I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.
2. Kỹ năng:
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần có kiến thức trong cuộc sống để quan sát làm thí nghiệm
71 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: mở đầu giới thiệu môn hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/09
Ngày dạy: 17/08/09
Tiết 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
- Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.
Kỹ năng:
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, cần có kiến thức trong cuộc sống để quan sát làm thí nghiệm.
Thái độ:
- Bước đầu các em biết cần phải làm gì để học tốt môn hóa học, trước hết phải có lòng say mê môn học, ham thích đọc sách, rèn luyện tư duy.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên :
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp, thìa lấy hóa chất, pipep.
- Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, đinh sắt.
2.Học sinh :
Tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học( Các ngành dàu khí, gang thép, xi măng, cao su…)
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Các hoạt động dạy và học.
1.Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2.Hoạt động 1: Hoá học là gì?
GV: Đặt vấn đề: Hoá học là gì?
Y/c HS làm thí nghiệm (TN) và nhận xét hiện tượng xảy ra trong từng TN
Giới thiệu dụng cụ, hoá chất, mục đích TN hướng dẫn HS cách tiến hành TN (sử dụng hoá chất, dụng cụ, lấy hoá chất, cách quan sát, ghi chép hiện tượng)
Gv:Y/c các nhóm báo cáo k/quả về sự biến đổi của các chất trong từng TN.
Các nhóm thảo luận trả lời
? Từ các thí nghiệm trên hãy nhận xét. Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm.
HS: Nghiên cứu TN, các nhóm tiến hành lại từng TN
TN1: d2 CuSO4 + d2 NaOH
TN2: d2 HCl + đinh sắt
TN3: d2 HCl + CuO
2. Quan sát.
3.Nhận xét
Hs: Các nhóm thảo luận trả lời :
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
3.Hoạt động 2: Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
GV: Y/c học sinh trả lời câu hỏi SGK
GV: Nhận xét bổ sung
Gv: Y/c một HS đọc phần nhận xét 2/4 SGK
? Qua các nhận xét trên các em có kết luận gì về vai trò của hóa học trong cuộc sống của chúng ta?
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
(SGK/4)
HS: Hoạt động nhóm (hai bàn một nhóm) thảo luận trả lời câu hỏi
Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung
(SGK/4)
4.Hoạt động 3: Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học
? Để học tốt môn hóa học, các em cần thực hiện những công việc nào?
Y/c HS đọc SGK phần III/5
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học
Hs: Trao đổi thảo luận nhóm trả lời cấu hỏi
(SGK/5)
5.Tổng kết - đánh giá
Y/c một HS nhắc lại nội dung bài học
HS đọc phần kết luận của bài.
V.Hướng dẫn về nhà.
Học bài chuẩn bị bài sau ”Chất”
----------------------------
Ngày soạn: 16/08/09
Ngày dạy: 18/08/09
Chương I: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
Tiết 2: CHẤT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất.
- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
- Phân biệt được chất và hỗn hợp. Mỗi chất không lẫn chất khác( chất tinh khiết) có tính chất nhất định còn hỗn hợp( gồm nhiều chất) thì không.
- Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp còn nước cất là chất tinh khiết.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất( Dựa vào tính chất vật lý để tách riêng chất ra khỏi hợp chất)
3.Thái độ:
- Nghiêm túc tìm tòi, giáo dục lòng yêu thích say mê môn học
II. Chuẩn bị.
1.Gv: Dụng cụ: đèn cồn, thìa lấy hóa chất, diêm, nhiệt kế.
Hóa chất: lưu huỳnh, rượu etylic, nước.
2.Hs: Ly thủy tinh, giấy bao thuốc lá, sợi dây đồng.
III. Các phương pháp dạy hoc chủ yếu:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV.Các hoạt động dạy và học.
1.Hoạt động khởi động.
- Ổn định tổ
- Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
1.Hoạt động 1: Chất có ở đâu?
Gv: Y/c HS quan sát và kể tên những vật cụ thể quanh ta
Gv: Bổ sung và chỉ ra hai loại vật thể: Tự nhiên và nhân tạo
? Kể tên những vật thể mà nhóm đã chuẩn bị
Gv: Bố sung: nguời đông vật, cây cỏ, khí quyển…là vật thể tự nhiên
Thông báo thành phần của một số vật thể tự nhiên.
