Bài giảng Tiết: 1. bài học 1. mở đầu môn hoá học

1. Kiến thức: Biết được hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích trong cuộc sống của chúng ta.

2. Kĩ năng: Bước đầu các em biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống và xản suất của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

3. Thái độ: HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học.

 

doc124 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 1. bài học 1. mở đầu môn hoá học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :15/8/2010. Ngày giảng: 8A…./8/2010 : 8B…./8/2010 8C: …./8/2010 Tiết: 1. bài 1. mở đầu môn hoá học I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Biết được hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích trong cuộc sống của chúng ta. 2. Kĩ năng: Bước đầu các em biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong đời sống và xản suất của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng. 3. Thái độ: HS biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hoá học. II. Đồ dùng dạy học: GV: D/cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm với 4 ống nghiệm. Hoá chất: 4 lọ đựng hóa chất: dung dịch NaOH, CuSO4, HCl, vài cái đinh sắt. III. Phương pháp. Phương pháp đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học. * Khởi động/mở bài (5’) * Hoạt động 1. (20’) Tìm hiểu về hoá học. - Mục tiêu: Biết được hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. - ĐDDH: D/cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm với 4 ống nghiệm. Hoá chất: 4 lọ đựng hóa chất: dung dịch NaOH, CuSO4, HCl, vài cái đinh sắt. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ hoá chất. HS kiểm tra Hướng dẫn HS làm TNo theo nội dung sgk(chú ý an toàn TNo tiết kiệm hoá chất). HS đọc nd TNo 1, 2 sgk rồi tiến hành từng bước làm. ? Cho biết những nhận xét qua 2 đã làm? - Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét ht xảy ra-ghi lại ht quan sát được đưa ra dự đoán. - TNo 1 D2 trong suốt màu xanh của CuSO4 và d2 không màu NaOH biến đổi -> chất mới không tan trong nước. - TNo 2 có bọt khí tạo ra đinh sắt bị mòn. ? Qua 2 TNo trên cho biết hoá học là gì? HS Thông qua kết quả 2 TNo nhận xét về hoá học là gì. I. Hoá học là gì? - TNo 1 NaOH + CuSO4 à - TNo 2 HCl + Fe à Kết luận: Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất. * Hoạt động 2. (10’ ) Tìm hiểu về vai trò của hoá học trong đời sống. - Mục tiêu: Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc nd câu hỏi mục 1 và phần nhận xét mục 2 rồi trả lời câu hỏi a, b, c mục 1. - HS dọc câu hỏi – nghiên cứu mục 2 nhận xét rồi lần lượt trả lời các câu hỏi vào vở. - Sau khi HS trả lời và báo cáo xong, Gv thông tin thêm về ứng dụng hoá học: oxi, hidro, …rồi đi đến kết luận. HS nghe – ghi vở. II. Hoá học có vai trò gì trong đời sống của chúng ta. Kết luận: Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống: - Sinh hoạt gia đình. - Nông nghiệp. - Y học.- Công nghiệp. * Hoạt động 3. (5’ ) Tìm hiểu về cách thức và phương pháp học tập môn hoá học . - Mục tiêu: Cách thức và phương pháp học tập môn hoá học. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV cho HS đọc Ă sgk rồi nêu ra các cách học, phương pháp học môn hoá học. - HS đọc sgk thu thập thông tin và lần lượt nêu ra các cách học, phương pháp học. III. Các em cần làm gì để học tốt môn hoá học. SGK * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(5’) - Tổng kết. ? hoá học là gì? ? ứng dụng hoá học trong đời sống như thế nào? - Hướng dẫn. - Đọc trước bài 2 Tr 7. - Chuẩn bị hoá chất: S, P, Al, Cu, NaCl. ---------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn :16/8/2010. Ngày giảng: 8A…./8/2010 8B…./8/2010. 