A. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
- Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
Kỹ năng
- Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
173 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 bài học bài mở đầu môn hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2011
Tiết 1 Mở đầu môn hóa học
A. Mục tiêu
Kiến thức
- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
- Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?
Kỹ năng
- Khi học tập môn hoá học, cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
- Học tốt môn hoá học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học (các ngành dầu khí, gang thép, xi măng, cao su …).
* Dụng cụ: giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ.
* Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, dd axit HCl, đinh sắt (hay miếng kẽm).
C. hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
- Làm quen với HS.
- Chia nhóm học tập bộ môn.
2. Bài mới
GV: Hóa học là môn học mới năm nay các em mới làm quen. Vậy hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta ? Cần làm gì để có thái độ học hóa học tốt hơn ?
Hoạt động 1 Hóa học là gì ?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu HS kiểm tra hóa chất, dụng cụ.
GV làm thí nghiệm hướng dẫn HS quan sát.
? Hãy nêu nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm ?
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV chuyển ý: hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi, ứng dụng các chất. Vậy hóa học có vai trò như thế nào?
1. Thí nghiệm: SGK
2. Quan sát
HS các nhóm theo dõi GV làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng.
HS các nhóm báo cáo kết quả quan sát được.
Thí nghiệm 1: Tạo chất mới không tan trong nước.
Thí nghiệm 2: Tạo chất sủi bọt trong chất lỏng
3. Nhận xét: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2 Hóa học có vai trò như thế nào
trong cuộc sống chúng ta?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu các nhóm trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV treo tranh ảnh, yêu cầu HS nghiên cứu tranh nói về vai trò to lớn của hóa học.
GV đưa thêm thông tin về ứng dụng của hóa học trong sinh hoạt, sản xuất, y học...
? Em hãy nêu vai trò của hóa học trong đời sống?
GVchuyển ý: hóa học có vai trò như vậy, làm thế nào để học tốt môn hóa ?
HS trả lời:
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Nhờ có hóa học con người đã tạo nên được các chất có những tính chất theo ý muốn.
VD: Thuốc chữa bệnh …. trừ sâu …
Hoạt động 3 Các em cần phải làm gì
để học tốt môn hóa học?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV hướng dẫn HS đọc SGK mục 3. Nêu câu hỏi:
? Quan sát thí nghiệm, các hiện tượng trong cuộc sống, trong thiên nhiên nhằm mục đích gì?
? Sau khi quan sát nắm bắt thông tin cần phải làm gì?
? Vậy phương pháp học tốt môn hóa tốt nhất là gì?
GV bổ sung cho đầy đủ.
GV hệ thống lại nội dung toàn bài.
1. Các thông tin cần thực hiện:
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Vận dụng
- Ghi nhớ
2. Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
HS trả lời
- Biết làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng, nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
3. Kiểm tra, đánh giá: GV yêu cầu 2 HS hệ thống lại kiến thức bài học.
4. Hướng dẫn chuẩn bị bài: Chuẩn bị trước bài 2 SGK
Ngày soạn: 25/8/2011
Chương I: chất – nguyên tử - phân tử
Tiết 2 Chất
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất)
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.
* Trọng tâm
- Tính chất của chất.
- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp.
B. Chuẩn bị
Giáo viên:
* Dụng cụ: Dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của S, dụng cụ thử tính dẫn điện.
* Hóa chất: Một số mẫu hóa chất: S, P, Cu, Al, ít đường, ít muối.
C. hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
? Hoá học nghiên cứu gì? có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
3. Bài mới
GV: Ta biết hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi về chất, ứng dụng của chất. Vậy chất có ở đâu? mang tính chất gì? Trong bài này chúng ta cùng nghiên cứu.
Hoạt động 1 Chất có ở đâu ?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
? Quan sát thực tế em hãy kể những vật cụ thể xung quanh?
? Những vật thể cây cỏ, sông suối… khác với đồ dùng, sách vở, quần áo ở những điểm nào?
? Vậy có 2 loại vật thể?