? Vật thể tự nhiên như cây mía gồm có những chất nào? Vật thể nhân tạo(cái bàn, cái ghế, cái mũ…) làm bằng vật liệu nào?
Gv: Dùng bảng ghi sẵn và thông tin cho HS, Y/c HS đọc
Vật thể:+ Tự nhiên gồm có một số chất
+ Nhân tạo được làm ra từ vật liệu(đều là chất hay hỗn hợp một số chất)
? Chất có ở đâu?
Gv: Theo sơ đồ => kết luận
Gv: Y/c HS làm bài tập 3/11 SGK
3.Hoạt động 2: Tính chất của chất
Gv: Y/c HS đọc SGK phần 1 từ (Trạng thái, t/c hóa học)
Gv: Làm thế nào để ta biết được nhiệt độ sôi của một chất (dùng tranh vẽ hình 1.2 SGK)
Gv: Còn có một số t/c muốn biết (tính tan trong nước, tính dẫn điện…) ta phải làm TN
? Thử tính dẫn điện của lưu huỳnh, nhôm,
? Với các chất khác nhau em có nhận xét gì về t/c của chúng
Yêu cầu HS thiện bài tập 4 SGK
? Biết t/c của chất có lợi gì
Gv: Cho HS quan sát lọ nước, lọ cồn 900 nêu t/c khác nhau của hai chất này?
Rút ra kết luận ?
I. Chất có ở đâu?
Hs: Sách, vở, gỗ, nước
Kể tên những vật thể
Hs: Trả lời câu hỏi.
Hs: Thảo luận trả lời
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
Hs: Suy nghĩ làm bài tập 3/11 SGK
II. Tính chất của chất
Hs: Quan sát chất lưu huỳnh, nhôm, nêu một số t/c bề ngoài biết được của hai chất này.
Hs: Đại diện HS trả lời, cả lớp theo dõi bổ sung
Hs: Nhóm quan sát và trả lời. Đọc SGK phần b
Về t/c hóa học thì đều phải làm TN mới biết được
1.Mỗi chất có tính chất vật lý, hóa học nhất định.
Hs: Thảo luận nhóm hoàn thiện bài tập 4 SGK
2.Hiểu biết tính chất của chất giúp:
Hs: Quan sát trả lời
Rút ra kết luận
+ Nhận biết được chất
+ Biết cách sử dụng các chất
+ Biết ứng dụng chất thích hợp
4.Tổng kết - đánh giá.
HS đọc phần kết luận trong khung để củng cố kiến thức
HS làm bài tập sau:
Phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:
+ Gạo chứa nhiều tinh bột nhất khoảng 80%, mì chiếm 70%.
+ Đường glucôzơ có nhiều nhất trong các quả chín đặc biệt trong quả nho tím.
+ Bóng đèn điện gồm vỏ làm bằng thủy tinh, dây tóc làm bằng kim loại
+ Từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo… chế tạo ra tàu hỏa, ô tô, máy bay….
V. Hướng dẫn về nhà
Học bài làm bài tập 1.2.5.6(7,8)/11SGK
Chuẩn bị bài sau: Mỗi nhóm mang một chai nước khoáng có nhãn, một ống nước cất.
------------------------
Ngày soạn: 22/08/09
Ngày dạy: 24/08/09
Tiết 3: CHẤT (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất.
- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
- Phân biệt được chất và hỗn hợp. Mỗi chất không lẫn chất khác( chất tinh khiết) có tính chất nhất định còn hỗn hợp( gồm nhiều chất) thì không.
- Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp còn nước cất là chất tinh khiết.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất( Dựa vào tính chất vật lý để tách riêng chất ra khỏi hợp chất)
3.Thái độ:
- Nghiêm túc tìm tòi, giáo dục lòng yêu thích say mê môn học
II. Chuẩn bị:
1.GV: Dụng cụ: Dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh.Dụng cụ thử tính dẫn điện.
Hóa chất : Một số mẫu chất: S, P, Cu, Al, chai nước khoáng, 5 ống nước cất.
2.HS: một ít muối, một ít đường
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. Các hoạt động dạy và học.
- Ổn dịnh tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
HS chữa bài 3,4/ tr11 (SGK)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động 2: Tính chất của chất
Gv: Y/c HS quan sát chai nước lọc và ống nước cất
? Hãy nêu thành phần các chất có trong nước khoáng (trên nhãn của chai)
? Nước khoáng là nguồn nước trong tự nhiên. Hãy các nguồn nước khác trong tự nhiên?