8C: …/8/2010 Chương 1 . chất – nguyên tử – phân tử. Tiết : 2. bài 2 . chất(2 tiết) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức : Biết được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, vật liệu-chất. Biết được ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Phân biệt được chất và hỗn hợp, biết được những tính chất của chất. 2. Kĩ năng: Biết cách quan sát, làm TNo để nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất nhất định(vật lí, hoá học). 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học. Một số mẫu chất: S, P, Al, Cu, NaCl. Chai nước khoáng, 5 ống nước cất. Dụng cụ làm TNo đo nhiệt độ nóng chảy của S, đun nóng hỗn hợp nước muối. Dụng cụ thử tính dẫn điện. III. Phương pháp. Phương pháp đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học. * Khởi động/mở bài (2’) * Hoạt động 1. (15’ ) Tìm hiểu về chất có ở đâu. - Mục tiêu: Biết được vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo, vật liệu-chất. Biết được ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV các em hãy kể tên bất cứ vật gì xung quanh ta? HS đát, đá, gạch, bút thước, compa,bút chì… GV vậy tất cả những VD mà các em vừa nêu là những vật thể. ? Vậy vật thể là những dạng nào? GV thông báo về thành phần của một số vật thể tự nhiên-nhân tạo, sau đó tổng kết bằng sơ đồ. HS nghe . ? Chất có ở đâu? HS trả lời. I. Chất có ở đâu? Vật thể. TN Nhân tạo Gồm 1 số chất Được làm ra từ vật liệu Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp 1 số chất. - Chất có ở khắp mọi nơi ở đâu có chất ở đó vật thể. * Hoạt động 2. (23’ ) Tìm hiểu về tính chất của chất. - Mục tiêu: Biết cách quan sát, làm TNo để nhận ra tính chất của chất, mỗi chất có những tính chất nhất định(vật lí, hoá học). - ĐDDH: Một số mẫu chất: S, P, Al, Cu, NaCl. Chai nước khoáng, 5 ống nước cất. Dụng cụ làm TNo đo nhiệt độ nóng chảy của S, đun nóng hỗn hợp nước muối. Dụng cụ thử tính dẫn điện. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV thông báo và làm TNo H1.1, 1.2 sgk yêu cầu HS theo dõi. GV TNo đốt cháy đường kính(tìm hiểu sự biến đổi của chất). HS quan sát GV làm TNo. ? Làm thế nào để phân biệt được chất này với chất khác? HS quan sát nhận xét: Đường kính từ màu trắng chuyển thành màu đen. ? Dựa vào đặc điểm, dấu hiệu nào để nhận biết cách sử dụng chất? ? Dựa vào đặc điểm, yếu tố nào để ứng dụng chất vào thực tiễn? GV để kết luận cho 3 câu hỏi nêu trên là phải dựa vào tính chất của chất. HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. Yêu cầu cần đạt là tìm ra được: dựa vào tính chất của chất. II. Tính chất của chất. 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định. a/ Tính chất vật lí: gồm: Trạng thái màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng. b/ Tính chất hoá học. Là khả năng biến đổi từ chất này thành chất khác. 2. Việc tìm hiểu, hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? SGK * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(5’) - Tổng kết. ? Nêu 2 vật thể tự nhiên, 2 vật thể nhân tạo? ? Kể 3 vật thể làm bằng nhôm, thuỷ tinh, nhựa? - Hướng dẫn. BTVN : 3, 4, 5 sgk Tr 11. Nghiên cứu trước nội dung mục III. ----------------------------------------------------------------- Ngày soạn :17/8/2010. Ngày giảng: 8A .../8/2010 8B .../8/2010 8C: .../8/2010 Tiết : 3. bài 2 . chất (tiếp theo). I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua các TNo tự làm HS biết được chất tinh khiết có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định. Cách phân biệt chất nguyên chất(tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 2. Kĩ năng: - Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Rèn luyện một số thao tác cơ bản khi làm thí nghiệm. So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống VD: đường, muối ăn, tinh bột. