Bài giảng Tiết 1, 2: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến (tiếp)

Mục tiêu

Về kiến thức:

- Nắm được khái niệm mệnh đề (MĐ).

- Nắm được khái niệm mệnh đề phủ định, MĐ kéo theo, MĐ tương đương.

- Biết khái niệm mệnh đề chứa biến.

Về kỹ năng:

- Biết lập mệnh đề phủ định của một MĐ, MĐ kéo theo và MĐ tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng - sai của các mệnh đề này.

- Biết sử dụng các ký hiệu và trong suy luận toán học

 

doc4 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1, 2: Mệnh đề và mệnh đề chứa biến (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết theo PPCT: 1-2 Tên bài: MỆNH ĐỀ VÀ MỆNH ĐỀ CHỨA BIẾN I. Mục tiêu Về kiến thức: - Nắm được khái niệm mệnh đề (MĐ). - Nắm được khái niệm mệnh đề phủ định, MĐ kéo theo, MĐ tương đương. - Biết khái niệm mệnh đề chứa biến. Về kỹ năng: - Biết lập mệnh đề phủ định của một MĐ, MĐ kéo theo và MĐ tương đương từ hai mệnh đề đã cho và xác định được tính đúng - sai của các mệnh đề này. - Biết sử dụng các ký hiệu và trong suy luận toán học - Biết cách lập MĐ phủ định của một MĐ chứa kí hiệu ,. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên : Bảng phụ + phiếu học tập. 2. Học sinh : sách giáo khoa + sổ ghi chép. III. Phương pháp Nêu vấn đề + Vấn đáp gợi mở để giải quyết vấn đề đan xen hoạt động nhóm IV. Tiến trình bài học và các hoạt động Tiết 1 Hoạt động1: Khái niệm MĐ chứa biến. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu vấn đề thông qua VD1 (SGK) - Đưa khái niệm MĐ lôgic(hay gọi tắt là MĐ) (SGK) - Chú ý: Các câu hỏi và câu cảm thán không phải là mệnh đề. VD : Em ăn cơm chưa? Hôm nay trời đẹp quá! - Nghe giảng - Ghi nhận kết quả(K/n MĐ). - Lấy VD về các câu là MĐ và không phải là MĐ. Hoạt động 2: Khái niệm MĐ phủ định. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu vấn đề thông qua VD2 - Đưa khái niệm MĐ phủ định (SGK). Chú ý: - Nếu P đúng thì sai và ngược lại. - MĐ phủ định của P có thể diễn đạt theo nhiều cách. - Giáo viên nhận xét và sửa chữa nếu cần. - Nghe giảng. - Ghi nhận kq(K/n MĐ phủ định). - Lấy VD một MĐ và lấy MĐ phủ định của nó. - Trả lời câu hỏi H1 Hoạt động 3: Mệnh đề kéo theo Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu vấn đề thông qua VD3 - Đưa khái niệm MĐ kéo theo - Nhấn mạnh các dạng phát biểu khác của MĐ kéo theo: '' P Q'': '' Nếu P thì Q '' ; '' P kéo theo Q''; '' Vì P nên Q'' ; '' P suy ra Q''. - Nhấn mạnh chú ý Chú ý - MĐ ''P Q'' chỉ sai trong trường hợp : P đúng Q sai. - Nhưng chủ yếu chỉ gặp hai tình huống. +) P đúng và Q đúng, khi đó P Q đúng. +) P đúng và Q sai, khi đó P Q (SGK) - Nhận xét , chỉnh sửa nếu cần. - Nghe giảng. - Ghi nhận kết quả(khái niệm MĐ kéo theo và các dạng phát biểu của MĐ kéo theo). - Phân biệt MĐ nào đúng , MĐ nào sai trong VD4. - Mỗi học sinh nêu một dạng khác của MĐ kéo theo này. - Trả lời câu hỏi H2. Hoạt đông 4 : Mệnh đề đảo Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Đưa khái niệm MĐ đảo - Thông qua VD5 tập cho các em phát biểu MĐ đảo của mđ kéo theo. ? MĐ này đúng hay sai. - Nhận xét: mĐ đảo của một mĐ kéo theo đúng thì có thể đúng hoặc sai. - Đưa thêm VD, yêu cầu học sinh phát biểu MĐ đảo. ? mđ này đúng hay sai? - Biết phát biểu MĐ đảo của MĐ kéo theo - Trả lời VD cho thêm. - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi phụ. - Ghi nhận kết quả. Hoạt động 5 : Ví dụ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Đưa ra ví dụ dưới dang phiếu học tập. - Chia nhóm học sinh . VD: cho tứ giác ABCD, xét hai MĐ: P: '' Tứ giác ABCD là hình vuông'' Q: '' Tứ giác ABCD là hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc.'' 