? Vì sao nước khoáng không được dùng để pha chế thuốc tiêm hay sử dụng trong phòng TN?
Gv: Nhận xét và chốt: nước tự nhiên là hỗn hợp.
? Em hiểu thế nào là hỗn hợp?
Gv: Nước sông, nước biển, nước suối… đều là những hỗn hợp, nhưng chúng đều có thành phần chung là nước.Có cách nào tách được nước nước tự nhiên không?
Gv: Treo hình vẽ 1.4 SGK. Chưng cất nước tự nhiên.
Nước cất là chất tinh khiết.
? Thế nào là chất tinh khiết?
? Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết?
? Chất như thế nào mới có những t/c nhất định?
Gv: Nhận xét – bổ sung hoàn thiện kiến thức.
? Tách riêng từng chẩt trong hỗn hợp nhằm mục đích gì?
? Muốn tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp nước muối ta làm như thế nào?
Gv: Giới thiệu hóa chất, dụng cụ hướng dẫn cách thực hiện tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối.
? Dựa vào t/c nào của chất mà ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp?
Gv: Dựa vào nhiệt độ sôi...ra khỏi hỗn hợp.
Cho HS làm thêm một số ví dụ tách chất ra khỏi hỗn hợp.
II. Tính chất của chất
Hs: Hoạt động nhóm (cặp bàn) trao đổi thao luận thống nhất ý kiến.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
Hs: Đọc SGK: cũng như nước nước khoáng…hỗn hợp.
1. Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau.
2. Chất tinh khiết.
Hs: Chú ý quan sát hình vẽ theo hướng dẫn của GV. Nước lỏng =>hơi nước chuyển qua ống sinh hàn ngưng tụ => nước lỏng (gọi là nức cất)
Hs: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Không có lẫn chất nào khác
- Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định.
Hs: Thảo luận nhóm thống nhất đáp án.
Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hs: Đọc thông tin SGk để trả lời câu hỏi.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý.
3.Tổng kết - đánh giá.
HS tự quan sát lại toàn bộ kiến thức chính của bài.
HS đọc phần kết luận chung SGK.
* Làm bài tập sau.
Vì sao chưng cất nước tự nhiên (hỗn hợp) lại thu được nước tinh khiết? Biện pháp chưng cất dựa trên cơ sở nào?
Làm thế nào để tach được dầu hỏa ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa và cát.
V.Hướng dẫn về nhà
Học bài + làm bài tập7,8/ tr 11 SGK
Đọc trước nội dung bài thực hành, chuẩn bị: hai chậu nước, hỗn hợp cát và muối ăn.
GV hướng dẫn HS kẻ sẵn bảng tường trình và điền nội dung cột 1,2 trước tiết TH
Tên TN
Các bước tiến hành
Hiện tượng
Giải thích - PTHH
Kết luận TCHH của chất
---------------------
Ngày soạn: 25/08/09
Ngày dạy: 27/08/09
Tiết 4: BÀI THỰC HÀNH 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT – TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Học sinh nắm được một số qui tắc an toàn trong PTN.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành đo nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
3.Thái độ:
- Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học, ham hiểu biết, khám phá kiến thức qua thí nghiệm thực hành.
II. Chuẩn bị.
1.GV: Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, phễu thủy tinh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc.
Hóa chất: lưu huỳnh, parafin, muối ăn.
Kẻ sẵn bảng tường trình theo mẫu đã hướng dẫn ở tiết trước.
2.HS: Chuẩn bị theo nhóm mỗi nhóm 2 chậu nước, hỗn hộp cát và muối ăn.
Đọc trước tài liệu, điền đầy đủ các nội dung cần nắm vững khi làm TN. Tên TN, cách tiến hành TN (HS ghi đầy đủ nội dung cột 1,2)
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
thuyết trình,nêu và giải quyết vấn đề, thực hành,
IV.Các hoạt động dạy và học
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định tổ chức:
B1: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, hóa chất 3 bộ cho 3 nhóm
Kiểm tra sự chuẩn bị kiến thức và bản tường trình của HS ở nhà
B2: Hướng dẫn của GV:
Giới thiệu mục tiêu của bài TH
Bài thực hành GV phải thực hiện 2 TN. HS làm khẩn trương nhưng cẩn thận, trình tự làm xong TN nào phải hình thành ngay vào bản tường trình rồi mới sang TN khác.
