Bài giảng Tiết 1 bài học mở đầu môn học hóa học

* Kiến thức : - Biết Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích.

 - Biết Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức Hóa học và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 * Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng biết biết quan sát thí nghiệm .

 - Chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 - Làm việc tập thể.

B. CHUẨN BỊ:

 

doc101 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 bài học mở đầu môn học hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn :18/08/2008 TIẾT 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC A. MỤC TIÊU: * Kiến thức : - Biết Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Đó là một môn học quan trọng và bổ ích. - Biết Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức Hóa học và sử dụng chúng trong cuộc sống. * Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng biết biết quan sát thí nghiệm . - Chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. - Làm việc tập thể. B. CHUẨN BỊ: * Dụng cụ : Giá ống nghiệm, 3 ống nghiệm, kẹp, contơgút. * Hóa chất : Dung dịch (dd) CuS04, dd Na0H, dd HCl, đinh sắt. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG I : Giáo viên đặt vấn đề Hóa học là gì ? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ? Phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học ? Để trả lời câu hỏi hóa học là gì ? Các em hãy làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm. - GV biểu diễn thí nghiệm 1 : + Cho học sinh quan sát dd CuSO4 và dd NaOH, nhận xét - GV nhỏ từ từ NaOH (dd) dọc theo thành ống nghiệm. + Cho học sinh quan sát hiện tượng, nêu nhận xét. Tương tự với thí nghiệm 2 : Lưu ý học sinh cần buộc chỉ vào đinh sắt để tránh làm thủng đáy ống nghiệm Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm (sử dụng hóa cụ, lấy hóa chất, cách quan sát ...) Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về sự biến đổi của các chất trong từng thí nghiệm. Từ các thí nghiệm đã làm, các em hãy sơ bộ nhận xét Hóa học là gì ? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cho học sinh đọc SGK phần nhận xét một lần nữa. HOẠT ĐỘNG II : GV : Yêu cầu 1 HS đọc phần trả lời câu hỏi (trang 4 SGK) sau đó phân công nhóm 1,4 thực hiện câu a, nhóm 2, 5 thực hiện câu b, nhóm 3,6 thực hiện câu c. Các nhóm trả lời câu hỏi. Sau khi các nhóm trả lời. GV yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến. Cho học sinh đọc phần nhận xét II.2 trang 4 SGK. GV : Qua các nhận xét trên có kết luận gì về vai trò của hóa học trong cuộc sống chúng ta ? * HOẠT ĐỘNG III : GV : Để học môn Hóa học, các em cần thực hiện những công việc nào ? Sau đó GV yêu cầu HS đọc SGK phần III trang 5. GV giải thích và nhấn mạnh thêm * HOẠT ĐỘNG IV :GV cho HS học phần ghi nhớ và hướng dẫn HS về nhà làm việc sau: Mỗi nhóm mang theo một số vật thể : khúc mía, dây đồng, giấy nhôm , ít nhựa, lọ thủy tinh. I. Hóa học là gì ? 1. Thí nghiệm Các nhóm tiến hành làm từng thí nghiệm (TN) theo hướng dẫn. TN1 : dd CuSO4 + dd NaOH TN2 : dd HCl + Fe 2. Quan sát : TN1 : - CuSO4 có màu xanh lam, trong suốt. NaOH (dd) không màu, trong suốt. - có chất rắn xanh lam dọc thành ống nghiệm TN 2 : - Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng. 3. Nhận xét : Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ? Các nhóm thảo luận và trả lời: 1. Trả lời câu hỏi Câu a -nhóm 1, 4; Câu b - nhóm 2,5; Câu c - nhóm 3,6; 2. Nhận xét : Các nhóm trả lời và bổ sung (Như sgk) 3. Kết luận: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. HS đọc lại phần kết luận. III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn Hóa học ? 