1) Phát biểu MĐ : P Q bằng nhiều cách. 2) Phát biểu mĐ đảo của mĐ: p Q - Hoạt động theo nhóm. - Cử đại diện trình bày kết quả . - Ghi nhận kết quả. Hoạt động 6: Mệnh đề tương đương. HĐ của giáo viên Hoạt động của HS - Nêu VD6(SGK). - Đưa k/niệm MĐ tương đương - ? Hai MĐ ở phần HĐ4 có tương đương với nhau không? - ? Hai MĐ ở H2 có tương đương hay không? - '' P Q'' đúng nếu cả P và Q cùng đúng hoặc cùng sai, khi đó ta nói P và Q tương đương với nhau. - Nghe giảng - Ghi nhận kiến thức - Trả lời câu hỏi ? . Phát biểu dưới dạng MĐ tương đương nếu có. - Nắm được cách phát biểu MĐ tương đương. - Nhận xét được MĐ nào tương đương, MĐ nào không tương đương. Trả lời câu hỏi H3 Củng cố: - Củng cố, hệ thống lại bài giảng - Bài tập: 1,2,3. Tiết 2 Hoạt động 7: Mệnh đề chứa biến Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu VD7(sgk ) - Từ đó đưa ra khái niệm MĐ chứa biến. - P : "n chia hết cho 3" - Q : "y > x + 3" *) P, Q là các MĐ chứa biến. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi H4. - Nghe hiểu. - Khẳng định được tính đúng sai của MĐ chứa biến khi gán cho biến một giá trị xác định - Phân biệt MĐ một biến, MĐ hai biến. Hoạt động 8: Kí hiệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cho MĐ chứa biến P(x): ''x2 - 2x + 2 > 0'' với xR ? MĐ này đúng với giá trị nào của x? - Ta nói '' Với mọi x R, P(x) đúng'' hay '' P(x) đúng với mọi xR'' - KH : " x R,P(x)" hay " x R: P(x)'' ? MĐ này đúng khi nào ? sai khi nào? - Định hướng cho hs lấy ví dụ về các mệnh đề chưa kí hiệu . - Khẳng định được P(x): ''x2 - 2x + 2 > 0'' là mệnh đề đúng với mọi x R. - Viết được MĐ này dưới dạng MĐ chứa kí hiệu . - Qua việc trả lời câu hỏi H5(sgk) +)Biết cách viết MĐ sử dụng kí hiệu +)Khẳng định được MĐ đó đúng hay sai - Đưa ví dụ về MĐ sai. Hoạt động 9 : Kí hiệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Đưa VD9(sgk) với yêu cầu chỉ xem xét có giá trị nào làm cho MĐ đúng hay không? - Đưa ra MĐ : " Tồn tại x X để P(x) đúng". ? MĐ này đúng khi nào? Sai khi nào? - KH : ''xX, P(x)'' hoặc ''xX: P(x)'' - Kiểm tra KQ của hs, sửa chữa sai sót nếu có. - Hs chỉ ra đựoc một giá trị làm cho MĐ P(n)= '' 2n+1 chia hết cho n" là đúng - Chỉ ra không có giá trị nào làm cho MĐ P(X): '' (x-1)2 < 0 "là đúng. - Khẳng định được MĐ ''xX, P(x)'' đúng khi chỉ cần có một giá trị x thuộc X làm cho P(x) đúng. MĐ sai khi không có giá trị nào để P(x) đúng. - Viết dưới dạng KH cho các MĐ ở VD9 - Trả lời câu hỏi H6. Hoạt động 10 : Mệnh đề phủ định của MĐ chứa kí hiệu Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu VD10 và VD11 từ đó đưa ra MĐ phủ định của MĐ chứa kí hiệu , - Yêu cầu HS khẳng định tính đúng sai của các MĐ đó. *) A : '' x R,P(x)" ; *) B : "xX: P(x)'' ; - Nêu được MĐ phủ định của MĐ chứa biến ở VD10, VD11. - Khẳng định tính đúng sai của các MĐ đó. - Ghi nhận cách viết MĐ phủ định của MĐ chứa kí hiệu , - Trả lời câu hỏi H7. Hoạt động 11: Củng cố toàn bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Củng cố kiến thức thông qua các bài tập sau BT1: Nêu MĐ phủ định của các MĐ sau: a) P:'' phương trình có nghiệm''. b) Q: '' năm 2006 là năm nhuận''. c) R: ''327 chia hết cho 3" BT2 : Cho tam giác ABC với trung tuyến AM. Xét hai MĐ P: '' Tam giác ABC vuông tại A'' và Q: '' Trung tuyến AM bằng nửa cạnh BC''. a) Phát biểu MĐ P Q. Khẳng định tính đúng sai? b) Phát biểu MĐ Q P . Khẳng định tính đúng sai? - Qua các bài tập cũng cố kiến thức về : MĐ, MĐ phủ định, MĐ kéo theo, MĐ tương đương, MĐ chứa kí hiệu . BTVN : 2,3,4,5(SGK)

File đính kèm:

  • docTiet 1-2 Menh de, menh de chua bien.doc
Giáo án liên quan