Nhắc nhở HS phải đảm bảo trật tự, nghiêm túc, an toàn khi làm TN
Tổ chức lớp thành 3 nhóm, các nhóm tự phân công nhóm trưởng và thư kí. Mỗi nhóm đều phải thực hiện cả 2 TN.
B3: Tiến hành.
Hoạt động của GV
1.Hoạt động 1: Một số quy tắc an toàn
Gv: Y/c HS đọc SGK mục I/ tr 154
Hướng dẫn vì sao phải phải tuân thủ một số quy tắc đó.
Gv: Y/c HS cho biết mục đích của bài thực hành
2.Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động 2.1 :Thí nghiệm 1:
Gv: Nêu mục tiêu của TN, Y/c HS nghiên cứu cách làm.
? TN cần có dụng cụ hóa chất gì?
Gv: Giới thiệu dụng cụ, hóa chất, thao tác, cách lấy hóa chất và cách tiến hành.
1. Dùng thìa lấy hóa chất lấy một ít lưu huỳnh vào ống nghiệm 1, lấy 1 ít Parafin vào ống nghiệm 2.
2. Cho nước vào ống thủy tinh để kính đốt đèn cồn
3. Để 2 ống nghiệm có Lưu huỳnh và Parafin vào 1 cốc nước rồi đun nóng cốc
+ Cho nhiệt kế vào ống nghiệm 1. ghi to nóng chảy của Lưu huỳnh.
+ Cho nhiệt kế vào ống nghiệm 2, ghi lại to khi Parafin vừa nóng chảy.
Gv: Lưu ý khi các nhóm làm xong TN nhớ tắt đèn cồn đến từng nhóm quan sát uốn nắn kĩ năng.
? Parafin nóng chảy khi nào? To nóng chảy bằng bao nhiêu?
? Khi nước sôi, Lưu huỳnh đã nóng chảy chưa?
? So sánh To nóng chảy của Parafin và Lưu huỳnh?
Gv: Phân tích dấu hiệu sản phẩm thu được
Hoạt động 2.2 :Thí nghiệm 2
Gv: Cho biết tác dụng hóa chất và các chất tiến hành TN
Gv: Hướng dẫn thao tác tiến hành TN 2
1. Cho vào cốc (100cc) 1 ít hỗn hợp cát và muối ăn, cho nước vào dùng đũa khuấy.
2. Dùng phễu, giấy lọc đổ từ từ qua phễu có giấy lọc hỗn hợp trên. Quan sát chất còn lại trên giấy.
3. Thực hiện thao tác làm bay hơi phần nước qua lọc. Quan sát.
? Dung dịch trước khi lọc có hiện tượng gì?
? Dung dịch sau khi lọc có chất nào?
? Chất nào còn lại trên giấy lọc?
? Lúc bay hơi hết nước, thu được chất nào?
Gv: Chốt và bổ sung hoàn thiện kiến thức
Hoạt động 2.3. Tường trình
Hoạt động của HS
I. Một số quy tắc an toàn.
HS trả lời cách sử dụng 1 số dụng cụ-hóa chất trong phòng TN (tr154,155 SGK)
Trả lời
II.1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất Parafin và Lưu huỳnh.
HS trả lời
HS theo dõi, nghe
HS tổ chức TN theo hướng dẫn. Nhóm trưởng phân công các thành viên
+ Người làm TN
+ Người ghi chép hiện tượng
Qua TN HS báo cáo kết quả
HS điền được nội dung vào bản tường trình của các cột còn lại của TN 1
II.2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
HS trả lời
HS chú ý nghe
HS tiến hành TN theo nhóm, ghi chép lại hiện tượng quan sát được vào bản tường trình
HS báo cáo hiện tượng
Rút ra kết luận qua TN trên
Các nhóm báo cáo kết quả thu được
II.3. Tường trình.
HS hoàn thiện vào bản tường trình các cột 3,4,5 và rút ra kết luận qua 2 TN trên.
Nộp bản tường trình
3.Tổng kết - đánh giá
- Tinh thần thái độ của HS và kết quả TN của các nhóm.