1/ Khi học tập môn hoá học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau: (sgk) 2/ phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ? (sgk) HS đọc SGK phần ghi nhớ. CHƯƠNG I : CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ TUẦN 1 Ngày soạn : 21/08/2008 TIẾT 2 CHẤT A. MỤC TIÊU: * Kiến thức : - Phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo), vật và chất. - Biết được đâu có vật thể là có chất. - Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hợp một số chất. - Mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định. * Kĩ năng : - Biết 3 cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm nhận ra tính chất của chất. - Biết được ứng dụng của mỗi chất tùy theo tính chất của chất. - Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất. * Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống. B. CHUẨN BỊ: * Dụng cụ học sinh tự chuẩn bị : Khúc mía, lọ thủy tinh, ly nhựa, giấy bao thuốc lá, sợi dây đồng ( đã bỏ lớp nhựa bao ngoài một phần) * Dụng cụ giáo viên chuẩn bị : Tấm kính, ống hút, đế đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ , dụng cụ thử tính dẫn điện.. * Hóa chất : Lưu huỳnh, rượu etylic, nước. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG I : Tổ chức tình huống Hàng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối, máy bơm ... và cả bầu khí quyển. Những vật thể này phải là chất không ? Chất và vật thể có gì khác nhau ? Chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay . Chất có ở đâu ? Các em hãy quan sát và kể tên những vật thể mà nhóm đã chuẩn bị ? Giáo viên bổ sung : người, động vật, cây cỏ, khí quyển ... là vật thể tự nhiên.Vật thể tự nhiên như cây mía gồm có những chất nào ? Vật thể nhân tạo (cái bàn, ly nhựa...) làm bằng vật liệu nào? Vật thể Tự nhiên gồm có một số chất Nhân tạo được làm ra từ vật liệu (đều là hất hay hỗn hợp một số chất GV dùng bảng ghi sẵn và thông tin cho HS, yêu cầu HS đọc. Chất có ở đâu ? * HOẠT ĐỘNG II : Hiện nay người ta đã biết hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng vẫn còn đang tiếp tục phát triển và điều chế thêm. Muốn tìm ra chất mới phải nghiên cứu về tính chất, dựa vào tính chất của các chất để phân biệt chất này với chất khác. Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất ? Người ta thường dùng các cách sau : - Quan sát. - Dùng dụng cụ đo. - Làm thí nghiệm. Quan sát chất lưu huỳnh, nhôm, nêu một số tính chất bề ngoài biết được của hai chất này ? Làm thế nào để ta biết nhiệt độ sôi của 1 chất ? . * Còn có một số tính chất muốn biết (tính tan trong nước, tính dẫn điện ...) ta phải làm thí nghiệm. * Về tính chất hóa học thì đều phải làm thí nghiệm mới biết được. * Với các chất khác nhau, em có nhận xét gì về tính chất của chúng ? Hướng dẫn các nhóm thực hiện bài tập 4, mỗi nhóm thực hiện với 1 chất theo bảng kẻ sẵn, chừa trống Biết tính chất của chất có lợi gì ? Quan sát lọ nước, lọ cồn 900 nêu tính chất khác nhau của hai chất này. Như vậy, biết tính chất của nước và rượu etylic (Cồn) có lợi gì cho chúng ta. Khi nắm được tính chất của các chất khác nhau thì có lợi gì cho con người chúng ta trong cuộc sống và sản xuất ? Cho học sinh nhóm 1,4 làm BT 1; 2.5 : BT 2 ; 3,6 : BT 3 * HOẠT ĐỘNG III : Vận dụng và hướng dẫn về nhà. - Học bài đã nghiên cứu. - Làm các bài tập đã giải ở lớp vào vở. Đồng thời làm thêm bài tập 6 - Đọc trước phần III để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp, nắm được cách tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách dựa vào tính chất vật lý. - Chuẩn bị cho tiết sau : Mỗi nhóm mang 1 chai nước khoáng có nhãn, 1 ống nước cất. I. Chất có ở đâu ? - Học sinh nhóm Thảo luận nhóm, phát biểu. - Học sinh suy nghĩ, trả lời. Chất có khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Làm bài tập số 3 trang 11 SGK. II. Tính chất của chất. 