Bài giảng Tiết: 1, 2 bài mở đầu: giới thiệu nghề làm vườn

A/- Mục tiêu

1/- Kiến thức: Sau khi học song bài này học sinh có thể:

- Nêu được vị trí,đặc điểm, yêu cầu đối với nghề làm vườn. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn của nước ta.

- Học sinh nêu được ý nghĩa, khái niệm về hệ sinh thái VAC.

2/- Kỹ năng:

 

doc65 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 1, 2 bài mở đầu: giới thiệu nghề làm vườn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn: 20/10/09 Ngày giảng ……… tiết: 1, 2 Bài mở đầu: giới thiệu nghề làm vườn A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bài này học sinh có thể: Nêu được vị trí,đặc điểm, yêu cầu đối với nghề làm vườn. Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn của nước ta. Học sinh nêu được ý nghĩa, khái niệm về hệ sinh thái VAC. 2/- Kỹ năng: Phân tích và tổng hợp kiến thức 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình phát triển mô hình VAC tại địa phương. Những tác động của con người nhằm nâng cao năng suất. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nội dung chính của bài giảng. HS: Chuẩn bị sách, bút, vở ghi. C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Không 3/- Bài mới: Giới thiệu nghề làm vườn Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động 1: Vị trí nghề làm vườn H: Nêu vị trí nghề làm vườn đối với đời sống con người? Vai trò của NLV trong giai đoạn hiện nay Hoạt động 2: Đặc điểm của nghề làm vườn H: Đối tượng làm vườn là gì? H: Mục đích lao động của người làm vườn là gì? H: Những công việc chính mà người làm vườn phải làm là gì? Làm đất. Gieo trồng. Chăm sóc. Thu hoạch. Bảo quản và chế biến. H: Kể tên các công cụ lao động làm vườn? H: Phân tích điều kiện lao động, ĐK đó đã ảnh hưởng đến sức khoẻ của người làm vườn như thế nào? H: NLV có liên quan đến các ngành khoa học nào? Hoạt động 3: Những yêu cầu đối với nghề làm vườn H: Muốn có sức khoẻ tốt người làm vườn phải rèn luyện như thế nào H: Kể tên một số trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp mà em biết. Hoạt động 4: Tình hình và phương hướng phát triển NLV ở nước ta GV: Dùng phương pháp giảng kết hợp với hỏi đáp. H: Phong trào NLV của nước ta hiện nay? Đánh giá chung về tình hình phát triển NLV ở nước ta? Nguyên nhân của tình trạng đó. H: Muốn phát triển kinh tế vườn ta phải làm gì? - Cải tạo vừơn tạp. - Khuyến khích phát triển kinh tế vườn. - áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. I/ Vị trí nghề làm vườn - Nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho nhân dân bằng những sản phẩm vườn như: rau, đậu, trứng, sữa, … - Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp, là nguồn thuốc chữa bệnh, mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. - Góp phần làm đẹp cho đời như các bồn hoa cây cảnh, … * Người làm vườn giỏi là người phải biết khai thác, tổng hợp, đầu tư, tận dụng mọi tiềm năng của đất đai. II/ Đặc điểm của nghề làm vườn 1/- Đối tượng lao động - Cây trồng có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao. VD: Vật nuôi 2/- Mục đích lao động Tận dụng đất đai, điều kiện thiên nhiên, lao động để sản xuất ra của cải vật chất, các nông sản. 3/- Nội dung lao động - Làm đất: cày, bừa, … mục đích làm cho đất tơi, xốp. - Gieo trồng: Xử lý hạt giống trước khi gieo, ươm cây. - Chăm sóc: làm cỏ, vun xới,… - Thu hoạch: Chọn nhân giống cây. Bảo quản, chế biến. 4/- Công cụ lao động Cày, bừa, cuốc, cào, … 5/- Điều kiện lao động Ngoài trời, tư thế làm việc thường xuyên thay đổi. 6/- Sản phẩm Sản phẩm phong