- Tuyên dương nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm làm chậm chưa tốt
- GV và các nhóm trưởng thống nhất cho điểm các nhóm. Ý thức kết quả TN ngay tại lớp.
V.Hướng dẫn về nhà
Ôn lại kiến thức các tiết trước
Nghiên cứu bài “Nguyên tử”
------------------
Ngày soạn: 29/08/09
Ngày dạy: 31/08/09
Tiết 5: NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra được mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi e mang điện tích âm.
- Học sinh biết được hạt nhân tạo bởi p và n: p(+) ; n không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng p trong hạt nhân. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
- HS biết được trong nguyên tử. Số e = số p. e luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết liên kết được với nhau.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát.
3.Thái độ:
- Giúp học sinh có thái độ yêu mến môn học, từ đó luôn tư duy tìm tòi sáng tạo trong cách học.
II. CHUẨN BỊ:
1.GV;
- Sơ đồ minh họa thành phần cấu taọ 3 nguyên tử H, O, Na.
- Phiếu học tập:
2.HS :
Xem lại phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử
III.Các phương pháp dạy học chủ yếu
Ph¬ng ph¸p d¹y häc nªu vÊn ®Ò, thuyÕt tr×nh
IV. Các hoạt động dạy và học.
1.Hoạt động khởi động
- Ổn dịnh tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
Hãy kể tên 5 vật thể làm bằng: Nhôm, chất dẻo.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động của HS
2.Hoạt động 1: Nguyên tử là gì?
Gv: Đặt vấn đề như SGK. Vật thể được làm ra từ chất.Vậy chất được tạo ra từ đâu?
Gv: Nguyên tử được hình dung như một quả cầu cực nhỏ và có cấu tạo như thế nào? Có mang điện tích gì?
Gv: Cho HS quan sát sơ đồ minh họa nguyên tử H.
? Chỉ ra hạt nhân và lớp vỏ?
3.Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử
? Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Gv: Giới thiệu các loại hạt trong nguyên tử.
Êlêctron (e -), prôton (p +), n không mang điện.
? Nguyên tử trung hòa về điện.Vậy điện tích dương hạt nhân, số điện tích các e là thế nào?
? Nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong nhân?
Gv: Đã là hạt nhân p, n, e có khối lượng. Vậy khối lượng của các hạt này ra sao?
Gv: Bằng nhiều TN đã chứng minh được 99% khối lượng tập trung vào hạt nhân, chỉ còn 1% là khối lượng các hạt e. Có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử hay không?
4.Hoạt động 3: Lớp electon
Gv: Y/c HS đọc phần 3/ tr 14 SGK
Gv: Dùng sơ đồ minh họa phần cấu tạo nguyên tử H, O, Na => giới thiệu hạt nhân, lớp vỏ, số lớp e.
Gv: Lưu ý: Các e lớp ngoài hình thành liên kết với các nguyên tử khác.
? So sánh số lớp e thứ nhất của nguyên tử O, Na.
I. Nguyên tử là gì?
Hs: Chất được tạo ra từ nguyên tử.
Hs: Nguyên tử là quả cầu bé gồm: Hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ có một hay nhiều êlêctron mang điện tích âm.Nguyên tử trung hòa về điện.
Mỗi e có điện tích âm nhỏ nhất (-)
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện.
Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương (+).
+ Vỏ tạo bởi một hay nhiều e mang điện tích âm (-).
II. Hạt nhân nguyên tử.
Hs: Đọc SGK trả lời: Hạt nhân nguyên tử gồm p và n.
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton (p +) và nơtron (n, o).
Hs: Trao đổi nhóm và phát biểu
Điện tích (+) hạt nhân = số điện tích các e
Hs: Trả lời: có cùng số hạt p
Hs: Đọc SGK trả lời: Hạt p và n có khối lượng bằng nhau, e có khối lượng cực bé (m = o)
Hs: Trao đổi nhóm và phát biểu.
Trong mỗi nguyên tử: số proton (p, +) = số electon (e, -).
Nguyên tử cùng loại có cùng số p.
Khối lượng của nguyên tử =khối lượng hạt nhân
III. Lớp electron.
Hs: Đọc SGK phần 3/ tr 14 trả lời:”Trong nguyên tử… nhất định”
Electron luôn chuyển động quang hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có số e nhất định.
Hs: Quan sát, nhận xét sơ đồ
Hs: Đều là 2e.