GV: Thông báo về thành phần của một số vật thể tự nhiên.
? Các vật thể được làm từ vật liệu nào?
GV chỉ ra: Nhôm, chất dẻo, thủy tinh là chất còn gỗ, thép là hỗn hợp một số chất.
GV: Tổng kết thành sơ đồ
? Vậy chất có ở đâu?
HS: Quan sát hình vẽ trong SGK.
HS thảo luận nêu ý kiến.
Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo
- Gồm có một số - Được làm từ vật liệu
chất khác nhau - Mọi vật liệu đều làm
từ chất hay hỗn hợp
các chất
- ở đâu có vật thể nơi đó có chất.
Hoạt động 2 Tính chất của chất
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu HS quan sát ống đựng H2O, mẩu P đỏ, ít bột S, mẫu Cu, mẫu Al.
? Các chất trên tồn tại ở trạng thái nào, màu sắc , mùi, vị ra sao? chất nào có tính ánh kim ?
GV làm thí nghiệm:
- Đun nước cất sôi rồi đo nhiệt độ.
- Nung S nóng chảy rồi đo nhiệt độ.
? Bằng dụng cụ đo ta biết được tính chất nào của chất? (nhiệt độ sôi, tnc)
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm hòa tan đường, bột nhôm vào nước.
? Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét?
? Vậy biết được tính chất nào?
GV làm thí nghiệm thử tính dẫn điện của nhôm.
GV giới thiệu về tính chất vật lý.
GV: Tính chất hóa học phải làm thí nghiệm mới thấy.
? Các chất khác nhau có tính chất giống nhau không?
? Em hãy phân biệt đường và muối?
GV: Mặc dù có một số điểm chung nhưng mỗi chất có những tính chất riêng khác biệt với chất khác nên có thể phân biệt được 2 chất.
GV nêu ví dụ: axit làm bỏng da → vậy biết tính chất này giúp chúng ta điều gì?
? Hãy nêu tác dụng của một số chất trong đời sống.
? Vậy biết tính chất của chất có lợi ích gì?
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định
HS hoàn thành phiếu học tập
Tính chất
Chất
Trạng thái
màu sắc
ánh kim
Nước
lỏng
không
không
P đỏ
rắn
đỏ
không
Bột S
rắn
vàng
không
Mẫu Cu
rắn
đỏ
có
Mẫu Al
rắn
trắng
có
HS: Làm thí nghiệm
- Hòa tan 1 ít đường vào nước.
- Hòa tan 1 ít bột nhôm vào nước.
HS quan sát, nêu hiện tượng
- Tính chất vật lý: trạng thái, màu sắc, mùi, vị, tính tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt …
- Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất thành chất mới.
- Để biết được tính chất của chất ta cần:
+ Quan sát
+ Dùng dụng cụ đo.
+ Làm thí nghiệm.
Kết luận: Mỗi chất có những tính chất nhất định
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì?
- Giúp nhận biết được chất
- Biết cách sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống.
4. Kiểm tra, đánh giá
? Nêu những tính chất gọi là tính chất vật lý của chất.
- Làm bài tập 3 sgk trang 11.
- Làm bài tập 5 sgk trang 11.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- BTVN số 1, 2, 4 sgk trang 11.
Ngày soạn: 28/8/2011
Tiết 3 Chất (tiếp)
a. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất (chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất).
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
Kĩ năng
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
* Trọng tâm
- Tính chất của chất.
- Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp.
b. Chuẩn bị
Giáo viên
* Hóa chất: Mẫu chất S, chai nước khoáng, 5 ống nước cất, hỗn hợp bột sắt - lưu huỳnh, một ít muối tinh, một ít đường.
* Dụng cụ: Nam châm, đèn cồn, diêm, môi và đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, dụng cụ đun nóng hỗn hợp nước muối.
c. hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS1. Chất có ở đâu?
HS2. Hãy nêu những biểu hiện là tính chất vật lý của chất ?
HS3. Những biểu hiện nào thuộc tính chất hóa học ?
