Bài giảng Tiết 1 : ôn tập đầu năm hóa 10 cơ bản

Kiến thức cần ôn tập

1. Củng cố lại toàn bộ kiến thức về nguyên tử , nguyên tố hoá học , hoá trị , định luật bảo toàn nguyên tố , Mol .

2. Rèn luyện cho các em phương pháp giải một số bài tập về các phần trên

3. Rèn luyện khả năng tư duy , phân tích của học sinh

B/ Chuẩn bị :

1. Của thầy ; Hệ thống các câu hỏi ( Bài soạn ) + Phiếu học tập

2. Của trò : SGK hoá học 8 + 9

C/ Phương pháp :

 

doc64 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 : ôn tập đầu năm hóa 10 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/8/2007 tiết 1 : ôn tập đầu năm A/ Kiến thức cần ôn tập Củng cố lại toàn bộ kiến thức về nguyên tử , nguyên tố hoá học , hoá trị , định luật bảo toàn nguyên tố , Mol . Rèn luyện cho các em phương pháp giải một số bài tập về các phần trên Rèn luyện khả năng tư duy , phân tích của học sinh B/ Chuẩn bị : Của thầy ; Hệ thống các câu hỏi ( Bài soạn ) + Phiếu học tập Của trò : SGK hoá học 8 + 9 C/ Phương pháp : Đàm thoại gợi mỏ Học tập theo nhóm nhỏ Nghiên cứu D/ Nội dung ôn tập ổn định tổ chức lớp ( 1phút ) Nội dung bài mới Hoạt động 1 : Nguyên tử Giáo viên phát phiếu học tập số 1: ( 10 phút ) Bài 1: Hãy điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống 1. Nguyên tử là các hạt vô cùng ..........và ............. 2. Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có........mang điện tích dương và ...... mang điện tích........ 3.Electron được ký hiệu là ...... có điện tích......,khối lượng rất nhỏ bé.Trong nguyên tử các ..... chuyển động rất nhanh và được xếp thành từng lớp . 4. Hạt nhân nguyên tử nằm ở .........nguyên tử. Hạt nhân gồm có hạt .....và.... kí hiệu lần lượt là.......và....... Bài 2: Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp Nguyên tử Số p Sốe Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng N 7 2 2 Na 11 2 S 16 2 Ar 18 2 Học sinh thảo luận và điền từ vào chỗ trống Bài 1: 1. Nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé và trung hoà về điện 2.Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có các hạt proton mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm 3.Electron được ký hiệu là e có điện tích âm ,khối lượng rất nhỏ bé.Trong nguyên tử các e chuyển động rất nhanh và được xếp thành từng lớp . 4.Hạt nhân nguyên tử nằm ở tâm nguyên tử. Hạt nhân gồm có hạt proton và hạt nơtron kí hiệu lần lượt là p và e Bài 2: Hãy điền vào ô trống những số liệu thích hợp Nguyên tử Số p Số e Số lớp e Số e lớp trong cùng Số e lớp ngoài cùng N 7 7 2 2 5 Na 11 11 11 2 1 S 16 16 16 2 6 Ar 18 18 18 2 8 Hoạt động 2 : Nguyên tố hoá học( 5 phút ) Giáo viên phát phiếu học tập số 2:( Chọn đáp án đúng) Câu 1: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt ....... trong hạt nhân A. Proton B. Notron C. Electron D. Tất cả đều đúng Câu 2 : Những nguyên tử của cùng nguyên tố có tính chất hoá học : A. Khác nhau B. Tương tự nhau C. Giống nhau D. Tất cả đều sai Học sinh thảo luận và trả lời Câu 1: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt ....... trong hạt nhân A. Proton B. Notron C. Electron D. Cả A và C đều đúng Câu 2 : Những nguyên tử của cùng nguyên tố có tính chất hoá học : A. Khác nhau B. Tương tự nhau C. Giống nhau D. Tất cả đều sai Hoạt động 3 : Hoá trị của nguyên tố ( 10 phút ) CGiáo viên : Yêu cầu học sinh nêu khái niện về hoá trị , cách xác định hoá trị cho ví dụ minh hoạ ? CHọc sinh: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : 1.Hoá trị : Hoá trị là con số la mã biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố kia ví dụ : Nguyên tử O Cl Al Hoá trị II I III 2.Có hai cách xác định hoá trị : Cách 1 : Dựa vào hoá trị cuả H ( là I) Hợp chất H2O H2S NH3 Nguyên tử O S N Hoá trị II II III Cách 2: Dựa vào hoá trị của O ( Là II) Hợp chất H2O SO2 Fe2O3 Nguyên tử H S Fe Hoá trị I IV III @Trong một công thức hoá học ta luôn có : Tích chỉ số với hoá trị của nguyên tố này luôn bằng tích chỉ số với hoá trị của nguyên tố kia . Tổng quát : Xét hợp chất với Ta có ax = by . Công thức này để tính hoá trị , hoặc thành lập công thức hoá học . Ví dụ 1: Xác định hoá trị của S biết trong hợp chất SO3 oxi có hoá trị II ? Giải : . Ta có : a.1 = 2 . 3 a = 6 ( S có hoá trị VI) Ví dụ 2: Thành lập công thức hoá học của nhôm oxit ( Biết Al có hoá trị III , Oxi có hoá trị II ) Giải : ta có : 3.x = 2.y . Chọn x=2 , y=3 Công thức phân tử là Al2O3 Hoạt động 4: Định luật bảo toàn khối lượng ( 5 phút ) Giáo viên phát phiếu học tập số 3: Câu 1:Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng ? Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng : A + B C + D . Hãy viết biểu thức bảo toàn khối lượng cho phẩn ứng trên ? Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi : 1.Trong một phản ứng hoá học , tổng khối lượng của các chất phản ứng luôn bằng tổng khối lượng của các chất sản phẩm . 2. Cho sơ đồ phản ứng : A + B C + D . Biểu thức bảo toàn khối lượng là Giáo viên : Trong sơ đồ phản ứng ở trên nếu biết khối lượng của một trong ba chất ta có thể tìm được khối lượng của chất còn lại bằng cách áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ! Hoạt động 5: Mol ( 10 phút ) Giáo viên nêu câu hỏi Câu 1: Mol là gì ? Câu 2 : Khối lượng mol là gì ? Câu 3 : Thể tích mol là gì ? Câu 4 : Công thức chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất ? Học sinh thảo luận và trả lời 1. Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó . Bất kì 1 mol chất nào cũng 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó . 2.Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của 6.1023 nguyên tử hay phân tử chất đó 3.Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi 6.1023 phân tử của chất khí đó . ở đktc thể tích1mol chất khí bằng 22,4 lít . 4.Sự chuyển đổi giữa khối lượng (m ) , thể tích (V) , Lượng chất (n) theo các công thức sau : (N là số avogađro N= 6.1023) Lượng chất (n) Khối lượng chất (m) Thể tích chất khí (V) Số phân tử chất (A) E/ Củng cố và dặn dò: ( 4 phút ) Nắm vững được đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử . Hiểu được nguyên tố hoá học là gì Nhớ được hoá trị của một số nguyên tố hoá học thường gặp Nắm được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng Nắm được khái niệm mol Dặn dò : Các em về ôn tập các phần : Tỉ khối của chất khí Dung dịch Phân loại các hợp chất vô cơ Bảng hệ thống tuần hoàn Ngày soạn :10/8/2007 Tiết 2: Ôn tập đầu năm A/ Kiến thức cần ôn tập 1.Củng cố lại toàn bộ kiến thức về tỉ khối , Dung dịch , Phân loại hợp chất vô cơ , Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học 2.Rèn luyện cho các em phương pháp giải một số bài tập về các phần trên 3.Rèn luyện khả năng tư duy , phân tích của học sinh B/ Chuẩn bị : 1.Của thầy ; Hệ thống các câu hỏi ( Bài soạn ) + Phiếu học tập 2.Của trò : SGK hoá học 8 + 9 C/ Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mỏ 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu D/ Nội dung ôn tập 1.