Bài giảng Tiết 1: mở đầu môn hoá học (lần thứ 20)

I. Mục tiêu :

- Hs biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng .

- Bước đầu hs biết rằng Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

- Hs biết cần làm gì để học tốt môn hoá học ,hứng thú học tập , biết quan sát ,làm thí nghiệm

II. Phượng tiện dạy học :

Giáo án , sgk , tranh vẽ .

III. Tiến trình bài dạy :

 

doc123 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: mở đầu môn hoá học (lần thứ 20), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 5/9/2006 Tiết 1: mở đầu môn hoá học I. Mục tiêu : - Hs biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi và ứng dụng . - Bước đầu hs biết rằng Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống. - Hs biết cần làm gì để học tốt môn hoá học ,hứng thú học tập , biết quan sát ,làm thí nghiệm II. Phượng tiện dạy học : Giáo án , sgk , tranh vẽ . III. Tiến trình bài dạy : 1. Mở bài : Hoá học là gì ? hoá học có vai trò ntn trong cuộc sống của chúng ta ? phải làm gì để học tốt môn hoá học . 2. Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I. Hoá học là gì ? 1. Thí nghiệm . 2. Quan sát . 3. Nhận xét . Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi chất . II. Hoá học có vai trò ntn trong cuộc sống chúng ta . Hoá học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống chúng ta . III. Các em cần làm gì để có thể học tốt môn hoá học . - Phải thu thập kiến thức , xử lí thông tin , vận dụng và ghi nhớ . Muốn vậy cần chủ động say mê, hứng thú học tập , làm thí nghiệm , quan sát, giải thích và đọc nhiều sách . - Yêu cầu hs nghiên cứu nội dung thí nghiệm và quan sát tranh sgk . - Gv biểu diễn thí nghiệm , lưu ý cho CuSO4 vào NaOH để hiện tượng quan sát được rõ hơn . - Gv giới thiệu đó là môn hoá học mà chúng ta sẽ nghiên cứu . ? Vậy em có nhận xét gì về môn hoá học ? - Hướng dẫn hs nghiên cưú và thảo luận theo nhóm 3 câu hỏi trong sgk . - Giáo viên gọi đại diện các nhóm trả lời . ( nếu cần thì cho hs đọc nhận xét trong sgk) ? Vậy em có kết luận gì về vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta ? - Hướng dẫn hs nghiên cứu và thảo luận mục 1,2 sgk.và trả lời câu hỏi sau: ? Muốn học tốt bộ môn hoá học cần phải làm những gì ?và làm ntn? IV. Củng cố : ? Hoá học là gì ? để học tốt môn hoá học cần phải làm gì ? V. Dặn dò Làm bài tập và nghiên cứu trước bài sau Ngày 7/9/2006 Chương I : chất . nguyên tử . phân tử Tiết2+3 : chất I. Mục tiêu : - Hs phân biệt biệt được vật thể , vật liệu và chất . Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất .Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất , còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất . - Hs biết cách quan sát , làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của mỗi chất . Mỗi chất có tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định . - Phân biệt được chất và hỗn hợp : Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác mới có tính chất nhất định , còn hỗn hợp do nhiều chất trộn lẫn thì không . - Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp mà nước cất là chất tinh khiết . - Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chât để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp . II. Chuẩn bị đồ dùng : Giáo án, sgk , bộ dụng cụ thí nghiệm như sgk . III. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : Giới thiệu cho hs các mục kiến thức cần tìm hiểu trong chương I như sgk . ở bài mở đầu hs biết được môn hoá học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất . Trong bài này chúng ta sẽ làm quen với chất , xem chất có ở đâu , có tính chất ntn? 2.Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I. Chất có ở đâu. Ơ đâu có vật thể ở đó có chất . Dù là vật thể tự nhiên hay vật thể nhân tạo đều được tạo ra từ một chất hay hỗn hợp chất . II. Tính chất của mỗi chất . 1 . Mỗi chất có những tính chất nhất định . Các em hãy kể tên một số vật cụ thể mà các em quan sát được quanh ta ? Dựa vào nguồn gốc chế tạo ra vật liệu ấy người ta chia vật thể ra làm mấy loại ? ( 2 loại : tự nhiên , nhân tạo ) - Gv thông báo thành phần cấu tạo của một số vật thể tự nhiên ? Em hãy kể tên một số vật liệu ? ? Hãy kể tên một số vật thể được tạo ra từ vật liệu đó ? ? Hãy chỉ ra đâu là chất , đâu là hỗn hợp chất ? ? Vậy chất có ở đâu ? - Từ các loại thuốc đến phân bón đều là chất hay hỗn hợp một số chất . ? Em hãy cho đặc điểm của đường ,nước , kim loại vàng ? ? Em có nhận xét gì ? Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò - Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác mới có tính chất nhất định . - Tính chất của mỗi chất được phân thành : + Tính chất vật lí : Trạng thái , màu , mùi , vị , nhiệt độ sôi , nhiệt độ nóng chảy , khối lượng riêng , tính dẫn nhiệt , tính dẫn điện …. + Tính chất hoá học : Là khả năng biến đổi chất này thành chất khác : tính cháy , nổ , phân huỷ … 2. Biết được tính chất của chất giúp ta nhận biết được chất này với chất khác , biết sử dụng và ứng dụng trong cuộc sống . III. Chất tinh khiết : Hỗn hợp : Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau là hỗn hợp . Chất tinh khiết : Một chất khi không lẫn chất nào khác gọi là chất tinh khiết và nó có tính chất nhất định . VD: Nước cất có : Nhiệt độ sôi : 1000C , nhiệt độ nóng chảy : 00C , D = 1g/cm3 . 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp . Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp . ? Nước ở các môi trường khác nhau có đặc điểm gì ? ( tính chất khác nhau ) vì sao? ( vì nó có lẫn thêm 1 số chất khác nữa) ? Vậy tính chất của các loại nước đấy có như nhau không ? ? Khi nào chất mới có tính chất nhất định ? - Gv giới thiệu : - ? Vậy tính chất của nó có còn giữ nguyên như chất ban đầu hay không ? ? Làm thế nào để nhận biết được tính chất của chất ? ( qua quan sát , dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm ) - Cho hs nghiên cứu sgk . ? Vậy hiểu được tính chất của chất có lợi ích gì khi ta sử dụng chất ? ? Hãy quan sát nước cất và nước khoáng xem chúng có t/c gì giống nhau ? ?Tại sao trong y tế người ta chỉ dùng nước cất mà không dùng nước khoáng ? - Nước khoáng được gọi là hỗn hợp Vậy em hiểu thế nào là hỗn hợp ? ? Hỗn hợp có tính chất nhất định không ? vì sao ? ( Phụ thuộc vào thành phần các chất ) ? Nước cất gọi là chất tinh khiết , vì sao ? ? Em có nhận xét gì về tính chất của chất tinh khiết ? -Trong thực tế muốn có được nước cất phải chưng cất .trong cuộc sống em thấy có khi nào thu được nước cất không ? ( nước đọng trên nắp ấm đun nước ) -Hướng dẫn hs t/n tách muối và nước . ? Tại sao phải làm như vậy ? IV. Củng cố : ? Hãy nhắc lại nội dung chính đã học trong bài ? Làm bài tập 1,2 sgk V. Dặn dò : Làm bài tập và chuẩn bị cho tiết sau thực hành . Ngày 18/9/2006 Tiết 4: bài thực hành 1 I . Mục tiêu : – Hs làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm . - Hs nắm được một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm . - Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất . Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất . - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp . II. Phương tiện dạy học . Giáo án ,sgk, ống nghiệm,kẹp ống nghiệm ,phễu thuỷ tinh ,cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh ,đèn cồn , giâý lọc , nhiệt kế , môi sắt và một số dụng cụ khác sử dụng trong làm thí nghiệm hoá học ,muối ăn . III. Tiến trình bài giảng . 1. Mở bài : Đây là bài thực hành hoá học đầu tiên vì vậy trước khi ta tiến hành một số thí nghiệm đơn giản , hãy nghiên cứu và tìm hiểu về một số qui tắc an toàn , cách sử dụng hoá chất và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm . 2. Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I. Một số qui tắc an toàn . (sgk) II. Cách sử dụng hoá chất . 1. Lọ hoá chất phải được đậy kín có nhãn mác . 2. Không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất , không đỗ lẫn hoá chất vào nhau , hoá chất thừa sau làm thí nghiệm phải bỏ đi . 3. Không nếm thử hoá chất . III . Một số dụng cụ thí nghiệm . ống nghiệm , đèn cồn , bình kíp , bình cầu ,cặp gỗ , đũa thuỷ tinh … IV. Tiến hành thí nghiệm . 1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh . Kết quả : Khi nước sôi : parafin nóng chảy ( nhiệt đo được ở nhiệt kế là 420C) còn S không nóng chảy khi nước sôi , phải đưa ống nghiệm lên đèn cồn đun thêm mới nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy = 1130C 2. - GIới thiệu cho hs 4 qui tắc an toàn như sgk – yêu cầu hs đọc đi đọc lại cho kĩ . - Đây là khâu rất quan trọng và dễ gây nguy hiểm vì vậy hs phải tuân theo nghiêm ngặt - Gv hướng dẫn hs quan sát trong tranh kết hợp trên vật thật và giới thiệu cách sử dụng dụng cụ đó . - Nếu có nhiệt kế yêu cầu hs làm thí nghiệm này . Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò 2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát : Hoà hỗn hợp vào nước đDùng phễu lọc tách được cát đđun trên ngọn lửa đèn cồn đnước bốc hơi đ còn muối ăn . V. Bài tường trình : Yêu cầu hs viết bài tường trình theo mẫu qui định ? Hãy nêu cách tách riêng cát và muối ăn ra khỏi hỗn hợp của chúng ? - Chia hs làm 4 nhóm yêu cầu tiến hành thí nghiệm . ? Hiện tượng các em quan sát được là gì ? ? Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ? Mẫu bài tường trình theo qui định : Báo cáo kết quả thực hành bài số … Thứ ngày tháng năm … Họ và tên hs : Tổ (nhóm ) : Lớp : TT Tên thí nghiệm Cách tiến hành thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Giải thích kết quả thí nghiệm Kết quả đánh giá của giáo viên : Điểm thao tác t/n (kĩ năng làm thí nghiệm) Điểm kết quả thí nghiệm Điểm ý thức thí nghiệm (tinh thần , thái độ) Tổng điểm Hiện tượng Giải thích hiện tượng Nhận xét của gv : Xác nhận của g v IV. Củng cố : ? Dựa vào tính chất nào có thể tiến hành t/n trên ? V. Dặn dò : Viết bài tường trình và đọc bài nguyên tử Ngày 22/9/2006 Tiết 5 : nguyên tử I. Mục tiêu : - Hs biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ , trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất . Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi e mang điện tích âm . Electron kí hiệu là e có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu trừ . - Hs biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron , kí hiệu proton là :p mang điện tích (+) , còn nơtron kí hiệu là :n , không mang điện . Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân , khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử . - Hs biết được trong nguyên tử :số e = số p . Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp . Nhờ electron mà nguyên tử có thể liên kết được với nhau . II. Chuẩn bị đồ dùng : Gv : Sơ đồ minh hoạ 3 nguyên tử trong sgk Hs : Xem lại phần : Sơ lược về cấu tạo nguyên tử ở môn Lí 7 . III. Tiến trình bài dạy : 1. Mở bài : Chúng ta biết rằng mọi vật thể tự nhiên cũng như vật thể nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác . Thế còn các chất được tạo ra từ đâu ? Câu hỏi đó được đặt ra cách đây mấy nghìn năm . Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài này . 2. Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I . Nguyên tử là gì ? - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện ,nó gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ được tạo bởi electron mang điện tích âm . - Có trên một trăm loại nguyên tử . - Cấu tạo nguyên tử gồm : - Vỏ : e (-) - Hạt nhân : nơtron :n Proton :p (+) Gv đặt câu hỏi để hs nhớ lại : ? Cái gì tạo nên vật thể ? - Hướng dẫn hs tự nghiên cứu phần 1 mục 1 đọc thêm . ? Các chất từ đâu mà có ? Được tạo thành ntn ? Vậy nguyên tử là gì ? ? Có bao nhiêu loại nguyên tử ? ? Theo các em số chất nhiều hơn hay số loại nguyên tử nhiều hơn ? - Gv treo tranh sơ đồ 3 nguyên tử và hướng dẫn hs tự nghiên cứu sgk để trả lời câu hỏi : ? Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử ? ? Hãy nhớ lại lí7 và cho biết kí hiệu và điện tích của electron ? ? Em hiểu trung hoà về điện nghĩa là ntn ? ( Tổng điện tích âm của các e có trị số tuyệt đối = điện tích dương hạt nhân ) - Gv đưa ra một số sơ đồ nguyên tử . ? Hãy chỉ ra thành phần cấu tạo của các nguyên tử trên ? Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò II. Hạt nhân nguyên tử : Cấu tạo bởi proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện . Số p = sốe P và n có cùng khối lượng , khối lượng của e rất bé . Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử . III. Lớp electron Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp . - Mỗi lớp có số e nhất định - Cho hs nghiên cứu sgk . ? Hãy nêu cấu tạo hạt nhân nguyên tử ? ? Hãy cho biết kí hiệu , điện tích của proton và nơtron ? - Nguyên tử trung hoà về điện mà nơtron không mang điện . ? Vậy em có nhận xét gì về số p và số e trong một nguyên tử ? ? Nhân xét về khối lượng của từng loại hạt ? ? Qua 2 phần kiến thức trên em có thể cho biết có những loại hạt nào cấu tạo nên một nguyên tử ? ( có 3 loại hạt : e,p,n ) - P và n có cùng khối lượng còn khối lượng của e rất bé . ? Vậy khối lượng của nguyên tử có thể coi là khối lượng của loại hạt nào ? ? Em có nhận xét gì về số p của các nguyên tử cùng loại ? (có cùng số p ) ? Từ chỗ biết số p trong hạt nhân đsố e trong nguyên tử . Để xem e sắp xếp ntn ? - Hướng dẫn hs quan sát sơ đồ một số nguyên tử . ? Em có nhận xét gì về sự sắp xếp của electron ? - Gv hướng dẫn hs xác định được số p ,số e , số lớp e , số e ngoài cùng như bảng sgk . - Yêu cầu hs làm bài tập 5 –sgk ,từ đó hãy so sánh và nhân xét số e từng lớp ? - Ngoài ra các e ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử có thể liên kết được với nhau đsố chất nhiều hơn số nguyên tử . IV. Củng cố : Cho hs làm bài tập sau : Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau : a. …và …có điện tích như nhau chỉ khác dấu b. …và …có cùng khối lượng còn …có khối lượng rất bé không đáng kể . c. Những nguyên tử cùng loại có cùng số …trong hạt nhân . V. Dặn dò : Làm bài tập sgk Ngày26/9/2006 Tiết 6 : nguyên tố hoá học I Mục tiêu : - Nắm được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân . - Biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố . Mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố - Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của một nguyên tố thường gặp . - Biết tỉ lệ thành phần khối lượng của các nguyên tố trong