3. Bài mới
Hoạt động 3 Chất tinh khiết
1) Hỗn hợp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và ống nước cất.
? Hãy nêu những điểm giống nhau của nước khoáng và nước cất mà em quan sát được?
GV: Nước khoáng trong thành phần còn có lẫn một số chất khoáng hòa tan → gọi nước khoáng là hỗn hợp.
- Nước biển… cũng là hỗn hợp.
? Vậy hỗn hợp là gì?
? Có các chất khác nhau làm thế nào để có được hỗn hợp?
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau gọi là hỗn hợp. Hỗn hợp có tính chất thay đổi.
b, Chất tinh khiết
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV: Mô tả quá trình chưng cất nước tự nhiên, đưa ra thông số khi tiến hành đo t0 sôi, t0 nóng chảy… của nước cất.
GV khẳng định: Nước cất là chất tinh khiết.
? Vậy những chất thế nào mới có những tính chất nhất định?
- Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định (không có lẫn chất nào khác).
Hoạt động 4 Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV chia lớp thành 4 nhóm.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm:
- Hòa tan muối ăn vào nước rồi cô cạn dung dịch.
GV nhận xét và bổ sung, chốt kiến thức.
- Bằng cách chưng cất tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
- Ngoài ra còn dựa vào các tính chất khác nhau để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
GV hướng dẫn HS nêu kết luận.
TN1: Hình 15 .a,b,c
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo nhận xét của nhóm về các hiện tượng xảy ra.
TN2: Dùng nam châm hút mạt sắt ra khỏi hỗn hợp sắt - lưu huỳnh.
Kết luận:
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
4. Kiểm tra, đánh giá
- Làm bài tập 7 trang 11 sgk.
- Làm bài tập số 8 trang 11 sgk.
- Đọc và chuẩn bị bài thực hành số 1.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- BTVN số 6 sgk trang 11.
- Bài tập SBT.
Ngày soạn: 04/9/2011
Tiết 4 Bài thực hành
Tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.
+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
* Trọng tâm
- Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm.
- Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất.
- Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Mỗi nhóm bộ thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm 1 và 2 SGK
* Dụng cụ: 2 cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, nhiệt kế, đèn cồn, phễu, giấy lọc, 2 kẹp gỗ, cặp ống nghiệm, 3 ống nghiệm.
* Hóa chất: Parafin, lưu huỳnh.
Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
C. hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Dựa vào đâu người ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp?
3. Bài mới
Hoạt động 1 Làm quen với nội quy trong phòng thí
nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV trình bày một số dụng cụ cần thiết yêu cầu HS quan sát, nhận biết.
GV nêu cách sử dụng các dụng cụ đó.
GV giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng hóa chất (trang 154 sgk)
⇒ Em hãy rút ra những điểm cần lưu ý khi sử dụng hoá chất ?
GV kết luận vấn đề.
HS quan sát tranh hình trang 155 sgk đối chiếu với một số dụng cụ giáo viên đã chuẩn bị gọi tên các dụng cụ đó.
HS đọc, ghi nhớ các thông tin
Cách sử dụng hoá chất:
- Không được dùng tay trực tiếp cầm hoá chất.
- Không đổ hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).
- Không đổ hoá chất còn thừa trở lại lọ, bình chứa ban đầu.
- Không dùng hoá chất khi không rõ là hoá chất gì.
- Không được nếm hoặc ngửi hoá chất.
Hoạt động 2 Thí nghiệm 1: Sự nóng chảy của parafin
và lưu huỳnh.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV nêu các hoạt động trong một bài thực hành. Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.
* Thí nghiệm 1: SGK
GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi 1 trong mục II.
GV: Nhiệt độ nóng chảy của parafin (420C) và lưu huỳnh (1130C) là không giống nhau.
HS tiến hành thí nghiệm.
HS báo cáo kết quả thí nghiệm
- Hiện tượng: Khi nước sôi parafin đã nóng chảy còn lưu huỳnh chưa nóng chảy.