ổn định tổ chức lớp ( 1phút ) 2.Nội dung bài mới Hoạt động 1: Tỉ khối (10 phút ) Giáo viên phát phiếu học tập số 1 Câu 1: Tỉ khối của khí A so với khí B cho ta biết điều gì ? Câu 2: Viết công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B , Của khí A so với không khí ? Lấy thí dụ minh hoạ ? Câu 3: áp dụng tính tỉ khối của Oxi so với Hiđro , Cacbonic so với Clo ? Học sinh thảo luận và trả lời 1. Tỉ khối của khí A so với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần . 2. Công thức : E Tỉ khối của khí A so với khí B ) *ví dụ : ETỉ khối của khí A so với không khí : *Ví dụ : 3. áp dụng : , Hoạt động 2: Dung dịch ( 6 phút ) Giáo viên nêu câu hỏi : Câu 1:Nêu khái niện về nồng độ C% , công thức ? Câu 2: Nêu khái niệm về nồng độ CM , công thức ? Học sinh nghiên cứu và trả lời 1. Nồng độ C% ? Nồng độ C% của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch . ? Công thức : 2.Nồng độ mol /l ? Nồng độ mol /lit (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch ?Công thức : Hoạt động 3: Phân loại hợp chất vô cơ ( 14 phút ) Giáo viên phát phiếu học tập số 2: Câu1: Dựa theo tính chất hoá học hợp chất vô cơ có thể được phân thành mấy loại ? Tính chát đặc trưng của mỗi loại đó ? Câu 2: Hoàn thành các phản ứng sau : CO2 + Ca(OH)2 Na2O + H2O Zn + HCl CuSO4 + NaOH Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 1. Dựa theo tính chất hoá học hợp chất vô cơ sẽ được phân thành 4 loại : 1.Oxit ?Oxit bazơ : Hầu hết là oxit của kim loại : ví dụ : Na2O , CaO , Fe2O3 , CuO ….. Tính chất đặc trưng : Tác dụng với axit Muối + nước : ví dụ : CuO + 2HCl CuCl2 + H2O ?Oxit axit : Hầu hết là oxit phi kim : Ví dụ : CO2 , P2O5 , SO2 , SO3 ….. Tính chất đặc trưng : Tác dụng với kiềm Muối + nước 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O Hoặc : NaOH + CO2 NaHCO3 2. Axit : Ví dụ : HCl , HNO3 , H2SO4 , H3PO4 …. Tính chất đặc trưng: Tác dụng với bazơ Muối + nước :ví dụ : H2SO4 + Cu(OH)2 CuSO4 + 2H2O 3.Bazơ : *ví dụ : NaOH , Ca(OH)2 , Cu(OH)2 …… Tính chất hoá học đặc trưng :Tác dụng với axit Muối + nước , ví dụ :NaOH + HCl NaCl + H2O 4.Muối ví dụ : NaCl , CuSO4 , CaCO3 ….. Tính chất : có thể tách dụng với axit , bazơ , muối , kim loại . ví dụ : NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng a.CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O b.Na2O + H2O 2NaOH c. Zn + HCl ZnCl2 + H2 d.CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4 Hoạt động 4 : Bảng hệ thống tuần hoàn (10 phút ) Giáo viên phát phiếu học tập số 2:( Điền từ thích hợp vào chỗ trống ) 1. Ô nguyên tố cho ta biết : số hiệu nguyên tử , .......... , ............ , nguyên tử khối của nguyên tố đó . Ví Dụ : 8 O Oxygen 15,9994 2.Chu kì gồm các nguyên tố mà các nguyên tử của chúng có cùng ........... và được sắp xếp theo chiều ........... của điện tích hạt nhân . *Trong mỗi chu kì khi đi từ trái qua phải : - số e ở lớp ngoài cùng tăng dần theo thứ tự ........... - Tính kim loại .......... tính phi kim ..................... 3.Nhóm : Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số .................. và được sắp xếp theo chiều tăng dần của ................nguyên tử . *Trong mỗi nhóm đi từ trên xuống dưới : - Số thứ tự của lớp tăng dần từ ............ - Tính kim ........ dần tính phi kim ............... Học sinh thảo luận và làm bài 1. Ô nguyên tố cho ta biết : số hiệu nguyên tử , kí hiệu hoá học , tên nguyên tố , nguyên tử khối của nguyên tố đó . 