Bài giảng tiết 1 mở đầu môn hóa học lớp 9

Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.

Bước đầu học sinh biết rằng Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 1 mở đầu môn hóa học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 26/ 08/ 2008 MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC Tiết 1: A.MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích. Bước đầu học sinh biết rằng Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hoá học, trước hết là phải hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. 3. Thái độ: Thực hiện nghiêm túc trong thực hành thí nghiệm. B.CHUẨN BỊ: Thầy: Dụng cụ: Giá ống nghiệm; 3 ống nghiệm; kẹp; thìa lấy hóa chất rắn; ống hút. Hóa chất: dd CuSO4; dd NaOH; đinh sắt Trò: Xem trước các nội dung thí nghiệm C. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + Trực quan + Thực hành D. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: (1 phút) Kiểm tra sỉ số học sinh * Lớp 8A2: * Lớp 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3. Bài mới: (38 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV: Làm thí nghiệm 1 SGK GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi *Hãy nhận xét về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm. GV: Làm thí nghiệm 1 SGK GV: cho HS thảo luận về thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét Từ hai thí nghiệm trên giáo viên hướng dẫn HS rút ra nhận xét. Gv cho hs trả lời các câu hỏi trong sgk, quan sát một số tranh ảnh, tư liệu trong báo chí hoặc nghe kể chuyện về ứng dụng của hoá học GV: Cho HS đọc SGK, trả lời câu hỏi và hướng HS vào các hoạt động cần làm I. Hoá học là gì? 1/Thí nghiệm 1: Dung dịch trong suốt màu xanh của đồng sunfát và dung dịch trong suốt không màu của natri heroic biến đổi thành chất kết tủa đồng (II) heroic Cu(OH)2 có màu xanh. 2/Thí nghiệm 2: * Nhận xét: có chất khí tạo thành, nghĩa là đã có sự biến đổi của các chất sắt và a xít clohidric *Kết luận: Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta III. Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học: 1. Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hoá học : - Thu thập tìm kiếm kiến thức. - Xử lý thông tin: nhận xét hoặc tự rút ra kết luận cần thiết… - Vận dụng : Đem những kết luận rút ra từ bài học vận dụng vào thực tiễn để học sâu bài học, đồng thời tự kiểm tra trình độ. - Ghi nhớ: Học thuộc những nội dung quan trọng. 2. Phương pháp học tập môn hoá học: - Biết làm thí nghiệm, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên, cũng như trong cuộc sống. - Có hứng thú say mê, chủ động, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận, sáng tạo. - Biết nhớ một cách chọn lọc, thông minh. - Tự đọc thêm sách tham khảo để mở rộng kiến thức. 5. Dặn dò: ( 1 phút) -Học thuộc nội dung bài. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày dạy: 30/ 08/ 2008 Chương I: CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ MỤC TIÊU CHƯƠNG Cho HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử, phân tử khối, hóa trị. Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tính riêng chất; Biết biểu diễn nguyên tố bằng ký hiệu hóa học và biểu diễn chất abng82 CTHH, biết cách lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị; biết cách tính PTK Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học;năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt củachất. CHẤT Tiết 2: A.MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: Học sinh phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên mọi vật thể. Biết được cách quan sát để nhận ra tính chất của chất. Biết được là mỗi chất đều có những tính chất nhất định. 2. Kỹ năng: HS bước đầu làm quen với một số dụng cụ, hoá chất thí nghiệm: Làm quen với một số thao tác thí nghiệm đơn giản như cân, đo, hoà tan chất… 3. Thái độ: HS: Hiểu được: Chúng ta phải biết tính chất của chất để nhận biết các chất, biết cách sử dụng các chất và biết ứng dụng các chất đó vào những việc thích hợp trong đời sống sản xuất. B.CHUẨN BỊ: GV: Một số mẫu chất: lưu huỳnh; phốt pho đỏ;nhôm, đồng, muối tinh. Dụng cụ làm TN đo nhiệt độ nóng chảy và đun nóng hỗn hợp muối gm62: tấm kính, thìa lấy hóa chất bt65, ống hút, đế nung, đèn cồn, diêm, chén sứ. HS: khúc mía, ly thủy tinh, ly nhựa, giấy bao thuốc lá, sợi dây đồng, dụng cụ thử tính dẫn điện. C.