Hs: Làm bài tập 5/ tr 16 SGK.
5.Tổng kết - đánh giá.
HS đọc SGK phần kết luận chung
Quan sát sơ đồ đồ minh họa thành phần cấu tạo nguyên tử N, Mg.
+ Cho biết số p, số e.
+ Có bao nhiêu lớp e.
+ Lớp ngoài cùng có bao nhiêu e.
V.Hướng dẫn về nhà
Học bài + làm bài tập 1,2,3,4 / tr 15 SGK
Đọc bài đọc thêm cuối bài.
Đọc trước bài “Nguyên tố hóa học”
------------------------------
Ngày soạn: 30/08/09
Ngày dạy: 01/09/09
Tiết 6: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh nắm được: “ NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân:
- Biết được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu còn chỉ một nguyên tử của một nguyên tố.
- Biết cách ghi và nhớ được ký hiệu của các nguyên tố đã cho biết trong bài 4,5.
- Học sinh hiếu được : NTK là khối lượng của của nguyên tử được tính bằng ĐVC. Mỗi ĐVC = 1/12 khối lượng nguyên tử C
- Mỗi nguyên tử có một NTK riêng biệt.
- Biết tìm ký hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố và ngược lại
- Biết được khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện ký năng quan sát tư duy hóa học
3.Thái độ:
- Qua bài học rèn luyện cho HS lòng yêu thích say mê môn học.
II. Chuẩn bị.
GV: Ống nghiệm nước cất
Bảng ghi ký hiệu hóa học của 20 nguyên tố đầu trong bảng HTTH
HS: Đọc trước bài mới.
III. Các phương pháp dạy học chủ yếu.
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm.
IV.Các hoạt động dạy và học
1.Hoạt động khởi động
- Ổn dịnh tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Vì sao nói nguyên tử trung hòa về điện.
Hãy cho biết số hạt p, e trong các nguyên sau nếu cho biết:
+ Nguyên tử H: Z = + 1 + Nguyên tử Al: Z = + 13
GV vào bài như phần chữ in nghiêng SGK.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nguyên tố học là gì?
Gv: Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, người ta nói nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia. Vậy ta có nguyên tố hóa học là gì?
Gv: Cho HS xem mẫu nước cất. Đặt câu hỏi:
? Trong mẫu nước cất có những loại nguyên tử nào? Số lượng từng loại nguyên tử là bao nhiêu?
? Nếu lấy 1 lượng nước thì số nguyên tử H và O như thế nào?
Gv: Sử dụng bảng 1/ tr42. Y/c HS đọc tên những nguyên tử có số p là: 8, 13, 20.
? Hãy nêu số p có trong hạt nhân nguyên tử Mg, P, Br.
? Đối với 1 nguyên tố số p có ý nghĩa gì?
Làm thế nào để trao đổi với nhau về nguyên tố một cách ngắn gọn mà ai cũng hiểu?
Gv: Y/c HS đọc câu đầu tiên trong phần 2/tr17 SGK.
Gv: Dùng bảng 1/tr42 Y/c HS cho nhận xét về cách viết kí hiệu hóa học của nguyên tố có số p là 8, 6, 20.
? Nguyên tố hóa học C và Ca có cùng chữ đầu, làm cách nào phân biệt 2 Ntố HH này?
Gv: Quy ước: mỗi KHHH còn chỉ 1 nguyên tử của 1 NTHH.
? Hãy đọc số nguyên tử khi nhìn vào các KHHH trên.
? Làm thế nào để biểu diễn 2 Ntử Hiđro, 3 Ntử Oxi và 5 Ntử Sắt?
Gv: Nhận xét và hướng dẫn HS cách ghi số Ntử, cách nhớ và cách đọc KHHH.
Gv: Y/c HS làm bài tập 3/ tr20 SGK
I. Nguyên tố hóa học là gì?
Hs: Đọc định nghĩa trong SGK và ghi vào vở
1. Định nghĩa.
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
HS: Thảo luận nhóm (cặp bàn) và trả lời các câu hỏi.
Hs: Xem bảng và trả lời.