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập, cẩn thận khi làm thí nghiệm. II. Đồ dùng dạy học. GV * Dụng cụ : Bộ dụng cụ chưng cất nước tự nhiên, đèn cồn, kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, 2->3 tấm kính, kẹp gỗ, ống hút. * Hoá chất : Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên. III. Phương pháp. Phương pháp đàm thoại. IV. Tổ chức giờ học * Khởi động/mở bài (2’) - Cách tiến hành. * Hoạt động 1. (25’) Tìm hiểu về chất tinh khiết. - Mục tiêu: Khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. - ĐDDH: ống nước cất, nước tự nhiên, chai nước khoáng - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu Hs đọc < SGK, quan sát chai nước khoáng và ống nước cất, nhận xét đặc điểm giống và khác nhau giữa nước khoáng và nước cất về thành phần. - HS đọc < SGK, quan sát nước cất và nước khoáng " thảo luận nhóm, nhận xét sự giống và khác nhau " phát biểu ý kiến. - Nước khoáng là nước TN, kể các nguồn nước khác trong tn? ? Tại sao nước khoáng không dùng để pha tiêm? Nước TN là hỗn hợp " thế nào là nước hỗn hợp? - HS trả lời câu hỏi. - Muốn có nước cất người ta làm như thế nào? - GV giới thiệu phương pháp trưng cất nước theo hình vẽ. - HS Quan sát hình và nghe thuyết trình. - Nước cất là nước tinh khiết? Em hiểu như thế nào là chất tinh khiết? - Làm thế nào để phân biệt được nước cất là chất tinh khiết? - Chất như thế nào mới có tính chất nhất định? - Phân biệt hỗn hợp và chất tinh khiết? - HS thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm phát biểu " nhóm khác bổ sung. - HS thảoluận nhóm (thành phần, tính chất) " đại diện phát biểu. - GV chuẩn lại kiến thức về thành phần, tính chất của chất nghiên cứu (tinh khiết và hỗn hợp). III. Chất tinh khiết 1. Hỗn hợp và chất tinh khiết. Nd bảng Hỗn hợp Chất tinh khiết -Gồm nhiều chất trộn lẫn -T/c biến đổi theo thành phần chất -Không lẫn chất nào khác -Có tính chất nhất định, không đổi. * Hoạt động 2. (10’ ) Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Mục tiêu: Thông qua các TNo tự làm HS biết được chất tinh khiết có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định. - ĐDDH: Dụng cụ : Bộ dụng cụ chưng cất nước tự nhiên, đèn cồn, kiềng sắt, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, 2->3 tấm kính, kẹp gỗ, ống hút. * Hoá chất : Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Yêu cầu Hs đọc < SGk cho biết: tiến hành tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp như thế nào? -Hs đọc <, trao đổi nhóm, tiến hành thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp -Dựa vào tính chất nào có thể tách muối ăn khỏi hỗn hợp -Dựa vào đâu người ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp -Trả lời câu hỏi *Tóm lại: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp 2. Tách chất khỏi hỗn hợp Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(8’) - Tổng kết. - Học sinh làm bài tập 5, 6, 8 SGK. - Đọc kết luận cuối bài. Bài 2.7 SBT. - Hướng dẫn. - Học bài đã học - Làm bài tập, đọc bài thực hành nghiên cứu cách tách muối ăn khỏi hỗn hợp. - Chuẩn bị hỗn hợp muối ăn và cát. ................................................................................................ Ngày soạn :19/8/2010. Ngày giảng: 8A: 28/8/2010 : 8B: 27/8/2010. 