Bài giảng Tiết 1 – bài 1 mở đầu môn hoá học

- HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

 - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 

doc189 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 – bài 1 mở đầu môn hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1 Tiết 1 – Bài 1 MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 09.08.2012 13.08.2012 8B 4 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - HS biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng . Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích. - Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống. - Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát và nhận xét thí nghiệm. 3. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học ngay từ buổi đầu làm quen. II. Chuẩn bị: - Hoá chất : NaOH , CuSO4 , dd HCl , đinh sắt - Dụng cụ : ống nghiệm , giá đỡ , ống hút, cặp sắt , khay III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định lớp:- Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV : Cho HS hoạt động nhóm giao cho mỗi nhóm một khay đựng dụng cụ và hoá chất . GV : Hướng dẫn các nhóm làm các thao tác thí nghiệm GV : Yêu cầu các nhóm trả lời hãy cho biết nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm ? GV : Nhận xét GV : Ở thí nghiệm 2 em có thấy có hiện tượng gì khác không? So sánh với thí nghiệm 1 ? GV : Rút ra kết luận. HS : Nhận dụng cụ và hoạt động theo nhóm HS : Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm. Quan sát hiện tượng ( dưới sự chỉ đạo của GV ) HS : Cử đại diện trả lời . Nhóm khác bổ sung. HS : Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 2 dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS : Trả lời . Nhóm khác bổ sung. I. Hoá học là gì ? 1, Thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Cho 1 ml d.d CuSO4 vào 1 ml d.d NaOH Thí nghiệm 2 : Cho 1 đinh sắt vào 1 ml d.d HCl 2, Quan sát : 3, Nhận xét : Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoạt động 2 GV : Cho HS hoạt động nhóm gv cho mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận. GV : Nhận xét và bổ sung. Gọi HS đọc nhận xét SGK ( tr 4 ) GV : Đặt câu hỏi : Hoá học có va trò như thế nào trong cuộc sống ? GV : Nhận xét và kết luận HS : Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung. HS : Đọc bài. HS : Trả lời II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ? 1, Trả lời câu hỏi : ( SGK tr 4 ) 2, Nhận xét 3, Kết luận : Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Hoạt động 3: GV : Cho HS đọc thông tin SGK ( tr 5 ) . GV đặt câu hỏi cho HS trả lời. GV : Kể câu chuyện ngắn về nguồn gốc que diêm để minh hoạ . Cho HS thảo luận nhóm : Để học tốt môn hoá học cần phải làm gì ? GV : Nhận xét rút ra kết luận. HS : Đọc bài và trả lời các câu hỏi của GV. HS : Thảo luận suy nghĩ cử đại diện trinh bày . Các nhóm bổ sung. III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học ? 1, Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau : a, Thu thập tìm kiếm kiến thức b, Xử lí thông tin c, Vận dụng d, Ghi nhớ 2, Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ? ( SGK tr 5 ) 4, Củng cố: - Gọi 2 em đọc ghi nhớ trang 5 - GV đặt 1 số câu hỏi củng cố :+Hoá học là gì ? + Trong cuộc sống của chúng ta hoá học có vai trò gì không ? + Muốn học tốt môn hoá học các em cần phải làm gì ? 5, Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc ghi nhớ trang 5 , về nhà đọc trước bài 2. ******************************************* TIẾT 2 – BÀI 2 CHẤT Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 09.08.2012 16.08.2012 8B 2 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - HS phân biệt được vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất. 2. Kỹ năng: - HS được rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lí và hoá học nhất định biết mỗi chất được sử dụng để làm gì là tuỳ theo tính chất của nó. - Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất. 