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định. Ví dụ : Tính chất vật lí... Tính chất hóa học... HS đọc SGK phần II.1 từ trạng thái ... tính chất hóa học (trang 8 SGK). - HS quan sát thảo luận, 2 HS ở 2 nhóm lên bảng ghi. - HS nhóm quan sát và trả lời. Đọc SGK phần dùng dụng cụ đo. - HS nhóm thử tính dẫn điện của lưu huỳnh, nhôm và trả lời. - HS nhóm thảo luận và làm bài tập 4 trang 12 SGK. Đại diện nhóm điền vào bảng. Các nhóm khác bổ sung. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - HS nhóm thảo luận trả lời : * Giúp nhận biết được chất. * Biết cách sử dụng các chất. * Biết ứng dụng chất thích hợp. HS nhóm làm bài tập 1,2 và 5 trang 12 SGK. TUẦN 2 Ngày soạn : 25/08/2008 TIẾT 3 CHẤT(tt) A. MỤC TIÊU: * Kiến thức : - Phân biệt được chất và hỗn hợp, một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác (chất tinh khiết ) mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không. - Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp, nước cất là chất tinh khiết. * Kĩ năng : - Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí (lắng, gạn, lọc, làm bay hơi ...). - Rèn kĩ năng quan sát, tìm hiện tượng qua hình vẽ. - Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hóa học cho chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp. B. CHUẨN BỊ : - Hình vẽ ( hình 1.4 trang 10, SGK): chưng cất nước tự nhiên. - Mỗi nhóm : chai nước khoáng Phú Ninh, ống nước cất, cốc thủy tinh, bình nước, chén sứ, đế đun, lưới, đèn cồn, đũa khuấy, muối ăn. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra: - Hãy nêu những biểu hiện được coi là tính chất của chất (lấy muối ăn làm thí dụ) ? Vì sao nói mỗi chất có tính chất nhất định ? - Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? Tổ chức tình huống dạy học : Bài học trước đã giúp ta phân biệt được chất, vật thể. Giúp ta biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Bài học hôm nay giúp chúng ta rõ hơn về chất tinh khiết và hỗn hợp. * HOẠT ĐỘNG II : - Hãy quan sát chai nước khoáng và ống nước cất, hãy nêu thành phần các chất có trong nước khoáng (trên nhãn của chai). - Nước khoáng là nguồn nước trong tự nhiên. Hãy kể các nguồn nước khác trong tự nhiên ? - Vì sao nước khoáng không được dùng để pha chế thuốc tiêm hay sử dụng trong phòng thí nghiệm ? - Nước tự nhiên là hỗn hợp : Hiểu thế nào là hỗn hợp ? GV : Nước sông, nước biển, nước suối... đều là những hỗn hợp, nhưng chúng đều có thành phần chung là nước. Có cách nào tách được nước ra khỏi nước tự nhiên không ? GV : Phải dùng phương pháp chưng cất nước (theo hình vẽ (hình 1.4). - Nước thu được sau khi cất gọi là nước cất. Nước cất là chất tinh khiết. Các em hiểu thế nào về chất tinh khiết ? - Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết ? - Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định ? * HOẠT ĐỘNG III : GV : Tách riêng từng chất trong hỗn hợp nhằm mục đích gì? Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp nước muối ta làm thế nào ? (GV có thể gợi ý cho học sinh muốn lấy muối ăn từ nước biển người ta làm thế nào ? ) GV : Giới thiệu dụng cụ, hướng dẫn cách thực hiện tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối. - Dựa vào tính chất nào của chất mà ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp ? * Hướng dẫn về nhà. - Ghi lại bài tập 7 vào vở và Làm bài tập 6,8 trang 11. HD BT 8 :Ta thấy Nitơ sôi ở -198oC còn oxi sôi ở -183oC. Như vậy 2 chất khí này có tính chất nào khác nhau ? Ta nên dựa vào tính chất khác nhau đó để tách riêng chúng. - Đọc trước nội dung bài thực hành: các bước thực hiện để xác định sự nóng chảy của Parafin và lưu huỳnh cũng như tách riêng từng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn. Đọc và trả lời các câu hỏi tường trình - 2 HS trả lời câu kiểm tra. - Các HS khác chú ý nghe để có ý kiến nhận xét. II. Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp : - HS nhóm 2 em trao đổi và phát biểu. - HS nhóm trao đổi và phát biểu. - HS đọc thêm ở SGK “cũng như nước khoáng ... hỗn hợp” (trang 9). Hỗn hợp : Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. 2. Chất tinh khiết (nguyên chất) : - HS chú ý quan sát hình vẽ theo hướng dẫn của GV. nước lỏng ® hơi nước, chuyển qua ống sinh hàn, ngưng tụ ® nước lỏng (goi là nước cất). - HS nhóm thảo luận, phát biểu. - Chất không có lẫn chất nào khác. - Chỉ chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. IV. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí. - HS tự suy nghĩ, phát biểu. - HS nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS nhóm thảo luận, phát biểu Vậy dựa vào nhiệt độ sôi ... ra khỏi hỗn hợp (cuối trang 11). - HS nhóm làm BT 7 trang 11/SGK. TUẦN 2 Ngày soạn : 29/09/2008 TIẾT 4 BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH NÓNG CHẢY CỦA CHẤT - TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP A. MỤC TIÊU : - HS làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Nắm được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất à thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chầt. - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. B. NỘI DUNG : 1. Làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Nội quy và quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. 2. Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin. 3. Tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn. C. CHUẨN BỊ : * Dụng cụ : 2 ống nghiệm, giá, nhiệt kế, 1 cốc thủy tinh 250 cc, 1 cốc thủy tinh 100cc, chén sứ, lưới thép, kính vuông, đèn cồn, phễu, giấy lọc, đũa thủy tinh, thìa lấy hóa chất rắn, bình nước, kiềng. * Hoá chất : Parafin, lưu huỳnh, muối ăn lẫn cát. NỘI DUNG GHI TRÊN BẢNG GIÁO VIÊN - HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG I : Một số quy tắc an toàn. - Cách sử dụng một số dụng cụ - hóa chất trong phòng thí nghiệm (SGK trang 154 - 155). * HOẠT ĐỘNG II : Tiến hành thí nghiệm. * Thí nghiệm 1 : Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin. Số 1 : Dùng thìa lấy hóa chất, lấy một ít lưu huỳnh vào ống nghiệm 1. Số 2 : Lấy một ít parafin vào ống nghiệm 2. Số 3 : Cho nước vào cốc thủy tinh (khoảng 3cm) để trên kiềng có lưới thép, đốt đèn cồn. Số 4 : Để hai ống nghiệm có lưu huỳnh và paratin vào rồi đun nóng cốc. Cho nhiệt kế vào cốc nước. Khi thấy một trong 2 chất chảy lỏng, đọc nhiệt độ khi chất đó chảy lỏng, ghi lại nhiệt độ. Quan sát trả lời câu hỏi : 1. Nhiệt độ nóng chảy của Parafin là bao nhiêu ? 2. Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ? 3. So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và của lưu huỳnh? * Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát Số 5 : Cho vào cốc (100cc) một ít hỗn hợp cát và muối ăn, cho nước vào, dùng đũa khuấy khuấy đều. Số 6 : Chuẩn bị thực hiện thao tác lọc (dùng phễu, giấy lọc) đổ từ từ hỗn hợp nêu trên qua phễu có giấy lọc . Quan sát chất còn lại trên giấy lọc. Số 7 : Thực hiện thao tác làm bay hơi phần chất lỏng qua giấy lọc. Quan sát nước lọc và trên giấy lọc. Trả lời câu hỏi : 1. Dung dịch trước khi lọc có màu như thế nào ? 