vỏ trái đất . - Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố . II. Chuẩn bị đồ dùng : Bảng một số nguyên tố hoá học . III. Tiến trình bài dạy : 1. Mở bài Các em thấy trên ống sữa bột có loại ghi : Hàm lượng canxi cao . Như vậy trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi , nguyên tố này chiếm hàm lượng cao . Vậy nguyên tố hoá học là gì ? Có bao nhiêu loại , bài hôm nay ta sẽ tìm hiểu : 2 Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I. Nguyên tố hoá học là gì ? Định nghĩa : Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân . Số p đặc trưng cho nguyên tố hoá học ? Hãy nhắc lại định nghĩa nguyên tử ? ? Cái gì tạo nên chất ? ( n. tử ) VD: H2O được tạo nên từ những nguyên tử H và những nguyên tử O . Nên đáng lẽ nói tập hợp những nguyên tử loại này , hay tập hợp những nguyên tử loại kia thì người ta gọi chung là nguyên tố hoá học . ? Vậy nguyên tố hoá học là gì ? - Những nguyên tử nào có cùng số proton trong hạt nhân thì đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học , còn số nơtron có thể khác nhau tạo nên các đồng vị sẽ học ở lớp trên . VD: Bài tập : Nguyên tử Số p Số n Số e n.tử 1 19 20 n.tử 2 20 20 n.tử 3 19 21 n.tử 4 17 18 n.tử 5 17 20 ? Hãy xác định số e ? ? Những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học ? (1-3) (4-5) ?Tra bảng (sgk trang 42) xác định tên nguyên tố đó? ? Vậy số p có ý nghĩa gì ? Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò 2. Kí hiệu hoá học Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bởi một kí hiệu hoá học Có 2 cách biểu diễn nguyên tố hoá học . Bằng 1 chữ cái in hoa VD: O (oxi) , N (nitơ) Bằng 1 chữ cái in hoa kèm 1 chữ cái in thường VD: Ca (canxi) , Mg (magie) * Lưu ý : Fe : chỉ 1 nguyên tử nguyên tố sắt 2Fe:chỉ 2 nguyên tử nguyên tố sắt II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học . Có khoảng 110 nguyên tố hoá học trong đó có 92 nguyên tố có trong tự nhiên Trong vỏ trái đất : O : 49,4% ; Si : 25,8% Al: 7,5% ; Fe: 4,7% ? Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học thì có đặc điểm gì ? - Hướng dẫn hs xem bảng trang 42 sgk và về nhà học thuộc . ? Hãy cho biết mỗi nguyên tố được kí hiệu như thế nào ? ? Có mấy cách biểu diễn nguyên tố hoá học ? ? Hãy viết kí hiệu hoá học của 5 nguyên tố ? Mỗi kí hiệu hoá học chỉ mấy nguyên tử nguyên tố ? (1 n.tử ) ? Hãy nêu VD? ? Vậy viết 2 Fe có nghĩa là gì ? - Kí hiệu hoá học thống nhất trên toàn thế giới . - Gọi 1 hs đọc thông tin sgk . - Giới thiệu cho hs biết thành phần của vỏ trái đất gồm : thạch quyển , khí quyển và thuỷ quyển . - Giới thiệu cho hs biết tỉ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất ở hình 1.8 sgk . ? Hãy kể tên 4 nguyên tố có nhiều trong vỏ trái đất ? IV. Củng cố : 1 Hãy cho biết câu nào đúng câu nào sai ? a. Tất cả các nguyên tử có số nơtron bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học ? b. Tất cả những nguyên tử có cùng số proton như nhau đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học c. Trong hạt nhân nguyên tử : số p luôn bằng số n d. Trong một nguyên tử số p luôn bằng số e . Vì vậy nguyên tử trung hoà về điện . 