3. Thái độ: - GD ý thức ham học, ứng dụng kiến thức đã biết về chất để vận dụng, sử dụng các chất cho hợp lý trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - 1 số mẫu chất : S , P đỏ , Al, Cu , NaCl tinh - Chai nước khoáng ( có ghi thành phần trên nhãn ) và 5 ống nước cất. 2. Học sinh: Đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp. - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1 GV : Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh ta ? GV : Bổ sung và chỉ ra 2 loại vật thể tự nhiên và nhân tạo. Thông báo về thành phần của 1 số vật thể tự nhiên và đặt câu hỏi : hãy cho biết vật thể nào có thể được làm từ những vật liệu này ? Chỉ ra đâu là chất đâu là hỗn hợp của 1 số chất ? GV: Tổng kết thành sơ đồ trên bảng cho hs thảo luận nhóm . Chất có ở đâu? GV: Nhận xét va bổ sung dựa theo sơ đồ đi đến kết luận, đọc mẫu 1 số tên hoá học. HS : Trả lời . HS khác bổ sung. HS : Suy nghĩ trả lời . HS khác nhận xét. HS : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . Nhóm khác bổ sung. HS : Lắng nghe và ghi bài I. Chất có ở đâu ? - Có 2 loại vật thể : + Vật thể tự nhiên gồm 1 số chất khác nhau. + Vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu . Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất. - Ở đâu có vật thể nơi đó có chất. Hoạt động 2 GV: Nêu 1 số tính chất của chất cho HS quan sát 1 số mẫu chất : S , Al , P đỏ , Cu . Nêu nhận xét 1 số tính chất bề ngoài . GV: nêu cách thử tính dẫn điện của chất và phân tích khả năng dẫn điện của một số chất GV: Gọi HS nêu nhận xét. GV: Bổ sung và rút ra kết luận. GV: Cho HS hoạt động nhóm phân biệt cồn và nước ? Rút ra nhận xét về tính chất của cồn và nước có gì giống và khác nhau ? GV: Bổ sung và rút ra kết luận. Giải thích và nói rõ cách sử dụng chất : Sử dụng H2SO4 , SO2 GV: Nêu câu hỏi : Tại sao cao su lại được dùng chế tạo lốp xe ? nhôm dùng làm dây dẫn điện ? GV : Nhận xét và bổ sung . HS : Quan sát và trả lời câu hỏi . HS khác bổ sung. HS : nghe thu thập thông tin HS : Cử đại diện nhóm nêu nhận xét. Nhóm khác bổ sung. HS : Hoạt động nhóm . Cử đại diện trả lời. HS : Lắng nghe. HS : Trả lời . II. Tính chất của chất. 1, Mỗi chất có những tính chất chất nhất định. a, Quan sát. b, Dùng dụng cụ đo. - tonc S = 113oc c, Làm thí nghiệm 2, Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? a, Giúp phân biệt chất này với chất khác. Tức nhận biết được chất. b, Biết cách sử dụng chất. c, Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 4, Củng cố - Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 ( tr 11 ) vào vở gọi HS chữa bài . GV nhận xét. - GV hệ thống hoá kiến thức trọng tâm : Chất có ở đâu và chất có những tính chất gì ? 5, Hướng dẫn học ở nhà : - Xem kĩ phần đã học - Về nhà làm bài tập 4 +5 +6 ( tr 11) - Về đọc trước phần III trang 9 TUẦN: 2 TIẾT 3 – BÀI 2 CHẤT(tiếp) Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 09.08.2012 20.08.2012 8B 4 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - HS phân biệt được chất và hỗn hợp: 1 chất chỉ khi không lẫn chất nào khác ( chất tinh khiết ) mới có những tính chất nhất định , còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. - Biết được nước tự nhiên là 1 hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết . 2. Kỹ năng: - Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chát để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp . 3. Thái độ: - GD cho HS yêu thích môn học, ý thức chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Dụng cụ để làm thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của S và đun nóng hỗn hợp nước muối. - Dụng cụ thử tính dẫn điện. 2. Học sinh: Làm bài tập ở nhà và đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài 5 ( tr 11 ). - Muốn học tốt môn hoá học em phải làm gì ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Cho HS hoạt động nhóm : Quan sát nước khoáng và ống nước cất. ? Vậy nước khoáng và nước cất chúng có những gì giống nhau ? ? Nêu ứng dụng của nước khoáng và nước cất ? GV: Bổ sung phân tích sự khác nhau từ việc sử dụng nước cất. Vậy nước cất dùng để tiêm và pha chế thuốc, còn nước khoáng thì không.Rút ra kết luận. HS : Hoạt động nhóm . Quan sát. HS : Cử đại diện nhóm trả lời . Nhóm khác bổ sung III. Chất tinh khiết. 