- Nhận xét: Vậy lưu huỳnh nóng chảy ở trên 100oC.
⇒ Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Hoạt động 2 Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp
muối và cát.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm, phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm.
* Thí nghiệm 2: SGK
GV: Cô cạn dung dịch trong suốt - so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu?
HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi 2 ở mục II.
HS quan sát nhận xét hiện tượng:
- Khi hòa hỗn hợp muối ăn và cát vào nước và lọc ta thấy cát không tan nên nằm ở trên giấy lọc.
- Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dung dịch trong suốt. Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc.
- Khi đun nóng nước bay hơi còn lại muối ăn.
HS quan sát nhận xét được:
- Chất rắn thu được là muối sạch (tinh khiết) không còn lẫn cát.
4. Kiểm tra đánh giá
GV đánh giá thao tác thực hành của từng nhóm.
GV hướng dẫn HS hoàn thành tường trình thí nghiệm theo mẫu cho trước và chấm điểm tường trình.
TT
Mục đích thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
Ghi chú
HS vệ sinh phòng, rửa dụng cụ thực hành.
5. Hướng dẫn học bài
- HS về nhà xem lại bài.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 4.
Ngày soạn: 06/9/2011
Tiết 5 Nguyên tử
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được:
- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.
- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.
- Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.
- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.
(Chưa có khái niệm phân lớp electron, tên các lớp K, L, M, N)
Kĩ năng
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
* Trọng tâm
- Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electrron
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron
- Trong nguyên tử các electron chuyển động theo các lớp.
B. Chuẩn bị
* Giáo viên: Sơ đồ minh họa thành phần cấu tạo 3 nguyên tử H, O, C, Cl, Na.
Phiếu học tập.
* Học sinh: Xem lại phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
C. Hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
GV: Ta biết mọi vật thể đều được tạo ra từ chất này hoặc chất khác. Thế còn chất tạo ra từ đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu và khoa học đã trả lời thông qua bài học này.
Hoạt động 1 Nguyên tử là gì
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV: Mọi vật thể xung quanh chúng ta được tạo ra từ đâu?
GV sử dụng câu hỏi: các chất được tạo ra từ đâu? để gợi mở cho HS tìm hiểu mục 1.
GV: Vậy nguyên tử là gì?
HS đọc phần thông tin 1, bài đọc thêm trả lời:
- Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ,trung hoà về điện gọi là nguyên tử
1. Nguyên tử là gì?
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, trung hòa về điện, từ đó tạo ra mọi chất.
2. Cấu tạo nguyên tử
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương.
+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.
* Electron
+ Kí hiệu: e + Điện tích: 1-
+ Khối lượng: 9,1095.10 - 28g
Hoạt động 2 Hạt nhân nguyên tử
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu HS tìm thông tin, thảo luận nhóm.
* Nhóm 1, 2, 3:
? Hạt nhân cấu tạo gồm những thành phần nào? Trong hạt nhân thành phần nào mang điện tích dương? Những nguyên tử cùng loại có đặc điểm gì?
? Nhờ đâu mà nguyên tử trung hòa về điện?
* Nhóm 4, 5, 6:
- Hãy so sánh khối lượng của một hạt e với khối lượng của một hạt p , và khối lượng của một hạt n ?
? Muốn tính khối lượng của nguyên tử ta làm cách nào? Vì sao?
GV:
- Vì e có khối lượng rất bé nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử = mp + mn.
- Số khối (A) của một nguyên tử = tổng số hạt p + tổng số hạt n.
HS đọc thông tin mục 2, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và nơtron, proton mang điện tích dương, nơtron không mang điện.
* Hạt proton
+ Kí hiệu: p + Điện tích: 1+
- Khối lượng: 1,6726.10 -24g
* Hạt nơtron
- Kí hiệu: n
- Điện tích: Không mang điện
- Khối lượng: 1,6748.10 -24g
+ Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân (tức có cùng điện tích hạt nhân) là những nguyên tử cùng loại.