8 O Oxygen 15,9994 kí hiệu hoá học Tên nguyên tố Số hiệu nguyên tử Nguyên tử khối Ví dụ : 2. Chu kì gồm các nguyên tố mà các nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân . *Trong mỗi chu kì khi đi từ trái qua phải : - số e ở lớp ngoài cùng tăng dần theo thứ tự 18 - Tính kim loại giảm dần tính phi kim tăng dần 3.Nhóm : Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron ngoài cùng bằng nhau và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . *Trong mỗi nhóm đi từ trên xuống dưới : - Số thứ tự của lớp tăng dần từ 1 7 - Tính kim loại tăng dần tính phi kim giảm dần E/ Củng cố và dặndò Củng cố : Nắm vững công thức tính tỉ khối Nắm vững các công thức tính nồng độ và biết vận dụng để làm bài tập Biết phân loại hợp chất vô cơ , biết viết các phương trình phản ứng để minh hoạ Hiểu được cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn 2. Dặn dò : Các em về nhà nghiên cứu trước bài 1: Thành phần nguyên tử NGày soạn:11/8/2007 Tiết 3: Bài 1:Thành phần nguyên tử A. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức Học sinh biết: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố. Nguyên tử có cấu tạo phức tạp. Nguyên tử có cấu tạo rỗng. 2. Về kỹ năng Rèn luyện phương pháp tư duy trừu tượng. Làm quen với phán đoán, suy luận khoa học. Rèn luyện kĩ năng tính toán: tính khối lượng, kích thước nguyên tử. B. chuẩn bị Giáo viên: Phóng to mô phỏng thí nghiệm tìm ra electron của J.J.Thomson. Phần mềm mô phỏng thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử. Phần mềm mô tả thành phần cấu tạo nguyên tử và cấu tạo rỗng của nguyên tử. Học sinh: Đọc lại sách giáo khoa Hóa học lớp 8 phần cấu tạo nguyên tử. C/ Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mỏ 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu D. Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp ( 1phút ) 2.Nội dung bài mới Ta biết mọi vật thể đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và các em sẽ được biết trong bài này. Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Thành phần nguyên tử I. Thành phần cấu tạo nguyên tử 1. Sự tìm ra electron Hoạt động 1: GV cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng tìm ra electron của J.J.Thomson và mô tả thí nghiệm. GV: tại sao tia đi từ cực âm sang cực dương lại lệch về phía bản mang điện tích dương và bị đẩy ra xa bản mang điện tích âm? Chính vì vậy mà tia đó gọi là tia âm cực. Bản chất của tia âm cực là chùm các hạt nhỏ bé mang điện tích âm, gọi là các electron. 2. Sự tìm ra proton. Hoạt động 2: Năm 1916 khi nghiên cứu cẩn thận sự phóng điện trong khí loãng, Rutherford thấy rằng, ngoài tia âm cực còn có một dòng các hạt khác có điện tích bằng điện tích của electron nhưng ngược dấu. Các hạt đó là các ion dương được tạo nên khi các hạt electron va chạm mạnh vào các ion dương được tạo nên khi các hạt electron va chạm mạnh vào các nguyên tử trung hòa làm bật electron của chúng ra. Nếu khí trong ống phóng điện là hiđro thì tạo ra ion dương nhẹ nhất, gọi là proton. 3. Sự tìm ra nơtron. Hoạt động 3: Năm 1932, Chatwick (cộng tác viên của Rutherford) dùng hạt bắn phá một tấm kim loại beri mỏng đã phát hiện ra một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ proton, nhưng không mang điện, được gọi là hạt nơtron (kí hiệu bằng chữ n) 4. Sự khám phá ra hạt nhân nguyên tử. Hoạt động 4: GV cho HS quan sát thí nghiệm mô phỏng chứng minh sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử và mô tả thí nghiệm. GV: Các em quan sát thí nghiệm và hãy nêu nhận xét về đường đi của các hạt khi nó đi qua lá vàng? GV giải thích: Trong nguyên tử, các phần tử mang điện tích dương khi đi gần đến hoặc va phải hạt cũng mang điện tích dương, có khối lượng lớn nên nó bị đẩy và chuyển động chệch hướng hoặc bị bật ngược trở lại. Hạt mang điện tích dương đó chính là hạt nhân nguyên tử. GV đưa ra phần mô phỏng cấu tạo nguyên tử. Hoạt động 5: GV lưu ý: - Các electron hoàn toàn giống nhau. - Nguyên tử trung hòa điện nên trong nguyên tử số electron bằng số proton. II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước Hoạt động 6: Phiếu học tập số 1: 1. Để đo kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nào ? A. A0 B. nm C. m D.Cả A vàB 2. Cách quy đổi nào sau đây đúng? A. 1A0 =10-1nm = 10-8 cm =10-10 m B. 1A0 =10-1nm = 10-7 cm =10-10 m C. 1A0 =10-1nm = 10-9 cm =10-10 m D. 1A0 =10-1nm = 10-6 cm =10-10 m 3. Điền thông tin còn thiếu vào bảng sau đường kính(nm) So sánh Nguyên tử Hạt nhân Hạt p hoặc e 2. Đơn vị khối lượng nguyên tử. Hoạt động 7 Kiến thức trọng tâm của mục này là cho HS hiểu được thế nào là khối lượng nguyên tử tuyệt đối và đơn vị khối lượng nguyên tử. GV đặt vấn đề: thực nghiệm đã xác định được khối lượng của nguyên tử C là 19,9026.10-27kg. Đó là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử C, có trị số rất nhỏ. Để thuận tiện cho việc tính toán, người ta lấy giá trị 1/12 khối lượng nguyên tử C (đvC) làm đơn vị khối lượng nguyên tử. Thành phần nguyên tử I. Thành phần cấu tạo nguyên tử 1. Sự tìm ra electron Năm 1897, Thomson đã phát hiện ta tia âm cực, mà bản chất là các chùm hạt nhỏ bé mang điện tích âm, gọi là các electron (e). qe = -1,602.10-19C me = 9,1095.10-31kg 2. Sự tìm ra proton. - Năm 1916, Rutherford đã phát hiện ra proton (p). H H+ + e = +1,602.10-19C = -qe = 1,6726.10-27kg 1u - Các hạt electron (e) và proton (p) có trong thành phần của mọi nguyên tử. 3. Sự tìm ra nơtron. Năm 1932, Chatwick đã phát hiện ra hạt nơtron (n). qn = 0 mn =1,6748.10-27kg ≈ mp 4. Sự khám phá ra hạt nhân nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm: - Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử, gồm proton và nơtron, nên hạt nhân mang điện tích dương. - Vỏ electron của nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. - Nguyên tử trung hòa điện nên trong nguyên tử số electron bằng số proton. II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1.Kích thước : a. Nguyên tử có kích thước rất nhỏ nên phải dùng đơn vị đo là angstron (A0) hoặc nanomet( nm) 1A0 =10-1nm = 10-8 cm =10-10 m b. đường kính(nm) So sánh Nguyên tử 10-1 104 Hạt nhân 10-5 103 Hạt p hoặc e 10-8 107 Từ bảng trên ta thấy nguyên tử có cấu tạo rỗng Nếu coi nguyên tử là hình cầu ta có V= 2. Đơn vị khối lượng nguyên tử. 1u = VD:Tính khối lượng nguyên tử hiđro theo đvC, biết khối lượng nguyên tử tuyệt đối của nó là 1,6725.10-27kg. MH = KLNT được tính bằng đvC gọi là nguyên tử khối. M (u) ≈ p.1 + n.1 M (u) ≈ p + n E/ Củng cố và dặn dò :( 4 phút ) 1.Củng cố :( Học sinh làm bài tập trong SGK) Bài tập 1 (SGK trang 9) Chọn B. Hạt proton và nơtron Bài tập 2: (SGK trang 9) Chọn D: nơtron , proton và electron Bài 3 (SGK trang 9) Ta có : chọn C 2. Dặn dò :Về nhà làm các bài còn lại 4,5 và trong SBT . Học bài cũ , chuẩn bị bài mới NGày soạn: 13/8/2007 TIếT 4: BàI 2: Hạt nhân nguyên tử – Nguyên tố hoá học -đồng vị A/ Mục tiêu bài học Về kiến thức Học sinh hiểu : Sự liên quan giữa điện tích hạt nhân, số p, số e Số khối của hạt nhân Khái niệm nguyên tố hoá học , số hiệu nguyên tố , kí hiệu hoá hoc Kỹ năng : Xác định được số e, số p, số n khi biết kí hiệu nguyên tử,số khối của nguyên tử và ngược lại B/ Chuẩn bị : GV: Các phiếu học tập HS : Nắm vững đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử C/ Phương pháp : 1.Đàm thoại gợi mỏ 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu D/ Tiến trình GIảNG DạY 1.