phú bao gồm các loại rau, củ, quả III/ Những yêu cầu đối với nghề làm vườn 1/- Tri thức, kỹ năng Nghề làm vườn có liên quan đến các khoa học khác như: khí tượng, thuỷ văn, sinh học, hoá học, vật lý, … và kinh nghiệm sản xuất. 2/- Tâm sinh lý Yêu thích NLV, cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ, có tư duy kinh tế, hiểu biết về thẩm mỹ. 3/- Sức khoẻ Do điều kiện lao động nên người la động phải có sức khoẻ tốt. 4/- Nơi đào tạo Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. VD: IV/ Tình hình và phương hướng phát triển NLV ở nước ta 1/- Tình hình nghề làm vườn Từ năm 1979 phong trào NLV đã phát triển ở nhiều nơi: Phong trào vườn cây, ao cá Bác Hồ. - Ph/trào NLV ở nước ta hiện nay: NLV đã phát triển ở các nơi, mang lại giá trị kinh tế cao cho người lao động. - Nhìn chung ph/trào NLV phát triển chưa mạnh, số lượng vườn tạp nhiều, diện tích vườn còn hẹp, chưa chú ý đến cơ sở vật chất, giống xấu, kỹ thuật nuôi kém, ... - Nguyên nhân của tình trạng trên: người làm vườn chưa có ý thức đầu tư, thiếu vốn, thiếu giống tốt, … 2/- Triển vọng phát triển NLV Cần tập trung làm tốt các việc sau: - Tiếp tục cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn phù hợp. - Kích thích vườn đồi, vườn rừng, … - áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: giống cây, giống con, các phương pháp phát triển cao. - Mở rộng mạng lưới hội người làm vườn. - Xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính. 4/- Củng cố: Nội dung bài 5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài _______________________________________ Ngày soạn: 21/10/09 Ngày giảng ……… Tiết 3,4, 5, nguyên tắc Thiết kế qui hoạch vườn A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể: Nêu được những căn cứ, đặc điểm, phương châm, nội dung để thiết kế VAC. Học sinh nêu được mô hình VAC ở các vùng Đồng bằng Bắc bộ, 2/- Kỹ năng: Phân tích và tổng hợp kiến thức 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình phát triển mô hình VAC tại địa phương. Tập thiết kế qui hoach vườn. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nội dung chính của bài giảng. HS: Chuẩn bị sách, bút, vở ghi. C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Vị trí, vai trò của NLV? 3/- Bài mới: Thiết kế qui hoạch vườn Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu về khái niệm thiết kế qui hoạch vườn ? Thiết kế qui hoạch vườn có ý nghĩa như thế nào ? Việc này có tầm quan trọng như thế nào ? Thế nào gọi là hệ sinh thái VAC1 H: Nêu những căn cứ để thiết kế VAC? - Mục đích sản xuất và tiêu thụ sản phẩn - Căn cứ vào khả năng lao động. H: Theo em các phương châm thiết kế VAC là gì? phương châm nào là chủ yếu? Phát huy tác dụng của hệ thống VAC. H: Tập thiết kế VAC theo nội dung thiết kế đã nêu bên. (Thời gian 30 phút) - Điều tra thu thập tình hình đất đai, khi hậu, nguồn nước, điều kiện giao thông, … - Xác định mục tiêu, phương hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Qui hoạch thiết kế cụ thể. - Lập kế hoạch xây dựng hệ sinh thái VAC Mô hình V-A-C ở các vùng sinh thái Hoạt động 2: Vùng đồng bằng bắc bộ H: Đặc điểm vùng ĐBBB về đất đai, khí hậu, …? Đất hẹp. Mực nước ngầm thấp. H: Thiết kế mô hình vườn như thế nào? (Thời gian suy nghĩ 7 phút) Vị trí nhà ở Ao. Chuồng. I/ Khái niệm về thiết kế qui hoạch vườn 1.