+ Trong mỗi nguyên tử luôn có số p = số e → số điện tích âm = số điện tích dương ⇒ nguyên tử luôn trung hoà về điện.
+ p và n có cùng khối lượng
+ e có khối lượng rất bé (= 0,0005 lần mp)
+ m nguyên tử ằ m hạt nhân
Hoạt động 3 Lớp electron
Hoạt động dạy
Hoạt động học
? Trong nguyên tử lớp e chuyển động như thế nào? (Lớp hình cầu)
GV giới thiệu sơ đồ nguyên tử oxi (Số e, số lớp e, số e lớp ngoài)
GV: cho HS làm bài tập 2/15.
GV hướng dẫn cho HS quan sát sơ đồ minh họa các nguyên tử và nhận xét về số p trong hạt nhân và số e trong nguyên tử, số lớp electron.
GV chỉ ra số e lớp ngoài cùng, nhắc HS lưu ý số e này.
HS làm bài tập 1 điền số thích hợp vào ô trống (Mẫu T15 SGK) với các nguyên tử: hiđro, magie, nitơ, canxi.
GV ? Hãy nhận xét số e ở lớp 1, lớp 2 là bao nhiêu?
BT 2: Hãy điền vào ô trống ở bảng sau:
Nguyên
tử
Số
p
Số
e
Số
lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Nhôm
Cacbon
Silic
Heli
GV: Số e lớp ngoài cùng có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ e lớp ngoài cùng các nguyên tử có thể liên kết với nhau.
- Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số e nhất định.
+ e bắt đầu chiếm từ lớp 1, rồi đến lớp 2, lớp 3…., lớp ngoài cùng.
+ Lớp 1 nhận tối đa 2e
Lớp 2, 3… nhận tối đa 8e.
Ví dụ : Nguyên tử oxi có 8e, sắp xếp thành 2 lớp. Lớp 1 có 2 electron, lớp ngoài có 6 electron.
Đáp án
Nguyên tử
Số
p
Số
e
Số
lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Nhôm
13
13
3
3
Cacbon
6
6
2
4
Silic
14
14
3
4
He li
2
2
1
2
- Nguyên tử có thể lên kết được với nhau nhờ e lớp ngoài cùng.
4. Kiểm tra, đánh giá - luyện tập:
1. Hạt nhân Proton (p, +)
Nguyên tử Nơtron ( n, không mang điện)
Vỏ nguyên tử gồm các electron (e, -)
2. Số khối nguyên tử của một nguyên tố bằng 35, trong đó số p là 17. Hãy tính số hạt n và số hạt e trong nguyên tử của các nguyên tố đó?
5. Hướng dẫn học bài
Đọc và chuẩn bị bài nguyên tố hóa học.
Ngày soạn: 10/9/2011
Tiết 6 Nguyên tố hóa học
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được
- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
- Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
Kĩ năng
- Cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học và đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học.
* Trọng tâm
- Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học.
B. Chuẩn bị
Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, luyện tập.
Bảng một số nguyên tố hóa học trang 42 sgk.
C. hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1. Nguyên tử là gì ? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ?
áp dụng: Hãy cho biết số e, p của 1 nguyên tử biết số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử này là 12?
Câu 2. Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử ? Vì sao nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau ?
Câu 3. Gọi HS chữa bài tập 1, 2 SGK.
3. Bài mới
Hoạt động 1 Nguyên tố hoá học là gì?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong sgk nêu khái niệm về nguyên tố hóa học.
GV giới thiệu một số loại nguyên tử (H, O, X, Y... ) và hướng dẫn HS biết những nguyên tử có số p = nhau thuộc về cùng một nguyên tố (X là H và Y là O...).
GV: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học có tính chất hoá học như nhau.
Bài tập 1: a. Hãy điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
Nguyên tử 2
20
20
Nguyên tử 3
19
21
Nguyên tử 4
17
18
Nguyên tử 5
17
20
b. Trong 5 cặp nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học? Vì sao?
c. Tra bảng trang 42 để biết tên các nguyên tố.