ổn định tổ chức lớp ( 1phút ) 2.Kiểm tra bài cũ : (5 phút) Câu 1: Nêu đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ? Câu 2: Bài tập 5 (SGK trang 9) 3. Nội dung bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Hạt nhân nguyên tử Hoạt động1 : ( 10 phút ) Gv cho học sinh làm phiếu học tập số 1 : Câu 1 : Điền thông tin vào bảng sau : Đặc tính Vỏ nguyên tử Hạt nhân p n Khối lượng (u) Điện tích Câu 2 : Từ bảng số liệu ở câu 1 : Các em hãy điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống a. Điện tích của hạt nhân là điện tích của hạt ... b. Nếu có Z proton thì số đơn vị điện tích hạt nhân là ..........và điện tích hạt nhân là ...... c.số đơn vị điện tích hạt nhân = ..... = ....... 2.Số khối Hoạt động 2 : ( 5 Phút) Phiếu học tập số 2 Câu 1 : (Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ) a.Số khối ( Kí hiệu là A) bằng tổng số hạt ..... và tổng số hạt ...... b. A = ..... + ...... c. Điền các số liệu thích hợp vào bảng sau : Nguyên tử Số p( Z) Số n( N) Số khối A Na 11 12 Cl 17 35 Mg 12 24 II. Nguyên tố hoá học Hoạt động 3 (15 phút) 1.Định nghĩa Giáo viên : Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa nguyên tố hoá học trong SGK ? Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có đặc điểm gì giống nhau ? 2. Số hiệu nguyên tử Số hiệu nguyên tử là gì ? Biết được số hiệu nguyên tử ta xác định được những đại lượng nào ? 3. Kí hiệu nguyên tử Phiếu học tập số 3 Câu 1: Đại lượng nào là đại lượng đặc trưng cho nguyên tử? Câu 2:Điền các thông tin vào các ô trống cho thích hợp : X A Lớp vỏ (e) A = Z + N I. Hạt nhân nguyên tử Học sinh thảo luận nhóm : Câu 1: Đặc tính Vỏ nguyên tử Hạt nhân p n Khối lượng (u) O,00055u 1u 1u Điện tích 1- 1+ 0 Câu 2: a. Điện tích của hạt nhân là điện tích của hạt proton b. Nếu có Z proton thì số đơn vị điện tích hạt nhân là Z và điện tích hạt nhân là Z+. c.số đơn vị điện tích hạt nhân = số p = số e 2.Số khối Học sinh thảo luận nhóm nhỏ a. Số khối ( Kí hiệu là A) bằng tổng số hạt proton ( Z) và tổng số hạt nơtron (N) b. A = Z+ N c. Nguyên tử Số p( Z) Số n( N) Số khối A Na 11 12 23 Cl 17 18 35 Mg 12 12 24 II. Nguyên tố hoá học 1.Định nghĩa ?Định nghĩa : Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân . ?Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá có tính chất hoá học giống nhau . 2. Số hiệu nguyên tử ? Số đơn vị điện tích hạt nhân của một nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử nguyên tố đó( Kí hiệu là Z) ?Số hiệu nguyên tử cho ta biết : Số hiệu nguyên tử = số p = số e = số đvđt hạt nhân 3. Kí hiệu nguyên tử 1. A và Z là hai đại lượng đặc trưng cho nguyên tử X A Kí hiệu nguyên tố Z Số khối A Số hiệu nguyên tử Z 2. E/ Củng cố và dặn dò ( 9 phút ) Củng cố : Bài 1: Điền các thông tin thích hợp vào bảng sau Nguyên tử Số p Số n Số e Số đơn vị điện tích hạt nhân Số khối A Số hiệu nguyên tử Điện tích hạt nhân C 6 7 N 7 14 Ca 20 20 O 8 8 Al 13 27 Học sinh điền thông tin vào bảng Nguyên tử Số p Số n Số e Số đơn vị điện tích hạt nhân Số khối A Số hiệu nguyên tử Điện tích hạt nhân C 6 7 6 6 13 6 6+ N 7 7 7 7 14 7 7+ Ca 20 20 20 20 40 20 20+ O 8 8 8 8 16 8 8+ Al 13 14 13 13 27 13 13+ Dặn dò Về nhà làm các bài tập 1,2 4 Trong SGK trang 13+14 , các bài tập trong SBT , học bài cũ và chuẩn bị bài mối NGày soạn: 15/8/2007 Tiết 5 BàI 2: Hạt nhân nguyên tử – Nguyên tố hoá học -đồng vị A/ Mục tiêu bài học 1.Học sinh hiểu: Khái niệm đồng vị. Khái niệm nguyên tử khối trung bình. 2.Học sinh vận dụng: Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học một cách thành thạo. B/ chuẩn bị 1.Giáo viên: mô phỏng các đồng vị của hiđro 2. Học sinh : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới C/ PHƯƠNG PHáP : 1.