ý nghĩa - Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao trên mảnh vườn cần tiến hành qui hoạch, bố trí vườn ao chuồng, nhà ở, công trình phụ hợp lí, khoa học để tiết kiệm đất. - Biết chọn vật nuôi cây trồng phù hợp có năng xuất cao, phẩm chất tốt - Thiết kế qui hoạch vườn hợp lí là việc làm cần thiết quan trọng trong việc phát triển kinh tế vườn ở gia đình 2. Khái niệm về hệ sinh thái V A C VAC là hệ sinh thái trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa vườn, ao nuôi cá, chăn nuôi tác dụng qua lại chặt chẽ - Hệ sinh thái VAC hình thành từ kinh nghiệm dồi dào của nhân dân ta và có cơ sở khoa học vững chắc dựa trên chiến lược tái sản xuất 3/- Những căn cứ để thiết kế VAC: - Điều kiện đất đai, nguốn nước, khí hậu ở địa phương - Mục đích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Chọn những cây trồng, vật nuôi được thị trường chấp nhận. - Căn cứ vào khả năng lao động, vật tư, vốn và trình độ người làm vườn. 4/- Phương châm thiết kế - Thực hiện thâm canh cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tập trung đầu tư lao động, giống tốt, tận dụng tối đa nguồn đất đai. - Phát huy tác dụng của hệ thống VAC. - Lấy ngắn nuôi dài tiến hành trồng cây ngắn ngày như cây rau, cây họ đậu xen với cây dài ngày chưa khép tán để tận dụng đất ánh sáng để tăng thu nhập, tạo điều kiện cho cây lâu năm phát triển - Làm dần từng bước theo thời vụ, làm đến đâu phát huy tác dụng đến đó việc làm trước không làm cản trở dến việc làm tiếp theo 5/- Nội dung thiết kế - Điều tra thu thập tình hình đất đai, khí hậu, nguồn nước, điều kiện giao thông, … - Xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Lập sơ đồ vườn: Xác định vị trí nhà ở, vườn, chuồng, ao. Cần xác định đường đi lại, hệ thống tưới tiêu nước. - Qui hoạch thiết kế cụ thể, trên cơ sở thiết kế chung, cần thiết kế chi tiết từng khu vực nhà ở, chuồng, vườn, ao. - Lập kế hoạch xây dựng hệ sinh thái VAC, xác định các bước và thời gian thực hiện. II/ Vùng đồng bằng bắc bộ a/- Đặc điểm - Đất hẹp, đất tốt nên cần bố trí hợp lý. - Mực nước ngầm ở thấp, cần có biện pháp chống úng. - Khí hậu: thường có nắng gắt và có gío Tây vào mùa hè, mùa đông lạnh và khô.Cần có biện pháp khắc phục những tác dụng xấu của thời tiết b/- Mô hình vườn - Nhà ở: đặt ở phía Bắc hướng Đông các công trình phụ đặt ở hướng đông để ánh sáng chiếu vào chuồng đảm bảo vệ sinh hạn chế dịch bệnh vườn cây có đủ ánh sáng dể phát triển - Vườn: trồng 1 - 2 loại cây chính xen lẫn cây rau và cây họ đậu. - Ao: sâu 1,5 - 2 m bờ ao đắp kỹ chốn rò rỉ có hệ thống dẫn và tiêu nước bờ ao trồng rau, cây ăn quả. - Chuồng: nuôi gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh, đặt nơi ít gió 4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài 5. HDVN : Tìm hiểu cách thiết kế qui hoạch vườn ở các vùng còn lại Ngày soạn: 25/10/09 Ngày giảng ……… Tiết: 6,7,8, nguyên tắc Thiết kế và qui hoạch vườn A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể:. Học sinh nêu được mô hình VAC ở các vùng trung du miền núi, vùng ven biển, vùng đồng bằng nam bộ và mô hình trang trại. 2/- Kỹ năng: Phân tích và tổng hợp kiến thức 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình phát triển mô hình VAC tại địa phương. Tập thiết kế qui hoach vườn. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nội dung chính của bài giảng. HS: Chuẩn bị sách, bút, vở ghi. C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Nêu những căn cứ để thiết kế qui hoạch vườn 3/- Bài mới: nguyên tắc Thiết kế và qui hoạch vườn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Vùng đồng bằng Nam bộ H: Đặc điểm vùng ĐBNB về đất đai khí hậu? Đất hẹp, đất phèn. Mực nước ngầm thấp. H: Thiết kế mô hình vườn như thế nào? (Thời gian suy nghĩ 7 phút) Vị trí nhà ở Ao. Chuồng. Hoạt động 2: Vùng