1, Hỗn hợp. - Nước cất là chất tinh khiết ( không có lẫn chất khác ). - Nước khoáng có lẫn 1 số chất tan gọi lá hỗn hợp. Hoạt động 2: GV: Giới thiệu hình vẽ 1.4a quá trình chung cất nước tự nhiên. GV: Cho HS hoạt động nhóm thảo luận: Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết ? GV: Nhận xét. Gv: Dẫn dắt để HS hiểu được chất tinh khiết có những tính chất nhất định. HS: Lắng nghe. HS: Cử đại diện trả lời . Nhóm khác bổ sung. HS: Liên hệ thực tế khi đun nước những giọt nước đọng trên ấm đun nước chứng tỏ nước cất là chất tinh khiết. 2, Chất tinh khiết tonc = 0oc , tos = 100oc D = 1g / cm3 Hoạt động 3: GV: Cho HS hoạt động nhóm : Hướng dẫn cách làm theo từng bước. - Bỏ muối vào nước khuấy cho tan. - Đun nóng, nước sôi và bay hơi. - Muối ăn kết tinh. GV: Dựa vào đâu để ta có thể tách riêng được 1 chất ra khỏi hỗn hợp ? GV: Bổ sung rút ra kết luận. HS: Hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng. HS : Trả lời 3, Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Thí nghiệm : SGK ( tr 10 ) - Dựa vào tính chất vật lí khác nhau ta có thể tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp. 4.Củng cố - Gọi 2 em đọc ghi nhớ ( tr 11 ) - GV củng cố toàn bài : + Chất có ở đâu? Mỗi chất có những tính chất gì ? + Thế nào là chất tinh khiết? Chất hỗn hợp ? - Học sinh hoạt động nhóm: Làm bài tập 7 ( tr 11 ) . Đại diện lên trình bày . Gv thống nhất đáp án . 5, Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc ghi nhớ sgk ( 11 ) - Về làm bài tập 2.2 + 2.6 ( trang 4 ) - Nhắc các nhóm giờ sau mang : Nến, S, muối ăn, cát, nước sạch. - Về nhà kẻ sẵn bản tường trình thí nghiệm để tiết sau làm thực hành *************************************** TIẾT 4 – BÀI 3 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 10.08.2012 23.08.2012 8B 2 I. Mục đích yêu cầu. - HS làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - HS nắm được 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất . Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất. - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Hoá chất: muối ăn, nước, cát. - Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc (1 số dụng cụ thuỷ tinh khác). 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định lớp: - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: - Tính chất của chất được thể hiện như thế nào ? - Muốn tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào đâu ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Giới thiệu quy tắc an toàn và sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm. GV: Hướng dẫn học sinh đọc phần phụ lục 1 trong SGK để nắm được 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. GV: Giới thiệu với HS 1 số dụng cụ như: ống nghiệm, các loại bình cầu … - Một số kí hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các lọ hoá chất độc, dễ nổ, dễ cháy… - Giới thiệu 1 số thao tác cơ bản như: lấy hoá chất, châm và tắt đèn cồn … GV: Kiểm tra hoá chất các nhóm mang đi. HS : Lắng nghe. HS : Lắng nghe và quan sát. Làm thực hành theo nhóm. * Một số quy tắc an toàn , cách sử dụng hoá chất. Hoạt động 2 GV: Hướng dẫn HS các thao tác thí nghiệm. GV hướng dẫn HS trong quá trình làm thí nghiệm. GV : Yêu cầu các nhóm nêu hiện tượng và so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với muối ăn lúc đầu, so sánh chất giữ lại trên giấy lọc với cát lúc đầu. GV: Nhận xét và kết luận. HS: Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm . - Cho vào ống nghiệm chừng 3g hỗn hợp muối ăn và cát rồi rót tiếp 5 ml nước lắc nhẹ. - Lọc nước qua phễu có giấy lọc. Đun nóng phần hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn. HS: Cử đại diện trả lời . Các nhóm khác bổ sung. Thí nghiệm 2 : Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. 