đây? A. Đẩy nước. B. Đẩy không khí (úp bình). C. Đẩy không khí (ngửa bình). D. Cả 3 cách trên. Chọn đáp án đúng: 1- c, 2- c. Giải thích vì sao trong PTN không điều chế SO2 bằng cách đốt S trong không khí và không thể thu SO2 bằng các cách A,B? Giải thích: -Trong PTN không điều chế SO2 bằng cách đốt S trong không khí vì không thu được SO2 tinh khiết. Không thể thu SO2 bằng cách đẩy nước vì SO2 tác dụng với nước. Không thu SO2 bằng cách đẩy không khí( úp bình thu) vì SO2 nặng hơn không khí. Ngoài phương pháp trên trong PTN còn điều chế SO2 bằng phương pháp đun nóng H2SO4 đặc với Cu (sẽ học sau). Nêu các phương pháp điều chế SO2 trong công nghiệp? Lưu ý: Điều chế SO2 trong công nghiệp đi từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên III/ Điều chế Lưu huỳnh đioxit như thế nào? 1/ Trong phòng thí nghiệm: - Cho muối sunfit tác dụng với axit (dung dịch HCl, dung dịch H2SO4): Na2SO3(dd) + H2SO4(dd) Na2SO4(dd) + H2O(l) + SO2(k) - Đun nóng H2SO4 đặc với Cu: 2H2SO4(đ) + Cu(r) CuSO4(dd)+ 2H2O(l) + SO2(k) 2/ Trong công nghiệp: - Đốt lưu huỳnh trong không khí: S(r) + O2(k) SO2(k) - Đốt quặng pirit sắt( FeS2): 4 FeS2(r) + 11 O2(k) 2 Fe2O3(r) + 8 SO2(k) IV- CỦNG CỐ - DẶN DÒ: - Làm bài tập 4,5 /SGK – 11 trên lớp. - SO2 là một trong những chất gây ô nhiễm khí quyển. Nó phá hoại những công trình xây dựng bằng đá vôi và gang thép. Tính chất nào của SO2 gây nên sự phá hoại này? - Ôn lại định nghĩa axit - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 6 /SGK – 11. - Chuẩn bị bài: “Tính chất hóa học của axit” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 3 + 4 - BÀI 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG - Copy.doc
Giáo án liên quan