Trung du miền núi H: Đặc điểm vùng TDMN về đất đai khí hậu? - Đất không bằng phẳng, đất rộng, nghèo dinh dưỡng, hay bị chua. - Mực nước ngầm cao - Khí hậu: có 4 mùa rõ rệt H: Thiết kế mô hình vườn như thế nào? (Thời gian suy nghĩ 12 phút) Vườn nhà Vườn đồi Vườn rừng Trang trại Hoạt động 3: Mô hình vùng đồng bằng ven biển H: Đặc điểm thiết kế vườn vùng ven biển? - Đất cát, nghèo dinh dưỡng, dễ ngấm nước. - Khí hậu: hay có bão và gió biển. H: Mô hình vườn như thế nào? I/: Vùng đồng bằng Nam bộ a/- Đặc điểm: - Đất hẹp, đất phèn, nhiễm mặn, nên cần bố trí hợp lý. - Mực nước ngầm thấp, cần có biện pháp chống úng - Khí hâu: có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô b/- Mô hình vườn - Nhà ở: đặt ở phía Bắc hướng Đông. - Vườn: Đất thấp, đào mương vượt cao, có đê bảo vệ. Trồng 1 - 2 loại cây chính xen lẫn cây rau và cây họ đậu. - Ao: sâu 1,5 - 2 m bờ ao đắp kỹ. - Chuồng: nuôi gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh, đặt nơi ít gió, đặt gần ao tiện làm vệ sinh nơi có điều kiện đặt chuồng qua mương. II: Vùng Trung du miền núi a/- Đặc điểm - Đất không bằng phẳng, đất rộng, nghèo dinh dưỡng, hay bị chua. - Mực nước ngầm cao, cần có biện pháp chống hạn. - Khí hậu: có 4 mùa rõ rệt, mùa Đông thường có sương mối. b/- Mô hình vườn: Có 4 loại vườn - Vườn: Do đất rộng nên ngoài vườn nhà còn có vườn đồi vườn rừng + Vườn nhà: Bố trí ở chân đồi quanh nhà, trồng các loại cây ăn quả: + Vườn đồi: trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây đặc sản. Trồng the đường đồng mức. + Vườn rừng: xây dựng trên nền đất dốc cao, trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, trồng xen cây lương thực, cây dứa,… * Trang trại: Đặc điểm: rộng 3 - 5 ha, qui mô sản xuất lớn, khoán đến hộ gia đình. Mô hình: Nhà ở khu trung tâm, có sân phơi, xưởng chế biến, có hồ thả cá lấy nước Chuồng: Thiết kế để nuôi hàng nghìn con Quanh nhà vườn ao chuồng thiết kế theo mô hình VAC III: Mô hình vùng đồng bằng ven biển a/- đặc điểm - Đất cát, nghèo dinh dưỡng, dễ ngấm nước. - Nước ngầm thấp - Khí hậu: hay có bão và gió biển. b/- Mô hình - Vườn: đắp thành ô bờ cát, trồng các loại cây như: phi lao để bảo vệ, trong vườn trồng các loại cây ăn quả khác như: chanh, táo, … - Ao: nuôi cá, tôm - Chuồng: nuôi gia súc, gia cầm làm cạnh ao để để tiện vệ sinh lấy phân nuôi cá 4. Củng cố Hệ thống nội dung bài học 5. HDVN Học thuộc bài, tìm hiểu cách cải tạo và tu bổ vườn tạp. Ngày soạn: 28/10/09 Ngày giảng ……… Tiết: 9, 10 Cải tạo và tu bổ vườn tạp A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể: Phân tích được thực trạng của vườn hiện nay, nguyên tắc cải tạo và tu bổ vườn tạp, học sinh nêu được ý nghĩa, cải tạo và tu bổ vườn tạp. 2/- Kỹ năng: Phân tích và tổng hợp kiến thức 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình cải tạo vườn tại địa phương. Những tác động của con người nhằm nâng cao năng suất. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nội dung chính của bài giảng. HS: Chuẩn bị sách, bút, vở ghi. C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: a/- Đặc điểm vùng Trung du miền núi, thiết kế mô hình vườn như thế nào? b/- Đặc điểm vùng Đồng bằng Bắc bộ, thiết kế mô hình vườn như thế nào? c/- Đặc điểm vùng Đồng bằng Nam bộ, thiết kế mô hình vườn như thế nào? 3/- Bài mới: Cải tạo và tu bổ vườn tạp Hoạt động dạy và học Nội dung H: Nêu và phân tích thực trạng vườn hiện nay? - Vườn: vườn tạp, cơ cấu cây trồng không hợp lý, giống xấu, … - Ao: kỹ thuật nuôi chưa tốt. Chuồng: vệ sinh bẩn. H: Nguyên tắc cải tạo vườn? H: Theo em muốn cải tạo và tu bổ vườn ta phải làm thế nào? - Phân tích ưu, nhược điểm của vườn, ao, chuồng hiện nay. - Đánh giá chung cả hệ thống VAC, rút ra những nhược điểm cần khắc phục. GV: Dùng phương pháp giảng GV: Dùng phương pháp giảng kết hợp với hỏi đáp. H: Các bước cải tạo và tu bổ vườn Cải tạo vườn. Cải tạo ao. Cải tạo chuồng. 