4. Củng cố - Cho các nhóm thu dọn đồ dùng thí nghiệm. - Gv nhận xét ý thức học tập của các nhóm. - Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu sau: STT Mục đích thí nghiệm Tiến trình thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Giải thích viết phương trình - Gv thu tường trình của HS. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại bài thực hành. - Về nhà đọc trước bài 4. TUẦN: 3 TIẾT 5 – BÀI 4 NGUYÊN TỬ Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 10.08.2012 27.08.2012 8B 4 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - HS biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điên tích dương và vỏ tạo bởi e mang điện tích âm. - Electron kí hiệu là e có điện tích âm ghi bằng dấu (-). - HS biết được hạt nhân tạo bởi proton và notron. Kí hiệu proton là: p có điện tích ghi bằng dấu (+) còn kí hiệu notron: n không mang điện . Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - HS biết được trong nguyên tử, số e = số p. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:Tranh sơ đồ cấu tạo nguyên tử hiđrô, oxi, Na. 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Gọi 2 em đọc thông tin SGK (tr 14). GV: Nguyên tử nhỏ như thế nào? ? Dựa vào kiến thức lớp 7 em hiểu thế nào là trung hoà về điện ? GV: Nhận xét và kết luận. giảng giải thêm 1 số từ "hạt vô cùng nhỏ", "trung hoà về điện" HS : Đọc bài. HS: Suy nghĩ và trả lời . HS khác bổ sung. HS: Lắng nghe và ghi bài. 1. Nguyên tử là gì ? - Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện gọi là nguyên tử. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) - Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều e mang điện tích (-) Hoạt động 2: GV: gọi 2 em HS đọc SGK (tr14). GV: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những hạt như thế nào? ? p , n , e mang điện tích gì ? ? Khối lượng của chúng có bằng nhau không ? GV: Bổ sung và kết luận. HS: Đọc bài . HS: Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của GV. Các nhóm nhận xét chéo nhau. 2. Hạt nhân nguyên tử : - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và notron. - Proton kí hiệu p mang dấu dương, nơtron không mang điện. - 1 nguyên tử có bao nhiêu p thì cũng có bấy nhiêu e. số p = số e 4. Củng cố - Gọi 2 em đọc ghi nhớ sgk (tr 15) - Cho HS làm vào vở bài 5 (tr 16) . Gọi HS lên bảng làm GV nhận xét. - GV hệ thống lại bài: + Nguyên tử là gì ? + Thế nào là hạt nhân nguyên tử ? + Lớp e được sắp xếp như thế nào ? BT1: Quan sát sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vào bảng sau: 5. Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc ghi nhớ sgk (tr 15) - Làm bài tập 1 + 4 (tr 15) - Về đọc trước bài 5. TIẾT 6 - BÀI 5 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T1) Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 15.08.2012 06.08.2012 8B 2 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - HS nắm được: "Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, nhữmg nguyên tử có cùng số p trong hạt nhân" - Biết được: kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu chỉ một nguyên tử của nguyên tố. - Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của nguên tố đã cho biết trong bài 4, bài 5, kể cả phần bài tập. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng viết đúng KHHH của một số nguyên tố. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng kí hiệu các nguyên tố hoá học. Học sinh Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định lớp: - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: - Đọc ghi nhớ sgk (tr 15). - Chữa bài 4 (tr 15). 