Đàm thoại gợi mỏ 2.Học tập theo nhóm nhỏ 3.Nghiên cứu D/ Tiến trình giảng dạy 1.ổn định tổ chức lớp (1phút) 2.Kiểm tra bài cũ :( 9 phút ) Học sinh 1: Nêu khái niệm điện tích hạt nhân và số khối của hạt nhân. Hãy biểu diễn các nguyên tố sau: Silic (14p, 14n) Kali (19e, 20n) Neon (số hiệu nguyên tử là 10, số khối là 20) Học sinh 2: Nêu khái niệm nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và ‏‎ý nghĩa của số hiệu nguyên tử? Những điều khẳng định sau đây có phải bao giờ cũng đúng không? - Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân. -Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron. - Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử 3.Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò II. Đồng vị Hoạt động 1: Phiếu học tập số 1: Câu 1:Cho các đồng vị sau : Nguyên tử H có ba đồng vị : Xác định số p , số n , số khối A Số p...................................................... Số n...................................................... Số A.................................................... Câu 2: Từ các số liệu ở trên em hiểu thế nào là đồng vị ? Cho một ví dụ khác ? II. Nguyên tử khối trung bình Hoạt động 2: 1. Khái niệm Giáo viên thông báo : Hầu hết các nguyên tố hóa học trong tự nhiên là hỗn hợp của rất nhiều đồng vị, chỉ có vài nguyên tố có 1 đồng vị như nhôm, flo… Qua phân tích người ta nhận thấy tỉ lệ các đồng vị của cùng 1 nguyên tố trong tự nhiên là không đổi, không phụ thuộc vào hợp chất hóa học chứa các đồng vị đó. 2. Công thức tính Giáo viên thông báo : ?Thành phần % số nguyên tử của các đồng vị trong tự nhiên không là không đổi . ?Nguyên tử khối trung bình của các đồng vị phụ thuộc vào thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị được tính theo công thức Trong đó : A1 , A2 , ... An và a1 , a2 , ..., an lần lượt là số khối và % số nguyên tử của các đồng vị 1 ,2 ,... , n . Giáo viên : Yêu cầu học sinh áp dụng công thức làm các ví dụ sau : Ví dụ 1: Clo là hỗn hợp của hai đồng vị bền .Tính nguyên tử khối trung bình của Clo Ví dụ 2: Đồng trong tự nhiên có hai đồng vị và có nguyên tử khối trung bình bằng 64,4 .Tính % số nguyên tử mỗi đồng vị ? II. Đồng vị Học sinh thảo luận ?Nguyên tử H có ba đồng vị : Số p.............1...............1..................1.. Số n.............0...............1..................2.. Số A............1...............2.................3.. ?Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A khác nhau. VD: Clo có 2 đồng vị: Cl: C: - Hầu hết các nguyên tố hóa học trong thực tế đều là hỗn hợp của các đồng vị. - Tất cả đồng vị của mọi nguyên tố đều có tính chất hóa học như nhau. II. Nguyên tử khối trung bình 1. Khái niệm ?Nguyên tử khối của các nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị. 2. Công thức tính ?Thành phần % số nguyên tử của các đồng vị trong tự nhiên không là không đổi . ?Nguyên tử khối trung bình của các đồng vị phụ thuộc vào thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị được tính theo công thức Trong đó : A1 , A2 , ... An và a1 , a2 , ..., an lần lượt là số khối và % số nguyên tử của các đồng vị 1 ,2 ,... , n . Học sinh lên bảng làm ví dụ 1 áp dụng công thức ta có : Học sinh lên bảng làm ví dụ 2 Gọi x là % số nguyên tử của đồng vị (100-x) Là % số nguyên tử của đồng vị . áp dụng công thức ta có : Vậy : ( 30% ) và ( 70%) Bài tập củng cố: Bài 1: Một nguyên tử có 8 proton, 8 nơtron và 8 electron. Chọn nguyên tử đồng vị với nó: a. 8 proton, 8 nơtro

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 10 co ban .doc
Giáo án liên quan