1/- Thực trạng vườn hiện nay Nhược điểm chính: - Vườn: vườn tạp, cơ cấu cây trồng không hợp lý, giống xấu, … - Ao: diện tích hẹp, cớm nắng, kỹ thuật nuôi chưa tốt. Chuồng: vệ sinh bẩn, diện tích hẹp. 2/- Nguyên tắc cải tạo và tu bổ vườn - Chọn cây, con có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện ở địa phương. - Cải tạo tu bổ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ người làm vườn. - Tuyệt đối không vì cải tạo mà làm giảm hiệu quả kinh tế. 3/- Những công việc cần làm để cải tạo và tu bổ vườn - Vườn: Phân tích ưu, nhược điểm của vườn hiện nay: đất, loại cây, biện pháp khắc phục. - Ao: đánh giá kỹ thuật xây dựng ao, hệ thống dẫn nước và tiêu nước, tình trạng ao, giống cá. - Chuồng: Phân tích ưu, nhược điểm của chuồng: các khâu vệ sinh, diện tích, giống, * Đánh giá chung cả hệ thống VAC, rút ra những nhược điểm cần khắc phục. a/- Xây dựng kế hoạch - XD kế hoạch cải tạo chung cho cả hệ thống VAC, xác định thời gian làm (vẽ sơ đồ) - Xác định mục tiêu kỹ thuật (giống, kỹ thuật nuôi) và mục tiêu kinh tế. b/- Tiến hành cải tạo và tu bổ vườn - Vườn: + Cải tạo về cấu trúc cây trồng, loại bớt cây xấu, cây bệnh, giống xấu + Sửa sang lại hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất + áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng giống cây trồng. - Ao: + Diện tích ao phù hợp, XD hệ thống thoát nước bờ ao đắp để không rò rỉ, sạt lở, có ống thoát nước, nước ao phải sạch, có độ PH= 7 Lấy lớp bùn ở đáy ao không để bùn quá dày khi cạn rắc vôi vào đáy ao không để quá dày. + XD các lọai cá nuôi trong ao + áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp cho cá lớn nhanh. - Chuồng: + Đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Chuồng quay hướng đông, phải có hố để ủ phân có mái che có rãnh thoát nước. + Chọn lựa giống có năng suất cao, phẩm chất tốt 4/- Củng cố: Nội dung bài 5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ. Ngày soạn: 31/10/09 Ngày giảng ……… Tiết: 11,12 kĩ thuật nhân giống hữu tính(Gieo hạt) A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể: Nêu được ưu nhược điểm của phương pháp Biết được phương pháp áp dụng cho trường hợp nào Thực hành chăm sóc cây: tưới nước, làm cỏ, bắt sâu hại (nếu có) 2/- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản - Phân tích và tổng hợp kiến thức cơ bản 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình chăm sóc cây tại địa phương. Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà. HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Kết hợp 3/- Bài mới: Nhân giống bằng phương pháp hữu tính Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động 1: Ưu, nhược điểm H: Phân tích ưu, nhược điểm của ph/pháp nhân giống bằng gieo hạt? Hoạt động 2: áp dụng cho các trường hợp H: Phương pháp gieo hạt áp dụng cho các trường hợp nào? Hoạt động 3: Chú ý GV: Nêu các chú ý khi gieo hạt trên luống Hoạt động 1: Ưu, nhược điểm Ưu điểm: hệ số nhân giống cao, tuổi thọ của cây cao, thích nghị rộng Nhược điểm: tán cây không gọn khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, thời gian ra hoa kết quả chậm. Hoạt động 2: áp dụng cho các trường hợp Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép Dùng trong việc