GV tổ chức cho HS nhận xét sửa sai.
GV giới thiệu cách viết kí hiệu hóa học.
GV: Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
.Ví dụ : Viết
H : Chỉ một nguyên tử hiđrô
Fe: Chỉ một nguyên tử sắt.
Nếu viết 2Fe chỉ 2 nguyên tử sắt.
- Kí hiệu hoá học được qui định thống nhất trên toàn thế giới
GV treo bảng 1 trang 42 sgk hướng dẫn HS tập viết KHHH các nguyên tố.
HS đọc định nghĩa
1. Định nghĩa Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
- Số p là số đặc trưng cho nguyên tố hóa học.
HS hoàn thành bài tập
Số p
Số n
Số e
Nguyên tử 1
19
20
19
Nguyên tử 2
20
20
20
Nguyên tử 3
19
21
19
Nguyên tử 4
17
18
17
Nguyên tử 5
17
20
17
- Các nguyên tử 1 và 3; 4 và 5 thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
2. Kí hiệu hoá học
- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học.
- Cách viết kí hiệu hoá học:
Ví dụ: Kí hiệu của nguyên tố can xi là Ca.
Kí hiệu ……….. nhôm là Al.
HS tập viết kí hiệu của một số nguyên tố hoá học: oxi, sắt, bạc, kẽm, magie, natri, bari.
* Hoạt động 2 Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ?
GV yêu cầu HS tự đọc thêm.
4. Kiểm tra đánh giá
Bài tập 1: (HS làm vào vở)
Hãy cho biết trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai:
a. Tất cả các nguyên tử có số nơtron bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
b. Tất cả những nguyên tử có số proton như nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
c. Trong hạt nhân nguyên tử: số p luôn bằng số n.
d. Trong một nguyên tử, số p luôn bằng số e vì vậy nguyên tử trung hoà về điện.
(Câu đúng: b,d Câu sai: a,c )
Bài tập 2: Làm bài tập 3 sgk.
- GV yêu cầu HS đọc bài đọc thêm trang 21 sgk.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- HS về nhà học bài, làm các bài tập 1, 2, 8/20.
Ngày soạn: 13/9/2011
Tiết 7 Nguyên tố hoá học (tiết 2)
A. Mục tiêu
Kiến thức
Biết được:
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Biết được mỗi đơn vị cac bon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon.
- Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Biết NTK, sẽ xác định được nguyên tố nào.
Kĩ năng
- Biết sử dụng bảng 1(42) để:
+ Tìm kí hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố.
+ Biết NTK, hoặc biết số proton thì xác định được tên hoặc kí hiệu nguyên tố.
- Cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học và đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học.
- So sánh khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố.
- Tính ra gam của một số nguyên tử khi biết nguyên tử khối của C và khối lượng tính ra gam của một nguyên tử C.
* Trọng tâm
- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.
B. Chuẩn bị: Bảng 1(42)
C. Hoạt động dạy - học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ + chữa BT
Câu 1: Định nghĩa nguyên tố hoá học ? Viết kí hiệu hoá học của những nguyên tố sau: nhôm , can xi, kẽm, ma gie, bạc, sắt, đồng, phôt pho, clo.
Câu 2. Gọi 2 HS chữa bài tập 1, 3 sgk.
3. Bài mới
* Hoạt động 1 Nguyên tử khối
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV: Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ.
- Quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị các bon. Viết tắt đvC (hay u).
- Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất?
- Nguyên tử C, nguyên tử O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H.
GV: Các giá trị khối lượng này chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử, cho biết sự nặng, nhẹ giữa các nguyên tử.
đ Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
Vậy: Nguyên tử khối là gì?
GV hướng dẫn HS tra bảng (42) để biết nguyên tử khối của các nguyên tố.
Bài tập 1. Tính khối lượng ra gam của:
- một đơn vị cacbon (u) ?
- nguyên tử Mg biết Mg = 24 đvC ?
Bài tập 2. Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguy
File đính kèm:
- Giao an Hoa Hoc 8(14).doc