2. Hãy điền tên , kí hiệu hoá học vào các ô trống trong bảng sau : Tên nguyên tố KHHH Tổng số hạt trong n. tử Số p Số e Số n 34 12 15 16 18 6 16 16 V. Dặn dò : Làm các bài tập trong sgk và sbt Đọc phần lí thuyết mục II của bài . Ngày 29/9/2006 Tiết 7: nguyên tố hoá học ( tiếp) I. Mục tiêu : - Hs hiểu được : nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC . - Biết được mỗi đơn vị các bon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử các bon - Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt . Biết nguyên tử khối sẽ xác định được nguyên tố nào . - Biết sử dụng bảng 1 để : - Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố . - Biết nguyên tử khối hoặc proton thì xác định được tên và kí hiệu hoá học . - Rèn luyện kĩ năng viết kí hiệu hoá học , làm bài tập xác định nguyên tố II. Chuẩn bị đồ dùng : Giáo án , sgk , bảng 1 – sgk trang 42 , phiếu học tập . III. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : Bằng cách kiểm tra bài cũ của hs : ? Nêu đ/ n nguyên tử , định nghĩa nguyên tố hoá học ? - Làm bài tập 1,3 sgk Các em đã biết được cấu tạo của nguyên tử , vậy khối lượng của nguyên tử được tính ntn? Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu : 2. Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò III. Nguyên tử khối : Qui ước : Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị các bon , viết tắt là đvC . Vì vậy : NTK của C = 12 đvC NTK của H = 1 đvC NTK của O = 16 đvC - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị các bon . - Mỗi n.tử có 1 NTK riêng VD: NTKcủa O = 16 - Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé , nếu tính bằng gam thì quá nhỏ , vì vậy để tiện người ta : ( mà mC = 1,9926 .10-23 g) ? Các giá trị khối lượng này cho biết điều gì ? ( sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử ) ? Vậy các nguyên tử trên nguyên tử nào nặng nhất và nặng hơn các nguyên tử kia bao nhiêu lần ) ? Vậy em hiểu nguyên tử khối là gì ? - Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử và không phải là đại lượng đặc trưng cho 1 nguyên tử . - Thường để tránh rườm rà người ta không ghi đơn vị là đvC . - Vì vậy dựa vào nguyên tử khối ta có thể biết được đó là nguyên tố nào ? IV. Củng cố : 1 Có mấy cách để xác định được đó là nguyên tố hoá học nào ? ( có 2 cách : - Dựa vào số hạt proton - Dựa vào nguyên tử khối ? Tại sao không dựa vào số e ? ( vì số e có thể thay đổi nhảy sang liên kết với nguyên tử nguyên tố khác ) 2. Nguyên tố của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử H . Hãy xác định : R là nguyên tố nào ? Số p và số e trong nguyên tử ? ( Tính NTK chứ không xác định được số p trước NTK của R là : R = 14.1 = 14 đvC R là Nitơ kí hiệu là N , số p = 7 , đsố e = 7 3. Nguyên tử của nguyên tố X có 16 proton trong hạt nhân . Xác định : ? tên và kí hiệu hoá học của X ? ? Số e trong nguyên tử của nguyên tố X ? ? Nguyên tử X nặng hơn bao nhiêu lần nguyên tử H và nguyên tử O ? V. Hướng dẫn hoạt động ở nhà : Làm bài tập sgk và sbt Cho bảng sau , hãy vào các ô trống Thứ tự Tên n.tố KHHH Số p Sốe Sốn Tổng số hạt NTK 1 flo 10 2 19 20 3 12 36 4 3 4 Ngày 2/10/2006 Tiết 8 : đơn chất , hợp chất , phân tử I. Mục tiêu : - Hiểu được khái niệm đơn chất , hợp chất - Phân biệt được kim loại và phi kim - Biết được : Trong một mẫu chất nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau . - Rèn luyện khả năng phân biệt được các loại chất . - Hs rèn luyện về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học . II. Chuẩn bị đồ dùng : Gv : Tranh vẽ hình 1.10 , 1.11 , 1.12 , 1.13 Hs : Ôn lại các khái niệm về chất , hỗn hợp , nguyên tử , nguyên tố hoá học III. Tiến trình bài dạy : 1 Kiểm tra bài cũ : ? Nguyên tử khối là gì ? biết nguyên tử R nặng hơn 4 lần so với nguyên tử N . Hãy xác định tên của nguyên tố R và kí hiệu hoá học ? ? Đơn vị các bon là gì ? Có trị số bằng bao nhiêu ? Một đơn vị các bon tương ứng với bao nhiêu gam ? ( Là đơn vị đo khối lượng nguyên tử , có trị số = 1/12 mC . 1 đvC = 1/12 .mC = 1/12 . 1,9926.10-23 = 1,6605.10-24g) 2. Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I Đơn chất là gì ? Là chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học . VD: Đơn chất khí Oxi * Phân loại : Đơn chất chia làm 2 loại : -Đơn chất kim loại : Al, Fe , Cu , Au … Đơn chất phi kim : O2, H2 , N2 , kim cương .. -Cho hs tự nghiên cứu mục thông tin sgk . ? Hãy cho biết : Khí hiđro do nguyên tố nào tạo nên ? kim loại Natri do nguyên tố nào tạo nên ? -Khí hiđro hay kim loại Natri là đơn chất . Vậy em hiểu đơn chất là gì ? ? Em có nhận xét gì về tên nguyên tố tạo nên đơn chất với tên đơn chất ? ( thường là giống nhau ) -Có một số rất ít nguyên tố tạo nên 2,3 chất khác nhau , các chất được tạo nên từ một nguyên tố gọi là dạng thù hình , lên lớp trên ta sẽ học . * lưu ý cách gọi tên với một số nguyên tố tạo nhiều đơn chất . VD: Không được gọi là đơn chất các bon mà phải gọi là đơn chất kim cương , hay đơn chất than chì cụ thể . ? Đơn chất được phân loại ntn? -Đơn chất kim loại thường có ánh kim , dẫn điện dẫn nhiệt … còn đơn chất phi Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò 2 Đặc điểm cấu tạo : + Đ/c kim loại : Các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định . + Đ/c phi kim : Thường 1 cặp 2 n.tử lk với nhau . II. Hợp chất : 1. Hợp chất là gì ? Là chất được tạo nên từ 2 NTHH trở lên . VD: H2O, CO2 , H2SO4 … -Phân loại : Có 2 loại : - Hợp chất vô cơ - Hợp chất hữu cơ 2. Đặc điểm cấu tạo : Các n.tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và thứ tự nhất định kim không có tính chất đó . -Hướng dẫn hs quan sát hình 1.10 và 1.11 mẫu đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ? -Nước được tạo nên từ 2 NTHH là H và O . -Axit sunfuric được tạo nên từ 3 NTHH là H,O,S . -Nước và axit sunfuric đều là hợp chất . Vậy em hiểu hợp chất là gì ? ? Hợp chất được phân loại ntn? -Hướng dẫn hs quan sát hình 1.12 và 1.13 sgk . ? Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của hợp chất ? -Cứ 2 n.tử H lk với 1 n.tử O là mẫu nước , còn cứ 1 n.tử Na lk với 1 n.tử Cl là mẫu muối ăn . IV. Củng cố : ? Có mấy loại chất,cho ví dụ ? ? Phân biệt đơn chất với hợp chất trong các chất sau : Kim cương do nguyên tố C tạo nên . Axit sunfuric do các nguyên tố H,O,S tạo nên . Khí Nitơ do nguyên tố N tạo nên . V. Dặn dò : Làm bài tập sgk và học thuộc bài . Ngày 9/10/2006 Tiết 9 : đơn chất và hợp chất , phân tử I. Mục tiêu : - Hs biết được phân tử là gì ? - So sánh được khái niệm phân tử và nguyên tử . - Biết được trạng thái của chất - Biết tính thành thạo phân tử khối của một số chất . - Biết dựa vào phân tử khối để so sánh xem phân tử chất này nhẹ hơn phân tử chât kia bao nhiêu lần . - Tiếp tục củng cố để hiểu kĩ hơn về các khái niệm hoá học . II. Chuẩn bị đồ dùng . 1 .Chuẩn bị của gv: tranh vẽ như sgk , bảng phụ 2 . Chuẩn bị của hs : Học thuộc bài tiết 8 III. TIến trình bài dạy : 1 . Kiểm tra bài cũ : ? Định nghĩa đơn chất và hợp chất , cho VD? Gọi 2 hs làm bài tập 1,3 tiết 8 2. Phát triển bài : Nội dung chính Hoạt động của thầy và trò I. Phân tử : 1. Định nghĩa : Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử lk với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất . -Với dơn chất kim loại không có phân tử vì nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử . 2. Phân tử khối : Là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị các bon . VD: PTK của O2là : 16.2 =32đvC PTK của NaCl : 23+35,5 = 58,5 -Yêu cầu hs quan sát các tranh vẽ.11,1.12 , 1.13 – sgk . ? Hãy rút ra nhận xé

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 8(20).doc
Giáo án liên quan