lai tạo, chọn lọc giống Sử dụng với những cây chưa có PP nào nhân giống tốt hơn Hoạt động 3: Chú ý Nắm được đặc tính của giống để có b/pháp xử lý thích hợp Nắm được các yêu cầu ngoại cảnh của giống: khí hậu, đất cụ thể là + Cây ăn quả vùng ôn đới : 10-20 độ C + Cây ăn quả vùng nhiệt đới: 15.5-26.5 độ C + Cây ăn quả vùng á nhiệt đới: 23.8- 35 độ C + Độ ẩm 76- 80% đất tơi xốp, thoáng khí 4/- Củng cố: Nội dung bài 5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: 05/11/2009 Ngày giảng ……… Tiết: 13,14 kĩ thuật nhân giống hữu tính (Gieo hạt) A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể: Thực hành chăm sóc cây: tưới nước, làm cỏ, bắt sâu hại (nếu có) Học sinh nắm được các bước chọn lọc giống Nắm được các phương pháp gieo hạt làm giống gồm gieo hạt ươm trên luống và gieo hạt ươm cây trong bầu Nêu được ưu, nhược điểm nhân giống cây bằng phương pháp Hữu tính 2/- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản - Phân tích và tổng hợp kiến thức cơ bản 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình chăm sóc cây tại địa phương. Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà. HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Kết hợp 3/- Bài mới: Nhân giống bằng phương pháp hữu tính Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động 4: Chọn lọc H: Chọn cây giống, quả giống, hạt giống như thế nào? Hoạt động 5: Phương pháp gieo hạt H: PP gieo hạt trên luống? H: PP gieo hạt trong bầu? H: So sánh thấy PP gieo hạt nào có nhiều ưu điểm hơn? Hoạt động 4: Chọn lọc Giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Cây không sâu bệnh, điển hình của giống năng suất ổn định. Quả: chín tự nhiên, không sâu bệnh, không dập nát Hạt tròn, không dập nát, không sâu bệnh Hoạt động 5: Phương pháp gieo hạt a. Gieo hạt trên luống - Làm đất kỹ, lên luống 1 - 1,5m - Bón đủ phân Gieo đúng khoảng cách Chăm sóc thường xuyên, cẩn thận, phát hiện sâu bệnh kịp thời. b. Gieo hạt trong bầu - Chuẩn bị bầu, đất bầu trước khi gieo - Gieo hạt Chăm sóc như gieo hạt trên luống Ưu điểm Phương pháp này tỉ lệ sống cao Chăm sóc vận chuyển thuận tiện Phương pháp này ít tốn công 4/- Củng cố: Nội dung bài 5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ngày soạn: 08/11/2009 Ngày giảng ……… Tiết 15,16,17 kỹ thuậy Nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép) A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể: Nêu được ưu, nhược điểm nhân giống cây bằng phương pháp vô tính Thực hành chuận bị hạt giống, gieo hạt vào luống. 2/- Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản - Phân tích và tổng hợp kiến thức cơ bản 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình gieo hạt cây giống cây con tại địa phương. Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà. HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Kết hợp 3/- Bài mới: Nhân giống bằng phương pháp vô tính Hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động 1: Phương pháp chiết cành H: Phân tích ưu, nhược điểm của ph/pháp chiết cành? H: PP chọn cành giống? H: Thời vụ chiết cành? H: Nêu kỹ thuật chiết cành? Hoạt động 2: Phương pháp ghép cây GV: Dùng PP giảng GV: Yêu cầu HS vẽ hình các kiểu ghép cây GV: Dùng PP giảng GV: Dùng PP giảng GV: Dùng PP giảng GV: Dùng PP giảng GV: Yêu cầu HS vẽ hình các kiểu ghép cây GV: Dùng PP giảng GV: Dùng PP giảng GV: Dùng PP giảng H: Phân tích ưu, nhược điểm của ph/pháp giâm cây? H: Cách chọn cành giâm? H: Kể tên một số loại thuốc kích thích hay được sử dụng? Hoạt động 1: Phương pháp chiết cành 1/- Ưu, nhược điểm