HS: Xem bảng và phát biểu
Hs: Đọc SGK trả lời câu hỏi
Hs: Xem bảng- trao đổi nhóm và hoàn thiện phiếu học tập:
(3 HS) hoàn thành phiếu học tập
Số p
Tên Ntố
KH
HH
Nhận xét
8
Oxi
O
1chữ cái in hoa
6
Cacbon
C
1chữ cái in hoa
20
Canxi
Ca
1chữ đầu in hoa, 1chữ sau viết thường
Hs: Nghiên cứu trả lời
2. Ký hiệu hóa học (KHHH)
KHHH biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Hs: Nghiên cứu trả lời
Hs: Trao đổi nhóm trả lời: 2H, 3O, 5Fe.
Hoạt động 2: Có bao nhiêu nguyên tố hoá học
Gv: Y/c HS nghiên cứu phần 3/ `Tr 19 SGK
Dùng H 1.8. gắn lên bảng
? Hiện nay đã biết được bao nhiêu Ntố?
? Sự phân bố Ntố trong lớp vỏ trái đất như thế nào?
? Nhận xét về thành phần % về khối lượng của Ntố Oxi
? Kể tên những Ntố thiết yếu cho sinh vật?
Gv: Nhận xét và hoàn thiện kiến thức
II. Có bao nhiêu nguyên tố Hóa học?
Hs: Nhóm trao đổi thống nhất ý kiến sau đó cử đại diện trình bày.
Có trên 110 Ntố hóa học.
Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất.
3.Tổng kết –dánh giá
Y/c HS tóm tắt nội dung chính của bài
HS làm bài tập sau: Cho biết trong các câu sau, câu nào đúng.
a. Tất cả những Ntử có số n bằng nhau thuộc cùng 1 NTHH
b. Tất cả những Ntử có số p như nhau thuộc cùng 1 NTHH
c. Trong hạt nhân Ntử số p = số n
d. Trong 1 Ntử số p = số n
* Dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau:
Hai Ntử Natri, 5Ntử Phôtpho, 7 Ntử Nhôm
V.Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập 1, 2, 3/ tr20 SGK+ đọc phần II
GV hướng dẫn HS cách học KHHH và Y/c HS học thuộc.
----------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 7: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiết 2)
I. Mục tiêu.
Hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của 1 Ntử tính bằng Đơn vị Cacbon (đ.v.C).
Biết được mỗi đvC bằng khối lượng của 1/12 Ntử C.
Biết được mỗi Ntố có 1 Ntử khối riêng biệt
Rèn kĩ năng tính toán, tìm kí hiệu và Ntử khối (NTK) khi biết tên Ntố, xác định được tên và kí hiệu của Ntố khi biết Ntử khối.
II. Chuẩn bị.
GV: Bảng 1 tr42 một số Ntố HH
HS: Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định tổ chức.
8A1: 8A2:
2. Kiểm tra bài cũ.
Viết KHHH của các Ntố có tên sau: Hiđro, Clo, Mangan, Sắt, Đồng.
Dùng KH và chữ số biểu diễn.
+ 5 Ntử Cacbon + 10 Ntử Nhôm
+ 3 Ntử Kẽm + 8 Ntử Natri
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 3: Nguyên tử khối (NTK)
Gv: Đặt vấn đề: Ntử có kích thước vô cùng nhỏ. Vậy tính bằng gam có được không? Hay tính bằng đơn vị nào khác?
Hs: Đọc mục II tr18 SGK
? Cho biết trị só của 1 Ntử C tính bằng gam ntn?
mC=1,9926x10-23gam (quá nhỏ).
Gv: Để tiện sử dụng người ta quy ước quốc tế.
NTK= đvC.
? ĐvC là gì?
Hs: Đọc sách giáo khoa trả lời: Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C
? Vậy klhối lượng của Ntử C bằng bao nhiêu?
Hs: Tra bảng 1 tr42 SGK. C= 12đvC
? Ntử khối là gì?
Hs: Suy nghĩ trả lời. Tra bảng 1 tr42 và ứng với mỗi Ntố là có 1 Ntử khối riêng biệt
? Dựa vào bảng cho biêt Ntử nào nhẹ nhất, Ntử nào nặng nhất?
Hs: Tra bảng: Nhẹ nhất là H, nặng nhất là Pb
Gv: Y/c HS cho biết Ntử C nặng hạy nhẹ hơn Ntử Ca bao nhiêu lần?
Hs: Ntử C nhẹ
File đính kèm:
- Hoa 8 2 cot Tung teng.doc