2. Dung dịch sau khi lọc có màu như thế nào, trong đó có những chất nào ? 3. Chất nào còn lại trên giấy lọc ? 4. Lúc làm bay hơi hết nước, thu được chất nào ? * HOẠT ĐỘNG III : Cuối tiết thực hành. Số 1,2 : Đem các dung dịch đã sử dụng đi rửa (ống nghiệm rửa xong phải úp vào giá). Số 3,4 : Sắp xếp lại dụng cụ, hóa chất cho ngay ngắn. Còn lại : Làm vệ sinh bàn, phòng thí nghiệm. Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành và nộp. * HOẠT ĐỘNG IV : Hướng dẫn về nhà - Xem trước bài nguyên tử và trả lời câu hỏi : +Nguyên tử là gì ? Cấu tạo của nguyên tử ? + Vì sao khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử ? + Trong nguyên tử các electron chuyển động và sắp xếp như thế nào ? - GV : Yêu cầu HS đọc SGK trang 154 (I). - GV hướng dẫn một số thao tác cơ bản. - GV hướng dẫn các thao tác theo thứ tự. - HS các số thực hiện theo hướng dẫn. - GV yêu cầu 2 HS thuộc hai dãy đốt đèn cồn cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm. GV nhắc nhở khi các nhóm làm xong thí nghiệm, nhớ tắt đèn cồn. - Học sinh các nhóm thảo luận, trả lời. GV bổ sung hoàn chỉnh. HS ghi câu trả lời vào giấy nháp. (Phương pháp như trên) GV : Lưu ý các nhóm, trong quá trình làm thí nghiệm phải chú ý quan sát và ghi lại các hiện tượng xảy ra vào giấy nháp. - Các nhóm thảo luận theo kết quả thực hành và trả lời GV : Nhận xét và rút kinh nghiệm về tiết thực hành. TUẦN 3 Ngày soạn : 05/09/2008 TIẾT 5 NGUYÊN TỬ A. MỤC TIÊU : * Kiến thức : - Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron (e) có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-). - Biết được hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Proton (P) có điện tích dương ghi bằng dấu (+) còn nơtron không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Biết số proton = số electron trong 1 nguyên tử. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết. * Thái độ : Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho học sinh hứng thú học bộ môn. B. CHUẨN BỊ : - Tranh vẽ sơ đồ nguyên tử neon, hiđro, oxi, natri. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra: -. Cho thí dụ về vật thể tự nhiên và cho biết vật thể tự nhiên đó gồm có các chất nào ? - Cho thí dụ vật thể nhân tạo và vật thể nhân tạo đó được làm ra từ các vật liệu nào ? Tổ chức tình huống dạy học : Qua thí dụ vừa nêu, các em đã biết có chất mới có vật thể. Còn các chất được tạo ra từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta học bài ”Nguyên tử”. * HOẠT ĐỘNG II : GV : Các chất được tạo ra từ nguyên tử. Ta hãy hình dung nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính cỡ 10 -8cm. - Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm trang 16 SGK. GV : Từ những vấn đề vừa tìm hiểu, các em có nhận xét gì về nguyên tử ? Đặt vấn đề : môn vật lí lớp 7 đã học về sơ lược cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo thế nào? có mang điện hay không ? Ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn GV. Dùng tranh vẽ sơ đồ nguyên tử neon để hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo nguyên tử. Qua nội dung vứa tìm hiểu, các nhóm áp dụng làm BT1 * HOẠT ĐỘNG III : 1. Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt chủ yếu nào ? GV : Giới thiệu các loại hạt trong nguyên tử và ghi phần nháp bảng. - Electron kí hiệu (e, -) - Proton kí hiệu (p, +) - Nơtron không mang điện. GV : Nguyên tử trung hòa về điện, một proton mang một điện tích dương, một electron mang một điện tích âm. Quan hệ giữa số lượng proton và electron như thế nào để nguyên tử luôn trung hòa về điện ? GV : Nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân? - Đã là hạt nên proton, nơtron và electron cũng có khối lượng. Khối lượng các hạt này ra sao ? GV : Bằng nhiều thí nghiệm, người ta đã chứng minh được khối lượng P =1,67.10-24g, khối lượng n = 1,67.10-24g còn khối lượng e = 9,11.10-28g( quá bé so với khối lượng của hạt nhân). Như vậy Khối lượng của hạt nhân có được xem là khối lượng nguyên tử hay không ? GV : Yêu cầu học sinh đọc SGK phần 3 trang 14. GV : Dùng sơ đồ minh họa phần cấu tạo nguyên tử H, O, Na ® giới thiệu vòng nhỏ trong cùng là hạt nhân, mỗi vòng tiếp theo là 1 lớp electron. Số electron nằm trên lớp ngoài cùng gọi là electron lớp ngoài cùng. GV : Để tạo ra chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau. Nhờ đâu mà nguyên tử liên kết được với nhau ? Cho học sinh làm bài tập 5 Tr 16 SGK. * HOẠT ĐỘNG IV : Vận dụng và hướng dẫn về nhà. - Ghi lại phần giải bài tập 1,2,5 vào vở. Tiếp tục làm bài tập 3,4. - Đọc trước bài “Nguyên tố hóa học” để trả lời các câu hỏi sau : a/ Nguyên tố hoá học là gì ? Cách viết kí hiệu của nguyên tố hoá học b/ Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? Nguyên tố nào phổ biến nhất trong vỏ trái đất? những nguyen tố nào cần thiết cho cơ thể sống ? - HS trả lời câu hỏi kiểm tra. - HS khác chú ý theo dõi để bổ sung ý kiến. I. Nguyên tử là gì ? 1. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. - HS đọc “Nếu xếp hàng... mới dài được thế”. 2. - HS nhóm thảo luận và phát biểu. Nguyên tử gồm : - Hạt nhân mang điện tích dương. - Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. - HS nhóm làm bài tập 1 trang 15 SGK. II. Hạt nhân nguyên tử. - HS nhóm 2 em trao đổi và phát biểu : 1. Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron. 2. Trong mỗi nguyên tử số proton (p, +) bằng số electron (e, -). - HS nhóm phát biểu và làm bài tập 2 trang 15 SGK. - HS nhóm trao đổi, kết hợp SGK và trả lời. - HS đọc SGK phần 3 trang 14 “Trong nguyên tử ...nhất định”. 3. HS nghe và ghi nhớ: Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. - HS làm bài tập 5 trang 16 SGK. Nguyên tử Số P số e số lớp e Số e lớp nc Heli Cac bon Nhôm Canxi TUẦN 3 Ngày soạn : 08/09/2008 TIẾT 6 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. MỤC TIÊU : * Kiến thức : - Hiểu được nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. - Biết được kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố; mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố. - Biết cách ghi đúng và nhớ kí hiệu của một số nguyên tố. - Biết được thành phần khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất là không đồng đều và oxi là nguyên tố phổ biến nhất. * Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hóa học; biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề. * Thái độ : Tạo hứng thú học tập môn. B. CHUẨN BỊ : - Ống nghiệm đựng 1g nước cất. - Tranh vẽ ( hình 1.8 trang 19 SGK ): phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong vỏ Trái Đất. Bảng 1 trang 42 SGK: một số nguyên tố hóa học. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH * HOẠT ĐỘNG I : Kiểm tra: - Nguyên tử có cấu tạo thế nào ? Vì sao nguyên tử trung hòa về điện ? - Những nguyên từ cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ? Vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử ? Tổ chức tình huống dạy học : Trên nhãn hộp sữa có ghi hàm lượng canxi cao, thực ra phải nói trong thành phần sữa có nguyên tố hóa học canxi. Bài này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hóa học. * HOẠT ĐỘNG II : Nguyên tố hóa học GV yêu cầu HS đọc SGK phần 1/I trang 17. GV cho HS xem 1g nước cất. Đặt câu hỏi. - Trong 1 g nước có những loại nguyên tử nào ? Số lượng nguyên tử từng loại là bao nhiêu ? - Nếu lấy một lượng nước lớn hơn nữa thì số nguyên tử hiđro và oxi như thế nào ? GV : Để chỉ những nguyên tử cùng loại, ta dùng từ “nguyên tố hóa học”. Nguyên tố hóa học là gì ? GV : Sử dụng bảng 1 trang 43. - Hãy đọc tên những nguyên tử có số proton là 8, 13, 20. - Hãy nêu số proton có trong hạt nhân của nguyên tử magie, photpho, brom. GV : Đối với một nguyên tố số proton có ý nghĩa thế nào ? GV : Các em hiểu gì khi nhãn hộp sữa ghi hàm lượng canxi cao ? * HOẠT ĐỘNG III :Kí hiệu hóa học GV : Làm thế nào để trao đổi với nhau về nguyên tố một cách ngắn gọn mà ai trên thế giới cũng hiểu ? GV thông báo câu đầu tiên trong phần 2/I trang 17 SGK. - Xem bảng 1(Tr 42) có nhận xét gì về cách viết kí hiệu hóa học của nguyên tố có số p là 8. 6, 15, 20 ? GV : Nguyên tố hóa học cacbon và canxi có cùng chữ đầu, làm cách nào phân biệt hai nguyên tố hóa học này ? GV : Ta có thể biết điều gì khi nhìn ký hiệu hoá học ? - Làm thế nào để biểu diễn 3 nguyên từ oxi, 5 nguyên từ sắt? GV : Hướng dẫn cách ghi số nguyên tử, cách nhớ và cách đọc kí hiệu hóa học II. Nguyên tử khối sẽ nghiên cứu ở tiết sau. * HOẠT ĐỘNG IV : Có bao nhiêu nguyên tố hóa học? GV yêu cầu HS nghiên cứu phần III trang 19 SGK. Sử dụng (hình 1.6) gắn lên bảng. Đặt câu hỏi (viết sẵn ra giấy). - Hiện nay đã biết được bao nhiêu nguyên tố ? - Sự phân bố nguyên tố trong lớp vỏ trái đất thế nào ? - Nhận xét thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố oxi? - Kể tên những nguyên tố thiết yếu cho sinh vật ? * HOẠT ĐỘNG V : Hướng dẫn về nhà. - Hướng dẫn cách học kí hiệu hóa học® yêu cầu HS học thuộc. - Ghi lại bài giải các bài tập ở lớp và làm thêm bài tập 8. Trước hết các em xét từng ý một có đúng hay không để chọn phương án phù hợp. - Đọc trước nội dung phần II (SGK) và trả lời các câu hỏi a/ Đơn vị Cacbon được quy ước như thế nào ? b/ Nguyên tử khối là gì ? ý nghĩa của nguyên tử khối ? - 2 HS trả lời 2 câu hỏi kiểm tra. - HS cả lớp chú ý nghe và có nhận xét. 1. Nguyên tố hóa học là gì ? - HS đọc SGK. HS cả lớp chú ý theo dõi (HS chỉ đọc đến... NTHH kia). - HS nhóm thảo luận và phát biểu. 1. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. - HS nhóm xem bảng, trao đổi, phát biểu. . * Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. - HS trả lời và làm bài tập 1 trang 20 SGK. 2. Kí hiệu hóa học Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. - HS nhóm tham khảo bảng 1 tr. 42 và trả lời. Sau đó làm bài tập 2 tr. 20. - HS suy nghĩ và trả lời HS dùng bảng con trả lời. 3 nguyên tử oxi :3O 5 nguyên tử sắt : 5 Fe - HS làm bài tập 3 trang 20. III. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học? - HS nhóm trao đổi, sau đó 1 HS đọc câu hỏi và phát biểu. - Có trên 110 nguyên tố. - Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. TUẦN 4 Ngày soạn : 12/9/2008 TIẾT 7 NGUYÊN TỐ HÓA HỌC( tt) A. MỤC TIÊU : * Kiến thức : - Hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC). - Biết được mỗi đvC quy ước bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. - Biết được mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. * Kĩ năng : Biết dựa vào bảng 1 trang 42 SGK để: - Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố. - Xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố khi biết nguyên tử khối. - Rèn kĩ năng tính toán. B. CHUẨN BỊ : Bảng 1 tran

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8(37).doc