Ưu điểm: Giữ được đặc tính di truyền tốt của giống, cây ra hoa kêt quả sớm Nhược điểm: hệ số nhân giống thấp, cây dễ mang mầm mống sâu bệnh từ cây mẹ. 2/- Kỹ thuật chiết cành a. Chọn cây giống, cành chiết - Giống năng suất cao, phẩm chất tốt, được thị trường chấp nhận - Cây điển hình, không sâu bệnh - Cành: đường kính gốc 1,0 - 2,0cm, cành không sâu bệnh, cành bánh tẻ. b. Thời vụ - Miền Bắc: Vụ xuân tháng 3, 4 Vụ thu tháng 8, 9 - Miền Nam : đầu mùa mưa c. Kỹ thuật chiết Dùng dao cắt một khoanh vỏ dài 3cm,cạo sạch lớp tượng tầng Đắp bầu :dài 8-12cm,đường kính 6-8cm,bao nilon, buộc lại *lưu ý: có thể dùng thuốc kích thích IAA, NAA, IBA … kích thích làm cho rễ ra nhanh và nhiều Hoạt động 2: Phương pháp ghép cây 1. Phương pháp ghép mắt a. Ghép cửa sổ - Mắt ghép: mắt ngủ, bóc 1 lớp vỏ có mắt ở giữa. Trên cây gốc ghép, cách mặt đất 15 - 20cm, mở vỏ hình chữ U kích thước 1-2cm Đưa mắt ghép vào chữ U, buộc chặt. Sau 15-20 ngày mở dây buộc để kiểm tra, 7ngày sau cắt bỏ ngọn cây gốc ghép. b.Ghép T - Trên cây gốc ghép mở chữ T, kích thước 1 -2cm ,lách vỏ sang hai bên - Mắt ghép có một lớp gỗ mỏng . Đưa mắt ghép vào vị trí chữ T đã mở ,dùng dây nilon buộc lại . c. Ghép chữ I ( tương tự như ghép chữ T) d.Ghép mắt nhỏ có lỗ (lưỡi gà) - Trên cây gốc ghép ,cắt một miếng vỏ sâu vào lớp gỗ 5mm - Mắt ghép có kích thước tương tự Đưa mắt ghép vào vị trí gốc ghép, dùng dây nilon buộc lại 2.Ghép cành . a. Ghép nối - Cành ghép ,gốc ghép phải có kích thước bằng nhau . - Trên cây gốc ghép cắt vát 2cm,cành ghép vát tương tự (cành dài 5-7cm) - Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại b. Ghép nêm - Trên cây gốc ghép cắt ngang thân cây cách mặt đất 15-20cm.cắt một đường ở giữa sâu cm,vát 2 bên làm thành hình chữ V - Cành ghép dài 5-7cm, làm tương tự như gốc ghép - Đua cành ghép vào vị trí gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại c. Ghép chẻ bên - Cành ghép : đường kính 5-10cm, nhiều mầm ngủ. - Gốc ghép chẻ 1 bên sâu 2cm (ghép chẻ 1 bên), chẻ 2 bên sâu 2cm (ghép chẻ 2 bên) - Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại. d. Ghép dưới vỏ - Trên cây gốc ghép rạch dưới vỏ hình chữ T. Cành ghép dài 3 - 5cm, vát 1 bên 1,5 cm. - Đưa cành ghép vào vị trí của gốc ghép sao cho ăn khớp nhau, dùng dây nilon buộc lại. e. Ghép áp (SGK) 3/- Giâm cây a. Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Hệ số nhân giống cao, dễ làm, cây mang được đặc tính di truyền tốt của câ mẹ - Nhược điểm: dễ mang mầm mống sâu bệnh từ cây mẹ b. Ký thuật giâm cành: - Chọn cành bánh tẻ, cắt vào lúc trời không nắng. - Xử lý cành giâm: cắt dài 5 - 7cm, nhúng cành vào dung dịch thuốc kích thích IAA, IBA, NAA - Giâm cành tưới nước 4/- Củng cố: Nội dung bài 5/- HDVN: Học sinh chuẩn bị bài mới, ôn bài cũ. Ngày soạn: 09/11/2009 Ngày giảng ……… Tiết 18,19,20 kỹ thuậy Nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép) A/- Mục tiêu 1/- Kiến thức: Sau khi học song bày này học sinh có thể: Biết cách ghép cây 2/- Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành của học sinh. Ôn lại kiến thức lý thuyết cơ bản 3/- Thái độ: Liên hệ thực tế tình hình ghép cây giống tại địa phương. Vận dụng vào thực tế nhân giống cây ở địa phương. B/- Chuẩn bị GV: Hệ thống các câu hỏi, nhắc HS chuẩn bị d/cụ thực hành ở nhà. HS: Ôn lại kiến thức lý thuyết đã học. Chuẩn bị nội dung bài mới C/- Lên lớp 1/- Tổ chức: Sĩ số 2/- Kiểm tra: Kết hợp 3/- Bài mới: Thực hành Ghép cây Hoạt động dạy và học Nội dung GV: Chia HS

File đính kèm:

  • docNGHE LAM VUON 2009 - 2010.doc
Giáo án liên quan