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại + Trực quan + Thực hành D. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định: (1 phút ) Kiểm tra sỉ số học sinh * Lớp 8A2: * Lớp 8A4: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) HS: Em hãy cho biết : hoá học là gì? Vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tập tốt môn hoá học? ( SGK) 3. Bài mới ( 33 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VA TRÒ NỘI DUNG Gv: Em hãy kể tên một số vật thể xung quanh ta HS: Bàn ghế, cây, cỏ, không khí, sông, suối, sách, vở, bút… GV: Thông báo: Các vật thể xung quanh ta được chia thành chia loại chính: * Vật thể tự nhiên. * Vật thể nhân tạo. GV: Các em hãy phân loại các vật thể trên. GV: Tổ chức để HS thảo luận nhóm bài tập sau: Em hãy cho biết loại vật thể và chất cấu tạo nên từng vật thể trong bảng sau: TT Tên gọi thông thường Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể Tự nhiên Nhân tạo 1 Không khí x Oxi, nitơ, cacbonic 2 Ấm đun nước 3 Hộp bút 4 Sách vở 5 Thân cây mía 6 Cuốc, xẻng GV và HS cả lớp nhận xét kế quả của các nhóm và cho điểm. GV: Qua các ví dụ trên các em thấy chất có ở đâu? Gv: thông báo: mỗi chất có những tính chất nhất định. GV: thuyết trình: Vậy: làm thế nào để biết được tính chất của chất? GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm. Chất Cách thức tiến hành thí nghiệm Tính chất của chất Nhôm Muối ăn GV: cùng HS cả lớp tổng kết lại thành bảng sau Chất Cách thức tiến hành thí nghiệm Tính chất của chất Nhôm - Quan sát - Chất rắn màu trắng bạc - Cho vào nước - Không tan trong nước - Cân, đo thể tích (bằng cách cho vào cốc nước có vạch) - Khối lượng riêng: m: khối lượng V: thể tích Muối ăn - Quan sát - Chất rắn, màu trắng - Cho vào nước khuấy đều - Tan trong nước - Đốt - Không cháy được GV: đặt vấn đề: Vậy tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất? GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm phân biệt hai lọ đựng cồn và nước (không có nhãn) GV: kể một số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất. I. CHẤT CÓ Ở ĐÂU? Vật thể Vật thể tự nhiên. Vật thể nhân tạo. Ví dụ: Cây cỏ Ví dụ: Bàn ghế Sông, suối Thước kẻ Không khí Compa, bút TT Tên gọi thông thường Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể Tự nhiên Nhân tạo 1 Không khí x Oxi, nitơ, cacbonic 2 Ấm đun nước x Nhôm 3 Hộp bút x Nhựa 4 Sách vở x Xenlulo 5 Thân cây mía x Xenlulo 6 Cuốc, xẻng x Sắt *Kết luận: Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể nơi đó có chất. II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT: 1.Mỗi chất có những tính chất nhất định. *Tính chất vật lí gồm: -Trạng thái, màu sắc, mùi vị. -Tính tan trong nước. -Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. -Tính dẫn điện, dẫn nhiệt… -Khối lượng riêng. * tính chất ohá học: -Khả năng biến đổi chất này thành chất khác: ví dụ khả năng bị phân huỷ, tính cháy được… 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? * Giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác (nhận biết được chất) *Biết cách sử dụng chất. *Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 4. Củng cố :(5 phút) GV: Cho HS nhắc lại nội dung bài 5. Dặn dò: (1 phút) -Học thuộc nội dung bài. - Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 11 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGA HOA HOC 9(1).doc