8C: 28/8/2010 Tiết :4. bài 3. Bài thực hành 1 I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong PTN. Biết được nội quy và một số qui tắc an toàn trong PTN. Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một ssó thí nghiệm cụ thể: Theo dõi, so sánh nhiệt độ nóng chảy S, parafin " sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy. Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. 2. Kỹ năng: Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên. Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ. - Đảm bảo tính an toàn, tính cẩn thận khi thực hành. II. Đồ dùng dạy học. 4 nhóm, mỗi nhóm gồm + Dụng cụ: ống nghiệm: 2; giá thí nghiệm: 1; nhiệt kế: 1; cốc thuỷ tinh: 1; lưới amiăng: 1; đèn cồn: 1; giấy lọc: 1; thìa lấy hoá chất: 1; kính: 1; phễu: 1; kẹp gỗ: 1; đế sứ: 1. + Hoá chất: Lưu huỳnh, parafin, muối ăn lẫn cát. III. Phương pháp. Phương pháp thực hành. IV. Tổ chức giờ học. * Khởi động/mở bài. (3’)sgk - Cách tiến hành. * Hoạt động 1. (10’)Một số qui tắc an toàn – Cách sử dụng hoá chất. - mục tiêu: . Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong PTN. Biết được nội quy và một số qui tắc an toàn trong PTN. - ĐDDH: + Dụng cụ: ống nghiệm: 2; giá thí nghiệm: 1; nhiệt kế: 1; cốc thuỷ tinh: 1; lưới amiăng: 1; đèn cồn: 1; giấy lọc: 1; thìa lấy hoá chất: 1; kính: 1; phễu: 1; kẹp gỗ: 1; đế sứ: 1. + Hoá chất: Lưu huỳnh, parafin, muối ăn lẫn cát. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV thông báo. HS nghe và ghi I/ Một số qui tắc an toàn – Cách sử dụng hoá chất * Hoạt động 2 (25’)Tiến hành thí nghiệm - mục tiêu: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một ssó thí nghiệm cụ thể: Theo dõi, so sánh nhiệt độ nóng chảy S, parafin " sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy. Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. - ĐDDH: + Dụng cụ: ống nghiệm: 2; giá thí nghiệm: 1; nhiệt kế: 1; cốc thuỷ tinh: 1; lưới amiăng: 1; đèn cồn: 1; giấy lọc: 1; thìa lấy hoá chất: 1; kính: 1; phễu: 1; kẹp gỗ: 1; đế sứ: 1. + Hoá chất: Lưu huỳnh, parafin, muối ăn lẫn cát. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Thí nghiệm 1: Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin - Gv yêu cầu Hs đọc SSK trang 154, nhắc nhở nội qui, hướng dẫn sử dụng dụng cụ, hoá chất cơ bản HS thí nghiệm 1: Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin -Lấy 1 thìa lưu huỳnh, parafin mỗi chất vào một ông nghiệm -Cho nước vào cốc thuỷ tinh (3 cm), để cốc trên lưới amiăng trên giá, đốt đèn cồn -Để 2 ống nghiệm có S và parafin vào cốc thuỷ tinh rồi đung nóng cốc, cắm nhiệt kế vào cốc. - Gv hướng dẫn thao tác theo thứ tự công việc. - Hs thực hiện theo hướng dẫn, đại diện nhóm làm thí nghiệm, q/sát h/tượng, ghi lại kết quả, n/xét vào giấy nháp. *Quan sát hiện tượng, ghi nhiệt độ khi parafin bắt đàu nóng chảy, khi nước sôi, khi đó S có nóng chảy không? -Khi nước sôi dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm đun trên đèn cồn cho đến khi S nóng chảy, cho nhiệt kế vào S chảy lỏng, ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế " xác định (to nóng chảy của S) 2. Thí nghiệm 2: tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp GV - Hướng dẫn cho Hs làm thí nghiệm, cho biết dụng cụ cần sử dụng hoá chất, cách tiến hành; hướng dẫn Hs quan sát hiện tương, nhận xét nước muối đã lọc và chưa lọc HS - Cho vào ống nghiệm (hoặc cốc thuỷ tinh) 3g muối ănvà cát, rót vào đó 5 ml nước sạch, hoà cho tan hết. - Lọc nước muối bằng phễu có giấy lọc - Đun nóng