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Nhắc lại các chất được tạo nên từ nguyên tử nước được tạo nên từ nguyên tử H và nguyên tử O. Cho HS số liệu để thấy được số nguyên tử H và O để tạo ra 1g H2O là vô cùng lớn (chỉ lượng nước đựng trong ống nghiệm ). GV: Yêu cầu học sinh nhớ lại bài nguyên tử? ? Em hãy rút ra định nghĩa ? GV: Phân tích thêm về số p. Trong khoa học để trao đổi với nhau về nguyên tố cần có cách biểu diễn ngắn gọn đó là kí hiệu hoá học. GV: Nêu rõ quy ước viết kí hiệu, giới thiệu bảng 1 (tr 42). GV: Cho HS làm bài tập 3 tại lớp. GV: Thống nhất đáp án. HS: Lắng nghe. HS: Rút ra định nghĩa. HS : Lắng nghe. HS: Ghi bài. HS: Lên bảng làm bài. Hs khác bổ sung. I. Nguyên tố hoá học là gì ? 1. Định nghĩa : Nguyên tố hoá học là tập hợp các nguyên tử cùng loại , có cùng số p trong hạt nhân Số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hoá học 2. Kí hiệu hoá học : - KHHH để biểu diễn cho nguyên tố hoá học. - KHHH +1 chữ in hoa: H, O +1 chữ in hoa + 1 chữ thường: Fe, Cu, Cl... - Hệ số là con số đứng trước KHHH để chỉ số nguyên tử của nguyên tố đó. - VD: 2H: hai nguyên tử hiđro 5Cl: năm nguên tử clo Hoạt động 2: GV: Gọi HS đọc SGK (tr 19). GV: Giải thích và kể chuyện về nguyên tố tự nhiên, nguyên tố nhân tạo, vỏ trái đất. ? Nhận xét về tỉ lệ các nguyên tố? GV: Giới thiệu hình 1.7 và hình 1.8 ( trang 19 ). GV: Chốt lại kiến thức. HS : Đọc bài. HS : Lắng nghe. HS : Quan sát nhận xét tỉ lệ % về thành phần khối lượng của các nguyên tố. II.Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? 4. Củng cố: - Gọi 2 em đọc phần đọc thêm (tr 21). BT1: Cho biết câu đúng, sai: a. Tất cả các nguyên tử có số n bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học. b. Tất cả các nguyên tử có số p như nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học. c. Trong hạt nhân nguyên tử số p luôn bằng số e. d. Trong một nguyên tử số p luôn bằng số e. Vì vậy nguyên tử trung hoà về điện. BT2: Điền vào bảng sau: Tên nguyên tố KHHH Tổng số hạt trong nguyên tử Số p Số e Số n Natri Na 34 11 11 12 Phôtpho P 46 15 15 16 Cacbon C 18 6 6 6 Lưu huỳnh S 48 16 16 16 5. Hướng dẫn học ở nhà : - Về học thuộc kí hiệu hoá học của các nguyên tố bảng 1 trang 42. - Làm bài tập 1 +2 trang 20. - Đọc trước phần II giờ sau học. TUẦN: 4 TIẾT 7 – BÀI 5 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T2) Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 15.08.2012 I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - HS hiểu được "nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvc" - Biết được mỗi đvc = 1/12 khối lượng của nguyên tử C. - Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. - Biết được khối lượng của nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, ôxi là nguyên tố phổ biến nhất. 2. Kỹ năng: - Biết dựa vào bảng 1: một số nguyên tố hoá học để: +Tìm kí hiệu nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố. +Và ngược lại khi biết nguyên tử khối thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố. 3. Thái độ: - GD thái độ chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng kí hiệu các nguyên tố hoá học. - Phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học. 1.Ổn định lớp. - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra 15 phút: - Viết tên và kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố hoá học ? 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Cho HS tìm hiểu thông tin sgk (tr18) để biết được khối lượng của nguyên tử tính bằng gam thì số trị quá nhỏ, không tiện sử dụng mà thực tế không cân đo được. GV: Giáo viên diễn giải thêm về đvc. VD: Khối lượng của 1 nguyên tử C = 1,9926.10-23 g. Nêu quy ước lấy 1/2 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đvc. HS: Tìm hiểu thông tin sgk. HS : Lắng nghe và ghi bài. II. Nguyên tử khối - 1 đơn vị C = 1/2 khối lượng của nguyên tử C VD : C = 12đvc , H = 1 đvc O = 16 đvc , Ca = 40 đvc Hoạt động 2: GV: Cho HS đọc thí dụ SGK. GV: Dẫn dắt để HS suy ra định nghĩa về nguyên tử khối. GV: Bổ sung và phân tích từ chỗ gán cho nguyên tử C có m = 12 chỉ là hư số nên thường có thể bỏ bớt các chữ đvc sau các số trị của nguyên tử khối. HS: Đọc thí dụ SGK. HS: Nêu định nghĩa về nguyên tử khối. HS: Lắng nghe và ghi bài. Định nghĩa : Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị C. Hoạt động 3: GV: Chỉ ra mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Từ đây biết được tên nguyên tố khi biết nguyên tử khối và ngược lại. GV: Hướng dẫn HS tra bảng 1 số nguyên tố hoá học. GV: Nhận xét. Cho HS hoạt động nhóm làm phiếu học tâp. GV: Bổ sung và treo đáp án. HS: Lắng nghe. HS: Tự tra bảng tìm các nguyên tố N, Cu ,Fe , Hg tìm tên và nguyên tử khối . HS: Hoạt động nhóm và cử đại diện lên dán kết quả. Các nhóm nhận xét chéo nhau. HS: Tự sửa sai. BT1: Cho nguyên tử khối: 19, 27, 52, 80. Em hãy viết tên và kí hiệu? 4. Củng cố : - Gọi 2 em đọc ghi nhớ SGK(tr19) - GV hệ thống lại bài. BT2: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng gấp 14 lần nguyên tử hiđro. Em hãy tra bảng 1 trang 42 cho biết: - R là nguyên tố nào? - Số p và e là bao nhiêu? 5. Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc ghi nhớ SGK. - Làm bài tập 5 + 6 + 7 + 8 trang 20. - Đọc trước bài 6. TIẾT 8 – BÀI 6 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (T1) Ngày soạn Ngày dạy Lớp dạy Tiết Sĩ số Ghi chú 16.08.2012 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học, hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và đơn chất phi kim (không dẫn điện và nhiệt). - Biết được trong 1 chất (nói chung cả đơn chất và hợp chất) các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau. 3. Thái độ: - GD ý thức chăm chỉ học tập, có ý thức ứng dụng các kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh vẽ mô hình mẫu các chất : Cu, O2, H2, H2O, NaCl. 2. Học sinh: Làm và học bài cũ, đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp. - Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: - Đọc ghi nhớ trang 19 và làm bài 7 trang 20 3.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: GV: Chất được cấu tạo từ đâu? Ta có thể nói chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học không? Dựa vào đâu người ta phân loại các chất ? GV: Nhận xét. Cho HS quan sát tranh vẽ sơ đồ 1 số chất. Yêu cầu HS nêu nhận xét? ? Đơn chất đó có cấu tạo giống nhau không? GV: Bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm. HS: Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi. Cử đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung. HS: Quan sát tranh vẽ mô hình các chất: Cu, O2, H2. Nêu nhận xét đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại và của đơn chất phi kim . I. Đơn chất 1. Đơn chất là gì ? VD : khí hiđrô, lưu huỳnh , nhôm. Định nghĩa : Đơn chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học. Có 2 loại đơn chất : - Đơn chất kim loại: Có ánh kim, dẫn điện, và nhiệt - Đơn chất phi kim : Không có tính chất như kim loại (trừ than chì). 2. Đặc điểm cấu tạo. - Đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định. - Đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2. Hoạt động 2: GV: Nêu ví dụ cho HS nhận xét cấu tạo các nguyên tố trong hợp chất. GV: Hợp chất được tạo nên từ mấy nguyên tố? GV: Hợp chất được chia làm mấy loại là những loại nào? GV: Bổ sung và kết luận. Cho HS quan sát mô hình mẫu các chất: Nước, muối ăn. Gọi HS nhận xét đặc điểm cấu tạo? GV: Nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất liên kết với nhau như thế nào? GV: Bổ sung rút ra kết luận. HS: Nhận xét các ví dụ GV đưa ra. HS: Tìm hiểu thông tin SGK trả lời. HS: Quan sát và nhận xét. HS: Trả lời. HS khác nhận xét. II. Hợp chất : 1. Hợp chất là gì ? VD: H2O 2 nguyên tố H, O H2SO4: 3 nguyên tố H, S, O. Định nghĩa: Những chất tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên là hợp chất. Có 2 loại hợp chất : - Hợp chất vô cơ: Muối ăn, nước. - Hợp chất hữu cơ: mê tan, đường. 2. Đặc điểm cấu tạo: Nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định. 4. Củng cố : - Cho HS hoạt động nhóm làm bài 3 (trang 26). Gọi đại diện nhóm l

File đính kèm:

  • dochoa 8(1).doc
Giáo án liên quan