phần nước muối đã lọc trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi nước bốc hơi hết. -Hs quan sát, nhận xét, ghi lại kết quả. * Quan sát chất rắn thu được trong ống ngiệm với muối ăn ban đầu. - Các nhóm làm báo cáo thực hành theo mẫu: II/ Tiến hành thí nghiệm 1.Thí nghiệm 1: Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin 2. Thí nghiệm 2: tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp HS Báo cáo thực hành theo mẫu. Stt Tên thí nghiệm Cách làm Hiện tượng Nhận xét – PTHH 1 2 Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp - Lấy một ít mỗi chất vào 2 ống nghiệm. Đặt đứng 2 ống nghịêm và nhiệt kế vào 1 cốc nước. Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. - Bỏ hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước, khuấy đều. Đổ từ từ theo đũa thuỷ tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy phần nước lọc vào cốc. Đổ phần nước lọc vào ống nghiệm. Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết. ………………… ………………… ………………… …………………. ………………… ………………… ………………… …………………. ………………… ………………… ………………… …………………. ………………… …………………. ………………… …………………. ………………… ………………… ………………….. ………………… …………………… ………………… ………………….. ………………… …………………… ………………… ………………….. ………………… …………………… ………………… ………………….. ………………… …………………… ………………… * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(7’) - Tổng kết. - Rửa thí nghiệm, sắp xếp lại hoá chất, vệ sinh bàn thí nghiệm. - Các nhóm làm báo cáo thực hành theo mẫu. - Gv nhận xét buổi thực hành - Hướng dẫn. - Đọc bài mới - Làm bài tập 1, 2. ................................................................................. Ngày soạn : 30/8/2010. Ngày giảng: 8A…/9/2010. : 8B: 01/9/2010 8C: …/9/2010 Tiết 5. bài 4. nguyên tử. I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Biết được: Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron(e) mang điện tích âm. - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. - Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyên động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp. - Trong nguyên tử , số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. 2. Kĩ năng: Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể(H, C, Cl, Na). 3.Thái độ. Giáo dục ý thức yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ nguyên tử hidro, oxi. III.Phương pháp. Phương pháp nêu giải quyết vấn đề. IV. Tổ chức giờ học. * Khởi động/mở bài. (5’) * Kiểm tra. Cho ví dụ về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo? Chất hoặc vật liệu nào tạo nên các vật thể đó? * Hoạt động 1. (10’)Tìm hiểu nguyên tử là gì? - Mục tiêu : Biết được: Các chất đều được tạo nên từ nguyên tử. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron(e) mang điện tích âm. - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. - Trong nguyên tử , số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. - ĐDDH: Sơ đồ nguyên tử hidro, oxi. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV giới thiệu các chất tạo nên nguyên tử - Yêu cầu Hs đọc SGK " nhận xét về nguyên tử. - Hs đọc SGK phần đọc thêm và đọc phần: ngtử là gì? - Gv cho Hs quan sát sơ đồ nguyên tử hidro - Yêu cầu Hs nhớ lại kiến thức từ vật lý lớp 8. cho biết nguyên tử có cấu tạo như thế nào? - Hs quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi - Gv chốt ý: Nguyên tử trung hoà về điện " số điện tích âm và điện tích dương như thế nào? Lưu ý: electron kí hiệu: e, điện tích: -1,602.10-19, m = 9,1095.10-28 (g). I/ Nguyên tử là gì? *Kết luận: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo nên các chất - Nguyên tử gồm: + Hạt nhân mang điện tích dương + Vỏ gồm các e mang điện tích âm. * Hoạt động 2. (15’)Tìm hiểu hạt nhân nguyên tử. - Mục tiêu : Biết được: - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. Trong nguyên tử , số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. - ĐDDH: Sơ đồ nguyên tử hidro, oxi. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Gv yêu cầu đọc SGK, thảo luận theo nhóm các nội dung sau: + Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi những loại hạt nào? Ký hiệu, điện tích khối lượng của từng loại? + Trong nguyên tử, số p và số e liên quan với nhau như thế nào? Tại sao? + Khối lượng nguyên tử phụ thuộc vào những loại hạt nào? Tại sao? - Đọc < ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm, đại diện nhóm phát biểu " nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Gv nhận xét, chốt ý Lưu ý: điện tích hạt nhân là điện tích của p Các nguyên tử cùng loại có cùng điện tích hạt nhân II/ Hạt nhân nguyên tử. *Kết luận: -Hạt nhân nguyên tử gồm: + Proton (p): điện tích dương + Nơtron (n): không mang điện tích -Từ điện tích hạt nhân " số p " số e -Khối lượng nguyên tử phụ thuộc vào khối lượng hạt nhân * Hoạt động 3. (10’)Tìm hiểu lớp electron. - Mục tiêu : Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể(H, C, Cl, Na). - ĐDDH: Sơ đồ nguyên tử hidro, oxi. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Yêu cầu Hs đọc SGK trang 14, q/s hình trả lời câu hỏi: + Em có nx gì về sự chuyển động và sắp xếp của e? + Nhìn vào sơ đồ em hãy cho biết những ý gì về mỗi nguyên tử Na? - Đọc <, quan sát hình vẽ, trả lời câu hỏi. + Gv nhận xét chốt ý: lưu ý số e lớp ngoài cùng III/ Lớp electron Trong ntử, electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Mỗi n/tử có một số electron nhất định. * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(7’) - Tổng kết. Học sinh đọc kết luận cuối bài Làm bài 1, 2, 3. - Hướng dẫn học Học bài theo kết luận, làm bài 2, 4, 5 (trang 15, 16 SGK) Đọc bài nguyên tố hoá học, làm bài tập 1, 2, 4 ( trang 20). ................................................................................. Ngày soạn : 01/9/2010. Ngày giảng: 8A: .../9/2010. 8B: .../9/2010. 8C: .../9/2010. Tiết 6-7. nguyên tố hoá học I/ Mục tiêu. 1. Kiến thức: Khái niệm về nguyên tố hoá học. Biểu diễn kí hiệu hoá học của nguyên tử hoá học, ý nghĩa của nó. Tái hiện được khái niệm nguyên tử khối, biết cách tính tỉ lệ về khối lượng của nguyên tố này so với nguyên tố khác. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết KHHH của nguyên tố, tính tỉ lệ về khối lượng nguyên tố này so với nguyên tố khác. Dựa vào nguyên tử khối " xác định nguyên tố và ngược lại. II. Đồ dùng dạy học: Bảng kí hiệu hoá học một số nguyên tố thường gặp trang 42 SGK. Tỉ lệ % về khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. III.Phương pháp. Phương pháp nêu giải quyết vấn đề. IV. Tổ chức giờ học. * Khởi động/mở bài. (5’) - Cách tiến hành. - Kiểm tra. Nguyên tử là gì? Cấu tạo bởi những loại hạt nào? Nhìn vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử Mg em biết những gì? * Hoạt động 1. (20’)Tìm hiểu nguyên tố hoá học là gì? - Mục tiêu : Khái niệm về nguyên tố hoá học. Biểu diễn kí hiệu hoá học của nguyên tử hoá học, ý nghĩa của nó. - ĐDDH: Bảng kí hiệu hoá học một số nguyên tố thường gặp trang 42 SGK - Cách tiếb hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Gv giới thiệu nguyên tố hoá học, yêu cầu HS cho biết khái niệm về nguyên tố hoá học? (đọc định nghĩa SGK). - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng p trong hạt nhân. ? Số nào là số đặc trưng cho một nguyên tố hoá học? -Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. -Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có tính chất như thế nào? (khối lượng, hình dạng, kích thước, tính chất) -Yêu cầu Hs làm bài 1 Thảo luận nhóm điền vào bảng Nguyên tử Số p Số n Số e 1 19 20 2 20 20 3 19 21 4 17 18 5 17 19 - Hs trả lời, biểu diễn - Yêu cầu Hs đọc < SGK trang 17 phần 2 cho biết dùng kí hiệu hoá học để làm gì? biểu diễn như thế nào? Một KHHH cho biết nội dung gì? - Đọc <, trả lời câu hỏi. - Gv cho Hs qs bảng 1 số nguyên tố thường gặp, y/cầu Hs biểu diễn KHHH của: sắt, kẽm, nitơ. Biểu diễn 5 nguyên tử sắt, 2 nguyên tử đồng, 4 nguyên tử nitơ. I/ Nguyên tố hoá học là gì? 1.Định nghĩa - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng p trong hạt nhân. 2.Kí hiệu hoá học - Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái Ví dụ: + Canxi: Ca + Cacbon: C + Nhôm: Al - Mỗi kí hiệu hoá học biểu diễn một nguyên tố, chỉ một nguyên tử nguyên tố. * Hoạt động 2. (15’)Tìm hiểu có bao nhiêu nguyên tố hoá học. - Mục tiêu : Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một nguyên số nguyên tốcụ thể. - ĐDDH:Tỉ lệ % về khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Y/c HS đọc<SGK cho biết: + Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? Nguyên tố nào chiếm tỉ lệ lớn nhất về thành phần % khối lượng trong vỏ trái đất (hình 17, 18). - HS đọc < SGK - Gv giới thiệu các nguyên tố tự nhiên, nhân tạo, thành phần mỗi loại. II/ Có bao nhiêu nguyên tố hoá học. - Có hơn 110 nguyên tố trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo. Giảng ngày:8A:...../9/2010. 8B:...../9/2010. 8C:...../9/2010. Tiết 7. nguyên tố hoá học (Tiếp theo) * Hoạt động 1. (35’)Tìm hiểu nguyên tử khối. - Mục tiêu : Tái hiện được khái niệm nguyên tử khối, biết cách tính tỉ lệ về khối lượng của nguyên tố này so với nguyên tố khác. - Cách tiến hành. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gv yêu cầu Hs đọc < SGK trang 18, cho biết: - Đọc SGK + 1 nguyên tử C có khối lượng tính bằng g là bao nhiêu? - Trả lời câu hỏi + 1 đvC có khối lượng bằng bao nhiêu khối lượng của nguyên tử C? - Kết luận:1 đvC = 1/12 khối lượng nguyên tử C. mC = 1,9926 . 10-23 g. + Viết Ca = 40, Mg = 24 có nghĩa như thế nào? + So sánh nguyên tử Mg, Ca, Cu nặng hay nhẹ hơn nguyên tử O bao nhiêu lần? - Gv chỉnh lý, giảng giải - Nguyên tử khối là gì? Cho biết nguyên tử khối của Al, Zn, Ca. - Nguyên tử khối cho biết những gì? III/ Nguyên tử khối - Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đvC. - Mỗi ngtố có nguyên tử khối riêng biệt. * Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà.(7’) - Tổng kết. - Học sinh làm bài tập 5, 6 (20), 8 SGK - Đọc kết luận trang 19 - Hướng dẫn học - Làm bài tập 7, bài 1.42 - Đọc bài 7, làm bài 1, 2, 3. --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn :05/9/2010. Ngày giảng: 8A…/9/2010 : 8B…/9/2010 8C: …/9/2010 Tiết 8. đơn chất – hợp chất – phân tử I/ Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Tái hiện lại được khái niệm đơn chất, hợp chất. Phân biệt được đơn chất kim loại và phi kim về tính chất vật lý. Biết được mẫu chất gồm các nguyên tử liên kết với nhau theo thứ tự. 2.Kỹ năng: Sử dụng SGK tìm hiểu kiến thức, Sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác. 3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ 1.10 " 1.13 phóng to III.Phương pháp. Phương pháp nêu giải quyết vấn đề.

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 hay(1).doc
Giáo án liên quan